Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài tập làm văn số 2 lớp 9
Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài tập làm văn số 2 lớp 9 4.4 (88%) 85 đánh giá Xem nhanh nội dung1 Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy ...
Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài tập làm văn số 2 lớp 9 4.4 (88%) 85 đánh giá Xem nhanh nội dung1 Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài làm 1 2 Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài làm 2 3 Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài làm 3 4 Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài làm 4 Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài làm 1 Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó. Hôm ấy là ngày đầu xuân, trời thật đẹp, trăm hoa đua nở như đón sự an khang, thịnh vượng đến với mọi nhà. Gia đình tôi đón xuân trong niềm vui đầm ấm và tưởng nhớ về tổ tiên – cội nguồn của mình. Lòng biết ơn sâu sắc đó đã thôi thúc gia đình tôi đi thăm mộ ông bà vào ngày Tết – ngày mở đầu của một năm mới mà tôi cho là quan trọng nhất. Trước đó mấy ngày, tôi thật phấn khởi trong không khí đón Tết, sắp được về quê chúc Tết bà con và thăm mộ ông bà. Tôi háo hức nhất là trong đêm 30 tháng chạp, cả nhà quay quần bên chiếc bàn xinh xắn để bàn chuyện đi thăm mộ ông bà vào ngày hôm sau. Nồi bánh chưng bốc nghi ngút, sôi sùng sục. Tôi thầm nghĩ: – Chỉ còn mấy tiếng đồng hồ nữa thôi là bước sang năm mới. Xuân sẽ đến với đất trời, đến với mọi nhà, đến với gia đình mình. Tôi mong trời mau sáng để cùng bố mẹ về quê đi thăm mộ ông bà và đi chúc Tết bà con ở quê. Sáng hôm sau, tôi được bố mẹ đưa đi thăm mộ ông bà. Khí trời se lạnh, mây trắng nhởn nhơ trên bầu trời xanh thẳm, cảnh vật dường như đẹp hơn mọi ngày. Những ngôi nhà hai bên đường đã mở cửa, nhà nào cũng có hoa, có những câu đối đỏ treo trên những cành mai đang trổ lộc. Đâu đó, nghe tiếng chim hót lảnh lót như đón chào xuân đang tới. Ra đến nghĩa trang, khói hương xung quanh nghi ngút. Bà con ở gần đi viếng mộ rất sớm, trẻ em chạy nhảy tung tăng trên bãi cỏ với những bộ quần áo mới. Bố tôi kính cẩn đặt hoa tươi, bánh mứt để cúng ông bà. Tôi bồi hồi tưởng nhớ cội nguồn của mình và dấy lên một lòng biết ơn sâu nặng. Khói hương bốc lên lan tỏa khắp các mộ ở nghĩa trang. Người nào cũng tưởng nhớ đến người quá cố. Duy chỉ có những em bé là hồn nhiên, vô tư, chúng đang tinh nghịch trên lề đường đằng xa. Gặp lại những đứa bạn ở quê cùng đi viếng mộ, tâm trạng tôi cũng vui lên sau những phút giây bùi ngùi thương nhớ về ông bà của mình đã yên nghỉ nơi phần mộ. Làn khói hương vẫn bay bay, hòa quyện với đám sương mờ đang bao phủ. Tôi, bố mẹ tôi và mọi người vẫn đứng trước những ngôi mộ tổ tiên của mình. Bố tôi nói: – Ngày trước, bố cũng thường đi viếng mộ tổ tiên cùng ông bà trong dịp Tết. Nghe bố nhắc đến ông, bà nội thì tôi lại bâng khuâng nhớ về ngày ông, bà nội tôi chưa mất. Lúc ấy, tôi được sống trong tình thương bao la của ông, bà. Nhớ những đêm trăng sáng, tôi cùng bà ngồi trò chuyện trên chiếc võng đầu hè, nghe bà kể chuyện thời xưa. Tôi lại ứa nước mắt khi nghĩ đến điều này. Bố tôi cũng thế! Dường như bố mẹ tôi cũng xúc động khi nhắc đến ông, bà nội. Cúng viếng xong, hương trầm cũng dần tàn theo bánh xe thời gian đang di chuyển. Bố và tôi cúi lạy ông bà, lấy bánh mứt phân phát cho các em nhỏ rồi bố tôi đưa tôi về nhà dì chúc Tết. Dịp đi thăm viếng mộ ông bà lần này đã cho tôi một tình, yêu sâu sắc; Tình yêu gia đình, quê hương, đất nước bền chặt trong tôi. Tôi thầm nhắc mình phải cố gắng học giỏi, thành tài để xứng đáng với cội nguồn tổ tiên, cội nguồn dân tộc Việt Nam. Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài làm 2 Vậy là một năm nữa lại trôi qua. Trong những ngày cuối năm với tiết trời se lạnh này ai ai cũng tự mình nhìn lại những gì trong suốt một năm qua mình đã và chưa làm được. Tôi cũng không ngoại lệ, trước mặt tôi lúc này là sổ liên lạc với dòng chữ to tướng “Xếp loại học lực: KHÁ”. Đây là lần đầu tiên tôi bị học lực khá, lần đầu tiên người ta không thấy tôi tung tăng cầm sổ liên lạc khoe khắp xóm hay nói cách khác lần đầu tiên một năm của tôi là thất bại. Nói như vậy không quá bởi tôi đã thất hứa với vong linh của ông, một người mà tôi rất đỗi tự hào. Mùa hè vừa rồi là mùa hè thành công của tôi khi tôi đậu vào một trường chuyên có tiếng của thành phố. Ba tôi quyết định thưởng cho tôi một chuyến đi thăm mộ ông nội tại Côn Đảo. Từ nhỏ, tôi lớn lên cùng với những câu chuyện lịch sử của ba. Trong đó hiện ra ông nội; một chiến sĩ quả cảm, luôn tiến lên phía trước và đã không khuất phục trước đòn tra tấn nào kẻ thù xâm lược nên trong tôi ông nội là một bức tượng đài về tất cả mọi thứ tốt đẹp. Và hiển nhiên, thăm thần tượng của mình là điều mà ai cũng ước mơ, đặc biệt khi người ấy đã nằm xuống. Cuộc hành trình của chúng tôi gồm hai giai đoạn: đường bộ và đường thuỷ nên tôi có dịp thưởng thức phong cảnh non nước hữu tình mà tôi chỉ được biết qua một màn hình 21 inch, những hàng dừa xanh đua nhau khoe trái bên dòng sông mênh mông hay hòn cù lao một mình giữa dòng, đến cảnh biển bao la, xanh ngắt một màu. Gió biển thổi vào người lồng lộng xua tan đi cái nóng trên đất liền. Côn Đảo hiện ra trước mắt tôi kì vĩ lắm (hay trước đó tôi đã nghe về nó nên tưởng tượng vậy cũng nên). Nó khác xa với những gì tôi nghĩ, ở bãi biển có rất nhiều thuyền bè tấp nập ra vào, cuộc sống không một chút ảm đạm như cái quá khứ một thời của nó. Có lẽ đau thương đã qua và mọi người đang bắt đầu cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Đi bộ lên một đoạn dốc gồ ghề với rất nhiều đá, chúng tôi mới đến được mộ của ông nội. Mộ của ông không đắp bằng xi măng mà là những hòn đá rất to chồng lên trên, chắc là có một ý nghĩa nào đó, đó là sự ngưỡng mộ dành cho ông và các đồng đội? Tôi thấy vai ba tôi khè rung lên, hình như ông đang nén tiếng khóc trước mặt con người mà ông chỉ có mười năm được gọi một tiếng “cha”. Ba tôi đến đây hai ba năm một lần nên khóc là điều dễ hiểu, nhưng tại sao tôi lại sụt sịt ở mũi thế này. Dù là thần tượng của tôi, nhưng người nằm dưới những lớp đất đá kia chưa từng ôm tôi một lần, tôi cũng chưa biết khuôn mặt ông nói gì đến chuyện đòi quà. Chắc tại bởi trong người tôi đang chảy dòng máu của ông và trong lòng tôi là sự tự hào về ông và trong tim tôi là nỗi đau khi thấy ngôi mộ trơ trọi của ông. Ba và tôi đứng lặng giờ lâu không ai nói một tiếng nào cả, chúng tôi cùng tiến lại mộ, ngồi xuống nhổ từng ngọn cỏ không biết tự khi nào đã mọc trên những khe hở của các tảng đá. Gió biển cứ ùa vào buốt cả người. Sau khi thăm mộ ông, chúng tôi đi thăm lại nhà tù Côn Đảo. Từ xa là một trường bắn gần bờ biển, ở đây có những cột gồ vững chắc dựng lên giữa bãi cát trắng, đúng là hai trường phái nghệ thuật đối lập. Thiên nhiên hữu tình và con người vô tình. Bao nhiêu chiến sĩ đã hi sinh, gục đầu trên những cột gỗ ấy nhưng giây phút cuối cùng vẫn hô vang hai tiếng Việt Nam. Cái chết không làm cho họ sợ. Trước hình ảnh đầu súng kẻ thù chĩa vào người lúc không thể kháng cự, trước âm thanh rợn người, của tiếng đạn bay và cả tiếng máu phun ra từ chính mình. Tất cả những thứ đó đã không bằng tiếng gọi của nhân dân, của lòng người. Nhà tù Côn Đảo hiện ra với một sự ảm đạm khác xa cuộc sống chung quanh nó, và cũng khác xa ngôi mộ tuy trơ trọi nhưng ấm cúng của ông tôi. Từng cánh cửa được mở ra, với thứ âm thanh xé tan sự yên tĩnh, ánh sáng mới được truyền vào căn phòng chật hẹp, u tối, lạnh lẽo, phía trên là những ô sắt. Các chiến sĩ ta đã trải qua một nhà tù có lẽ là dã man nhất. Mùa nóng bọn Mĩ nhốt cả mười mấy người vào căn phòng vài mét vuông để cho “tự sinh, tự diệt”. Tôi cảm thấy thật nóng khi các hướng dẫn viên kể về điều đó, mà các anh lúc đó còn nóng nực hơn cả tôi. Thế còn may, vào mùa lạnh mỗi phòng chỉ có lẻ loi một người dối mặt với cái lạnh thấu tận xương tủy. ở đây bọn chúng đã thực hiện không biết bao là trò tra tấn dã man, những hình phạt ghê gớm đối với những người tù ở đây. Bởi vậy mà đến giờ, những người trở về từ nhà tù Côn Đáo đều mang trong mình một căn bệnh do hậu quả của sự đàn áp đó. Thế nhưng cũng chính tại đây, tinh thần đoàn kết đã được thể hiện, lòng yêu nước, căm thù giặc nhân lên gấp bội và hơn cả những gian nan giúp ta thêm nghị lực vượt qua thử thách. Trước khi ra về tôi lại ghé thăm ông, sau một cuộc hành trình sao tôi thấy mình bé nhỏ quá. Những gì tôi làm được còn kém xa những gì ông và đồng đội của ông đã trải qua. Tôi đã hiểu thêm về mảnh đất này, về dân tộc mình và hơn hết là dòng máu của mình, một dòng máu anh hùng. Tôi đã hứa rằng sẽ cố gắng nhiều, nhiều hơn nữa để xứng đáng với ông, với cả một lớp cha anh. Tôi quay lưng ra về mà lòng nhẹ lại, dường như gió mát hơn và sóng biển êm hơn… Thế mà giờ đây, tôi đã thất hứa, có lẽ ông đang thất vọng về tôi lắm, về đứa cháu đã không như ông, giữ trọn lời thề với Tổ quốc. Nhưng ông ơi! cháu sẽ lại cố gắng, cháu sẽ làm được. Lòng miên man tôi nhìn ra cửa sổ, một nụ mai bắt đầu điểm vàng, lạ thật ba định đốn nó vì năm rồi nó không nở hoa. Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài làm 3 Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh Nguyễn Du đã viết như thế về phong tục tảo mộ ngày Tết thanh minh – một phong tục đẹp của dân tộc. Mỗi khi Tết đến, tôi luôn mong chờ tới ngày ấy để đi thăm mộ bà với biết bao nỗi niềm, cảm xúc. Tiết thanh minh, vạn vật trong trời đất như choàng tỉnh sau giấc ngủ đông và khoác lên mình tấm áo mùa xuân tươi tắn. Những giọt nắng xuân vàng ươm trải trên nẻo đường làng thật ấm áp. Những bông lau bên đường khẽ đưa mình trong gió, gợn sóng mềm mại. Hương mùa xuân thoảng nhẹ đâu đây … Tôi và gia đình bước vào khu yên nghỉ của những người đã khuất. Nơi này nằm xa khu dân ở, nhưng vào ngày Thanh Minh, rất đông người đi tảo mộ. Nhưng ai cũng thành kính nên không khí vẫn khá tĩnh lặng. Những nấm mộ nằm lặng yên. Không gian nơi đây tưởng chừng như ngưng lại trong sự vĩnh hằng. Để phần mộ của bà bà otoi, mẹ và chịn cung kính bày đồ lễ, cắm nhang lên mộ bà. Sau đó, mẹ bảo chị tôi đi thắp nhanh ở các mộ xung quanh. Tôi đứng lặng trước mộ bà. Trong hương trầm nghi ngút, những kỉ niệm về bà chợt tràn về như vừa mới hôm qua thôi. Tôi nhớ những ngày bà bế tôi đi chơi khắp làng. Tôi nhớ hơi ấm của bà, nhớ dáng bà mỗi sớm tinh sương thổi bếp rạ, nướng củ khoai thơm phức. Hồi bé, tôi thường theo bà dậy sớm, thích ngồi cuộn lại trong lòng bà như một con mèo nhỏ, với tay đun bếp cùng bà. Hơi lửa làm đỏ bừng hai má, tôi vừa thổi vừa ăn miếng khoai nướng ngọt đến mềm môi … Thuở bé thơ, hai chị em tôi thường giành nhau chải tóc cho bà. Tóc bà dài, lốm đốm sợi bạc, thoảng mùi bồ kết … Tôi nhớ khôn nguôi mùi hương ấm nồng ấy. Lúc nhỏ, tôi là đứa trẻ hậu đậu, vụng về nhưng bà chẳng bao giờ mắng tôi. Bà dạy tôi mọi thứ, cẩn trọng, rõ ràng như truyền cho tôi kinh nghiệm đã được chắt chiu cả một đời. Vậy mà giờ đây, bà nằm một mình trong lòng đất lạnh, trống trải và cô đơn … Tôi gắn bó bên bà cả một thời thơ bé. Nhờ sự nhân ái. Bây giờ tôi đã khôn lớn. Tôi đã biết tự chăm lo cho bản thân, làm việc nhà không còn hậu đậu vụng về nữa nhưng bà lại chẳng còn có dịp nhìn thấy thành quả của mình được nữa. Bỗng tiếng mẹ gọi hóa vàng như kéo tôi ra khỏi thế giới tuổi thơ tràn ngập hình bóng của bà. Tôi nghĩ chắc bà rất vui vì con cháu đã ra thăm bà đông đủ. Nhưng chắc bà vui hơn khi biết bà luôn ở trong tâm trí của cả gia đình với những kỉ niệm thật êm đềm. Mẹ tôi thường dạy: “Việc chăm sóc ngôi mộ, giữ gìn nơi an nghỉ của tổ tiên chính là cách để con cháu bày tỏ lòng thương nhớ tới những người đã mất”. Có thể bà đã đi xa mãi nhưng bà vẫn sống trong lòng tôi và tất cả mọi người trong gia đình. Tôi tin bà đang dõi theo từng bước đường đời của đứa cháu yêu và nhất định sẽ đang mỉm cười ở nơi chín suối. Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài làm 4 Bầu không khí ấm áp, trong lành dưới cái nắng dịu nhẹ của những ngày cuối năm đã hiện rõ, báo hiệu nhày lễ lớn và kéo dài nhất Việt Nam – Tết Nguyên Đán đã đến gần. Ông bà xưa có câu: “Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn.” Đúng như câu thành ngữ đã lưu truyền từ ngàn đời nay, cứ vào ngày hai mươi tháng Chạp (Âm Lịch) hằng năm, gia đình em lại về quê ở ấp 4 xã An Trường thuộc huyện Càng Long thăm mộ ông em. Những tia nắng dịu nhẹ chưa xuyên qua làn sương mỏng đã thấy bố mẹ quần áo, mâm cỗ tươm tất chuẩn bị về An Trường. Từ nhà em về quê, nếu đi xe máy khoảng hơn hai mươi phút. Trên đường đi, có rất nhiều người cũng giống như gia đình em: tay bưng mâm cỗ, đồ cúng, gương mặt rạng rỡ nói cười. Lúc trước, gia đình em chỉ đi một xe thôi, nhưng giờ phải đi hai xe vì em đã lớn rồi, không thể đi cùng bố mẹ và em nhỏ được. Thế là bố chở em và em nhỏ, còn mẹ thì đi một mình. Em của em cứ miệng líu lo những câu hỏi vu vơ: “Sao hôm nay có nhiều xe thế bố?”, “Sao lại về thăm mộ ông vậy bố?”, và đôi lúc lại hát những khúc ca quen thuộc của tuổi ăn ngủ. Gần một năm kể từ Tết năm ngoái, gia đình em không về quê vì bố mẹ bận việc làm ăn, rồi lại lo việc học hành của em chị em em; giờ trở về quê, thấy cảnh vật có thay đổi ít nhiều. Nhà cửa đã mọc sang sát nhau, đa phần là nhà tường, nhà tôn… những ngôi nhà lá đã mất dần, chứng tỏ đời sống của người dân nơi đây đã khá hơn. Đường lộ cũng thế, được mở rộng , trán nhựa rất đẹp thuận tiện cho việc đi lại. Nhanh thật, mới đây đã thấy hình bóng ẩn hiện của cây đa già nua ở đầu làng; chỉ còn cách vài ngôi nhà sẽ thấy “Dương gia chi mộ” – nơi ăn nghĩ của những người thân của dòng họ Dương. Tới đây thì đường làng đã nhỏ và hẹp dần – vì nó thuộc ngôi làng nhỏ của xã An Trường nên nhà nước chưa mở rộng đường và chăm lo cho đời sống của người dân chu đái nên vẫn còn có nhiều hộ gặp khó khăn. Những ngôi nhà lá tạm bợ tuy đã giảm dần nhưng số lượng vẫn còn nhiều. Tới nơi, bố mẹ em dừng xe ở cổng chi mộ; những hình ảnh quen thuộc của anh em, cô chú và các ông, các bà lại hiện rõ đầy đủ; không thiếu một người. Mọi người chào nhau, thăm hỏi nhau rất nồng nhiệt; những lời chúc ân cần cứ luân phiên nhau làm không khí náo nhiệt hẳn lên. Khi đã thăm hỏi tình hình làm ăn của bà con xong, mọi người liền bắt tay vào việc tân trang lại các ngôi mộ của ông bà. Người thì tay cầm dao mác, đốn chặt những cây cỏ dại; người thì nhanh nhẹn đặt đồ cúng ở trước mộ ông bà; cả trẻ em cũng bận rộn nữa, mấy bé củng cầm giẻ lau, lau sạch những lớp bụi đã bám dày trên mộ; các cô, các dì tay cầm giá, tay cầm xoong chãm nấu những món ăn dân dã – là đặc sản của người dân lao động xứ Việt (là vì nhà của bà Tư em ở gần Chi mộ nên khi đã tân trang xong chi mộ thì cả dòng hợ qua nhà bà em ăn uống, vui chơi). Khi đã gần xong, người nào người nấy đều đã thắm mệt, riêng chỉ có những em nhỏ là còn sức để quậy thôi. Giờ thì lần lượt từng người từ già đến trẻ, đến thấp nhang, cầu xin ông bà phù hộ cho việc làm ăn và sức khỏe của mình. Các bác không quên đem theo điếu thuốc lào và một sị rượu để dân lên các ông – những người đã khuất. Các em nhỏ thì ngoan ngoan chờ khi cúng xong, xin pháp ăn vài miếng bánh, miếng dưa và cũng không quên chúc những lời chúc tốt lành đến ông bà, nhưng chắc các em không hiểu hết lí do vì sao phải xin phép và chúc ông bà; đơn giản là vì các em còn rất ngây thơ, chỉ biết việc ăn ngủ mà thôi. Mọi việc đã xong, cả dòng họ sang nhà bà Tư ăn uống, vừa bước vào cửa nhà đã thoáng nghe mùi của món thịt kho hột vịt, canh chua cua đồng, vịt quay… toàn là món khoải khẩu của em. Tuy nhà bà em không lớn lắm nhưng cũng đủ để mọi người vui chơi, nghĩ ngơi thư giản. Ở bàn nữ, các cô các dì và có vài bà em là bà nội, bà Tư, bà Tám… liên tục ói về những chuyện trai gái của các chị đã đến tuổi lấy chồng; và cũng không quên dặn dò con cháu cố gắng học tập nên người. Còn bên bàn nam thì các ông, các bác thăm hỏi nhau về việc làm ăn, kinh tế và còn bàn về các món nhậu nữa. Đã về chiều, mọi người vào ấp 7 xã An Trường thăm bà con. Vì gia đình em lên huyện ở do điều kiện kinh tế nên sẵn dịp thăm này thăm nhà bà con. Thấy mọi thứ cũng không có thay đổi gì nhiều, chỉ có khác là vật chất được nâng cao, các thiết bị điện đã thay dần các dụng cụ thô sơ, lỗi thời. Vào ấp 7, các bác lại nhậu thêm một lần nữa, khiến các cô các dì cứ liên tục nhắc nhở cồng là nhậu ít để còn lái xe. Chúng em thì ra bờ sông – nơi cầu treo bắt qua sông Càng Long chơi; hít thở không khía trong lành của cảnh làng quê. Lâu lâu lại nghe tiếng nhắc nhở của mẹ các em nhỏ là đừng đến gần bờ sông quá, đừng đùa giỡn trên cầu treo vì sẽ rất nguy hiểm. Các cô thì qua nhà cô Ba ăn uống, tán gẫu những chuyện làm đẹp… Hơn sáu giờ chiều, thế mà trời vẫn sáng nhưng vì phải về nhà sớm để lo cho việc ăn ngủ của các em. Gia đình của chú Ba và cô Út ở tận Hồ Chí Minh nên phải lên xe về sớm. Vậy mà hằng năm, họ đều xuống đủ và luôn mang quà bánh về cho các cháu. Dù cho điều kiện kinh tế có ra sao nhưng bà con dòng họ em đều dành ngày hai mươi tháng Chạp (Âm Lịch) hằng năm về quê thăm ông bà. Thăm lại những người đã một thời dày công cực khổ – dầm mưa dãy nắng để chăm lo, nuôi nấng con cháu nên người. Từ khóa tìm kiếm:đã có lần em cùng bố mẹ đi thăm mộ người thân trong ngày lễ tếtđã có lần em cùng bố mẹ hoặc anh chịđã có lần em cùng bố mẹ đi thăm mộ người thân trong ngày lễ tết kể về buổi đi thăm đáng nhớ đóđã có lần em cùng bố mẹ hoặc anh chị đi thăm mộ người thân trong ngày lễ tếtđã có lần em cùng bố mẹ đi thăm mộkể về một lần đi thăm mộ Bài viết liên quanKể lại một việc làm khiến em rất ân hận – Bài tập làm văn số 2 lớp 9Kể lại một giấc mơ, trong đó em gặp lại người thân cách xa lâu ngày – Bài tập làm văn số 2 lớp 9Tưởng tượng 20 năm sau về thăm trường xưa vào một ngày hè, hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó – Bài tập làm văn số 2 lớp 9Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 9: Axit nitric và muối nitratBài tập trắc nghiệm GDCD lớp 12 Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (phần 3)Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm (tiếp theo 2)Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11 Dòng điện không đổi – Nguồn điệnBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 27: Luyện tập ankan (tiếp)
Xem nhanh nội dung
Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài làm 1
Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.
Hôm ấy là ngày đầu xuân, trời thật đẹp, trăm hoa đua nở như đón sự an khang, thịnh vượng đến với mọi nhà. Gia đình tôi đón xuân trong niềm vui đầm ấm và tưởng nhớ về tổ tiên – cội nguồn của mình. Lòng biết ơn sâu sắc đó đã thôi thúc gia đình tôi đi thăm mộ ông bà vào ngày Tết – ngày mở đầu của một năm mới mà tôi cho là quan trọng nhất.
Trước đó mấy ngày, tôi thật phấn khởi trong không khí đón Tết, sắp được về quê chúc Tết bà con và thăm mộ ông bà. Tôi háo hức nhất là trong đêm 30 tháng chạp, cả nhà quay quần bên chiếc bàn xinh xắn để bàn chuyện đi thăm mộ ông bà vào ngày hôm sau. Nồi bánh chưng bốc nghi ngút, sôi sùng sục. Tôi thầm nghĩ:
– Chỉ còn mấy tiếng đồng hồ nữa thôi là bước sang năm mới. Xuân sẽ đến với đất trời, đến với mọi nhà, đến với gia đình mình.
Tôi mong trời mau sáng để cùng bố mẹ về quê đi thăm mộ ông bà và đi chúc Tết bà con ở quê.
Sáng hôm sau, tôi được bố mẹ đưa đi thăm mộ ông bà. Khí trời se lạnh, mây trắng nhởn nhơ trên bầu trời xanh thẳm, cảnh vật dường như đẹp hơn mọi ngày. Những ngôi nhà hai bên đường đã mở cửa, nhà nào cũng có hoa, có những câu đối đỏ treo trên những cành mai đang trổ lộc. Đâu đó, nghe tiếng chim hót lảnh lót như đón chào xuân đang tới. Ra đến nghĩa trang, khói hương xung quanh nghi ngút. Bà con ở gần đi viếng mộ rất sớm, trẻ em chạy nhảy tung tăng trên bãi cỏ với những bộ quần áo mới. Bố tôi kính cẩn đặt hoa tươi, bánh mứt để cúng ông bà. Tôi bồi hồi tưởng nhớ cội nguồn của mình và dấy lên một lòng biết ơn sâu nặng. Khói hương bốc lên lan tỏa khắp các mộ ở nghĩa trang. Người nào cũng tưởng nhớ đến người quá cố. Duy chỉ có những em bé là hồn nhiên, vô tư, chúng đang tinh nghịch trên lề đường đằng xa. Gặp lại những đứa bạn ở quê cùng đi viếng mộ, tâm trạng tôi cũng vui lên sau những phút giây bùi ngùi thương nhớ về ông bà của mình đã yên nghỉ nơi phần mộ. Làn khói hương vẫn bay bay, hòa quyện với đám sương mờ đang bao phủ. Tôi, bố mẹ tôi và mọi người vẫn đứng trước những ngôi mộ tổ tiên của mình. Bố tôi nói:
– Ngày trước, bố cũng thường đi viếng mộ tổ tiên cùng ông bà trong dịp Tết.
Nghe bố nhắc đến ông, bà nội thì tôi lại bâng khuâng nhớ về ngày ông, bà nội tôi chưa mất. Lúc ấy, tôi được sống trong tình thương bao la của ông, bà. Nhớ những đêm trăng sáng, tôi cùng bà ngồi trò chuyện trên chiếc võng đầu hè, nghe bà kể chuyện thời xưa. Tôi lại ứa nước mắt khi nghĩ đến điều này. Bố tôi cũng thế! Dường như bố mẹ tôi cũng xúc động khi nhắc đến ông, bà nội.
Cúng viếng xong, hương trầm cũng dần tàn theo bánh xe thời gian đang di chuyển. Bố và tôi cúi lạy ông bà, lấy bánh mứt phân phát cho các em nhỏ rồi bố tôi đưa tôi về nhà dì chúc Tết.
Dịp đi thăm viếng mộ ông bà lần này đã cho tôi một tình, yêu sâu sắc; Tình yêu gia đình, quê hương, đất nước bền chặt trong tôi. Tôi thầm nhắc mình phải cố gắng học giỏi, thành tài để xứng đáng với cội nguồn tổ tiên, cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài làm 2
Vậy là một năm nữa lại trôi qua. Trong những ngày cuối năm với tiết trời se lạnh này ai ai cũng tự mình nhìn lại những gì trong suốt một năm qua mình đã và chưa làm được. Tôi cũng không ngoại lệ, trước mặt tôi lúc này là sổ liên lạc với dòng chữ to tướng “Xếp loại học lực: KHÁ”. Đây là lần đầu tiên tôi bị học lực khá, lần đầu tiên người ta không thấy tôi tung tăng cầm sổ liên lạc khoe khắp xóm hay nói cách khác lần đầu tiên một năm của tôi là thất bại. Nói như vậy không quá bởi tôi đã thất hứa với vong linh của ông, một người mà tôi rất đỗi tự hào.
Mùa hè vừa rồi là mùa hè thành công của tôi khi tôi đậu vào một trường chuyên có tiếng của thành phố. Ba tôi quyết định thưởng cho tôi một chuyến đi thăm mộ ông nội tại Côn Đảo. Từ nhỏ, tôi lớn lên cùng với những câu chuyện lịch sử của ba. Trong đó hiện ra ông nội; một chiến sĩ quả cảm, luôn tiến lên phía trước và đã không khuất phục trước đòn tra tấn nào kẻ thù xâm lược nên trong tôi ông nội là một bức tượng đài về tất cả mọi thứ tốt đẹp. Và hiển nhiên, thăm thần tượng của mình là điều mà ai cũng ước mơ, đặc biệt khi người ấy đã nằm xuống.
Cuộc hành trình của chúng tôi gồm hai giai đoạn: đường bộ và đường thuỷ nên tôi có dịp thưởng thức phong cảnh non nước hữu tình mà tôi chỉ được biết qua một màn hình 21 inch, những hàng dừa xanh đua nhau khoe trái bên dòng sông mênh mông hay hòn cù lao một mình giữa dòng, đến cảnh biển bao la, xanh ngắt một màu. Gió biển thổi vào người lồng lộng xua tan đi cái nóng trên đất liền. Côn Đảo hiện ra trước mắt tôi kì vĩ lắm (hay trước đó tôi đã nghe về nó nên tưởng tượng vậy cũng nên). Nó khác xa với những gì tôi nghĩ, ở bãi biển có rất nhiều thuyền bè tấp nập ra vào, cuộc sống không một chút ảm đạm như cái quá khứ một thời của nó. Có lẽ đau thương đã qua và mọi người đang bắt đầu cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Đi bộ lên một đoạn dốc gồ ghề với rất nhiều đá, chúng tôi mới đến được mộ của ông nội. Mộ của ông không đắp bằng xi măng mà là những hòn đá rất to chồng lên trên, chắc là có một ý nghĩa nào đó, đó là sự ngưỡng mộ dành cho ông và các đồng đội? Tôi thấy vai ba tôi khè rung lên, hình như ông đang nén tiếng khóc trước mặt con người mà ông chỉ có mười năm được gọi một tiếng “cha”. Ba tôi đến đây hai ba năm một lần nên khóc là điều dễ hiểu, nhưng tại sao tôi lại sụt sịt ở mũi thế này. Dù là thần tượng của tôi, nhưng người nằm dưới những lớp đất đá kia chưa từng ôm tôi một lần, tôi cũng chưa biết khuôn mặt ông nói gì đến chuyện đòi quà. Chắc tại bởi trong người tôi đang chảy dòng máu của ông và trong lòng tôi là sự tự hào về ông và trong tim tôi là nỗi đau khi thấy ngôi mộ trơ trọi của ông. Ba và tôi đứng lặng giờ lâu không ai nói một tiếng nào cả, chúng tôi cùng tiến lại mộ, ngồi xuống nhổ từng ngọn cỏ không biết tự khi nào đã mọc trên những khe hở của các tảng đá. Gió biển cứ ùa vào buốt cả người.
Sau khi thăm mộ ông, chúng tôi đi thăm lại nhà tù Côn Đảo. Từ xa là một trường bắn gần bờ biển, ở đây có những cột gồ vững chắc dựng lên giữa bãi cát trắng, đúng là hai trường phái nghệ thuật đối lập. Thiên nhiên hữu tình và con người vô tình. Bao nhiêu chiến sĩ đã hi sinh, gục đầu trên những cột gỗ ấy nhưng giây phút cuối cùng vẫn hô vang hai tiếng Việt Nam. Cái chết không làm cho họ sợ. Trước hình ảnh đầu súng kẻ thù chĩa vào người lúc không thể kháng cự, trước âm thanh rợn người, của tiếng đạn bay và cả tiếng máu phun ra từ chính mình. Tất cả những thứ đó đã không bằng tiếng gọi của nhân dân, của lòng người.
Nhà tù Côn Đảo hiện ra với một sự ảm đạm khác xa cuộc sống chung quanh nó, và cũng khác xa ngôi mộ tuy trơ trọi nhưng ấm cúng của ông tôi. Từng cánh cửa được mở ra, với thứ âm thanh xé tan sự yên tĩnh, ánh sáng mới được truyền vào căn phòng chật hẹp, u tối, lạnh lẽo, phía trên là những ô sắt. Các chiến sĩ ta đã trải qua một nhà tù có lẽ là dã man nhất. Mùa nóng bọn Mĩ nhốt cả mười mấy người vào căn phòng vài mét vuông để cho “tự sinh, tự diệt”. Tôi cảm thấy thật nóng khi các hướng dẫn viên kể về điều đó, mà các anh lúc đó còn nóng nực hơn cả tôi. Thế còn may, vào mùa lạnh mỗi phòng chỉ có lẻ loi một người dối mặt với cái lạnh thấu tận xương tủy. ở đây bọn chúng đã thực hiện không biết bao là trò tra tấn dã man, những hình phạt ghê gớm đối với những người tù ở đây. Bởi vậy mà đến giờ, những người trở về từ nhà tù Côn Đáo đều mang trong mình một căn bệnh do hậu quả của sự đàn áp đó.
Thế nhưng cũng chính tại đây, tinh thần đoàn kết đã được thể hiện, lòng yêu nước, căm thù giặc nhân lên gấp bội và hơn cả những gian nan giúp ta thêm nghị lực vượt qua thử thách.
Trước khi ra về tôi lại ghé thăm ông, sau một cuộc hành trình sao tôi thấy mình bé nhỏ quá. Những gì tôi làm được còn kém xa những gì ông và đồng đội của ông đã trải qua. Tôi đã hiểu thêm về mảnh đất này, về dân tộc mình và hơn hết là dòng máu của mình, một dòng máu anh hùng.
Tôi đã hứa rằng sẽ cố gắng nhiều, nhiều hơn nữa để xứng đáng với ông, với cả một lớp cha anh. Tôi quay lưng ra về mà lòng nhẹ lại, dường như gió mát hơn và sóng biển êm hơn…
Thế mà giờ đây, tôi đã thất hứa, có lẽ ông đang thất vọng về tôi lắm, về đứa cháu đã không như ông, giữ trọn lời thề với Tổ quốc. Nhưng ông ơi! cháu sẽ lại cố gắng, cháu sẽ làm được. Lòng miên man tôi nhìn ra cửa sổ, một nụ mai bắt đầu điểm vàng, lạ thật ba định đốn nó vì năm rồi nó không nở hoa.
Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài làm 3
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Nguyễn Du đã viết như thế về phong tục tảo mộ ngày Tết thanh minh – một phong tục đẹp của dân tộc. Mỗi khi Tết đến, tôi luôn mong chờ tới ngày ấy để đi thăm mộ bà với biết bao nỗi niềm, cảm xúc.
Tiết thanh minh, vạn vật trong trời đất như choàng tỉnh sau giấc ngủ đông và khoác lên mình tấm áo mùa xuân tươi tắn. Những giọt nắng xuân vàng ươm trải trên nẻo đường làng thật ấm áp. Những bông lau bên đường khẽ đưa mình trong gió, gợn sóng mềm mại. Hương mùa xuân thoảng nhẹ đâu đây …
Tôi và gia đình bước vào khu yên nghỉ của những người đã khuất. Nơi này nằm xa khu dân ở, nhưng vào ngày Thanh Minh, rất đông người đi tảo mộ. Nhưng ai cũng thành kính nên không khí vẫn khá tĩnh lặng. Những nấm mộ nằm lặng yên. Không gian nơi đây tưởng chừng như ngưng lại trong sự vĩnh hằng. Để phần mộ của bà bà otoi, mẹ và chịn cung kính bày đồ lễ, cắm nhang lên mộ bà. Sau đó, mẹ bảo chị tôi đi thắp nhanh ở các mộ xung quanh. Tôi đứng lặng trước mộ bà. Trong hương trầm nghi ngút, những kỉ niệm về bà chợt tràn về như vừa mới hôm qua thôi. Tôi nhớ những ngày bà bế tôi đi chơi khắp làng. Tôi nhớ hơi ấm của bà, nhớ dáng bà mỗi sớm tinh sương thổi bếp rạ, nướng củ khoai thơm phức. Hồi bé, tôi thường theo bà dậy sớm, thích ngồi cuộn lại trong lòng bà như một con mèo nhỏ, với tay đun bếp cùng bà. Hơi lửa làm đỏ bừng hai má, tôi vừa thổi vừa ăn miếng khoai nướng ngọt đến mềm môi … Thuở bé thơ, hai chị em tôi thường giành nhau chải tóc cho bà. Tóc bà dài, lốm đốm sợi bạc, thoảng mùi bồ kết … Tôi nhớ khôn nguôi mùi hương ấm nồng ấy. Lúc nhỏ, tôi là đứa trẻ hậu đậu, vụng về nhưng bà chẳng bao giờ mắng tôi. Bà dạy tôi mọi thứ, cẩn trọng, rõ ràng như truyền cho tôi kinh nghiệm đã được chắt chiu cả một đời. Vậy mà giờ đây, bà nằm một mình trong lòng đất lạnh, trống trải và cô đơn … Tôi gắn bó bên bà cả một thời thơ bé. Nhờ sự nhân ái. Bây giờ tôi đã khôn lớn. Tôi đã biết tự chăm lo cho bản thân, làm việc nhà không còn hậu đậu vụng về nữa nhưng bà lại chẳng còn có dịp nhìn thấy thành quả của mình được nữa.
Bỗng tiếng mẹ gọi hóa vàng như kéo tôi ra khỏi thế giới tuổi thơ tràn ngập hình bóng của bà. Tôi nghĩ chắc bà rất vui vì con cháu đã ra thăm bà đông đủ. Nhưng chắc bà vui hơn khi biết bà luôn ở trong tâm trí của cả gia đình với những kỉ niệm thật êm đềm.
Mẹ tôi thường dạy: “Việc chăm sóc ngôi mộ, giữ gìn nơi an nghỉ của tổ tiên chính là cách để con cháu bày tỏ lòng thương nhớ tới những người đã mất”. Có thể bà đã đi xa mãi nhưng bà vẫn sống trong lòng tôi và tất cả mọi người trong gia đình. Tôi tin bà đang dõi theo từng bước đường đời của đứa cháu yêu và nhất định sẽ đang mỉm cười ở nơi chín suối.
Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài làm 4
Bầu không khí ấm áp, trong lành dưới cái nắng dịu nhẹ của những ngày cuối năm đã hiện rõ, báo hiệu nhày lễ lớn và kéo dài nhất Việt Nam – Tết Nguyên Đán đã đến gần. Ông bà xưa có câu:
“Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn.”
Đúng như câu thành ngữ đã lưu truyền từ ngàn đời nay, cứ vào ngày hai mươi tháng Chạp (Âm Lịch) hằng năm, gia đình em lại về quê ở ấp 4 xã An Trường thuộc huyện Càng Long thăm mộ ông em.
Những tia nắng dịu nhẹ chưa xuyên qua làn sương mỏng đã thấy bố mẹ quần áo, mâm cỗ tươm tất chuẩn bị về An Trường. Từ nhà em về quê, nếu đi xe máy khoảng hơn hai mươi phút. Trên đường đi, có rất nhiều người cũng giống như gia đình em: tay bưng mâm cỗ, đồ cúng, gương mặt rạng rỡ nói cười. Lúc trước, gia đình em chỉ đi một xe thôi, nhưng giờ phải đi hai xe vì em đã lớn rồi, không thể đi cùng bố mẹ và em nhỏ được. Thế là bố chở em và em nhỏ, còn mẹ thì đi một mình. Em của em cứ miệng líu lo những câu hỏi vu vơ: “Sao hôm nay có nhiều xe thế bố?”, “Sao lại về thăm mộ ông vậy bố?”, và đôi lúc lại hát những khúc ca quen thuộc của tuổi ăn ngủ. Gần một năm kể từ Tết năm ngoái, gia đình em không về quê vì bố mẹ bận việc làm ăn, rồi lại lo việc học hành của em chị em em; giờ trở về quê, thấy cảnh vật có thay đổi ít nhiều. Nhà cửa đã mọc sang sát nhau, đa phần là nhà tường, nhà tôn… những ngôi nhà lá đã mất dần, chứng tỏ đời sống của người dân nơi đây đã khá hơn. Đường lộ cũng thế, được mở rộng , trán nhựa rất đẹp thuận tiện cho việc đi lại.
Nhanh thật, mới đây đã thấy hình bóng ẩn hiện của cây đa già nua ở đầu làng; chỉ còn cách vài ngôi nhà sẽ thấy “Dương gia chi mộ” – nơi ăn nghĩ của những người thân của dòng họ Dương. Tới đây thì đường làng đã nhỏ và hẹp dần – vì nó thuộc ngôi làng nhỏ của xã An Trường nên nhà nước chưa mở rộng đường và chăm lo cho đời sống của người dân chu đái nên vẫn còn có nhiều hộ gặp khó khăn. Những ngôi nhà lá tạm bợ tuy đã giảm dần nhưng số lượng vẫn còn nhiều. Tới nơi, bố mẹ em dừng xe ở cổng chi mộ; những hình ảnh quen thuộc của anh em, cô chú và các ông, các bà lại hiện rõ đầy đủ; không thiếu một người. Mọi người chào nhau, thăm hỏi nhau rất nồng nhiệt; những lời chúc ân cần cứ luân phiên nhau làm không khí náo nhiệt hẳn lên.
Khi đã thăm hỏi tình hình làm ăn của bà con xong, mọi người liền bắt tay vào việc tân trang lại các ngôi mộ của ông bà. Người thì tay cầm dao mác, đốn chặt những cây cỏ dại; người thì nhanh nhẹn đặt đồ cúng ở trước mộ ông bà; cả trẻ em cũng bận rộn nữa, mấy bé củng cầm giẻ lau, lau sạch những lớp bụi đã bám dày trên mộ; các cô, các dì tay cầm giá, tay cầm xoong chãm nấu những món ăn dân dã – là đặc sản của người dân lao động xứ Việt (là vì nhà của bà Tư em ở gần Chi mộ nên khi đã tân trang xong chi mộ thì cả dòng hợ qua nhà bà em ăn uống, vui chơi). Khi đã gần xong, người nào người nấy đều đã thắm mệt, riêng chỉ có những em nhỏ là còn sức để quậy thôi. Giờ thì lần lượt từng người từ già đến trẻ, đến thấp nhang, cầu xin ông bà phù hộ cho việc làm ăn và sức khỏe của mình. Các bác không quên đem theo điếu thuốc lào và một sị rượu để dân lên các ông – những người đã khuất. Các em nhỏ thì ngoan ngoan chờ khi cúng xong, xin pháp ăn vài miếng bánh, miếng dưa và cũng không quên chúc những lời chúc tốt lành đến ông bà, nhưng chắc các em không hiểu hết lí do vì sao phải xin phép và chúc ông bà; đơn giản là vì các em còn rất ngây thơ, chỉ biết việc ăn ngủ mà thôi.
Mọi việc đã xong, cả dòng họ sang nhà bà Tư ăn uống, vừa bước vào cửa nhà đã thoáng nghe mùi của món thịt kho hột vịt, canh chua cua đồng, vịt quay… toàn là món khoải khẩu của em. Tuy nhà bà em không lớn lắm nhưng cũng đủ để mọi người vui chơi, nghĩ ngơi thư giản. Ở bàn nữ, các cô các dì và có vài bà em là bà nội, bà Tư, bà Tám… liên tục ói về những chuyện trai gái của các chị đã đến tuổi lấy chồng; và cũng không quên dặn dò con cháu cố gắng học tập nên người. Còn bên bàn nam thì các ông, các bác thăm hỏi nhau về việc làm ăn, kinh tế và còn bàn về các món nhậu nữa.
Đã về chiều, mọi người vào ấp 7 xã An Trường thăm bà con. Vì gia đình em lên huyện ở do điều kiện kinh tế nên sẵn dịp thăm này thăm nhà bà con. Thấy mọi thứ cũng không có thay đổi gì nhiều, chỉ có khác là vật chất được nâng cao, các thiết bị điện đã thay dần các dụng cụ thô sơ, lỗi thời. Vào ấp 7, các bác lại nhậu thêm một lần nữa, khiến các cô các dì cứ liên tục nhắc nhở cồng là nhậu ít để còn lái xe. Chúng em thì ra bờ sông – nơi cầu treo bắt qua sông Càng Long chơi; hít thở không khía trong lành của cảnh làng quê. Lâu lâu lại nghe tiếng nhắc nhở của mẹ các em nhỏ là đừng đến gần bờ sông quá, đừng đùa giỡn trên cầu treo vì sẽ rất nguy hiểm. Các cô thì qua nhà cô Ba ăn uống, tán gẫu những chuyện làm đẹp…
Hơn sáu giờ chiều, thế mà trời vẫn sáng nhưng vì phải về nhà sớm để lo cho việc ăn ngủ của các em. Gia đình của chú Ba và cô Út ở tận Hồ Chí Minh nên phải lên xe về sớm. Vậy mà hằng năm, họ đều xuống đủ và luôn mang quà bánh về cho các cháu.
Dù cho điều kiện kinh tế có ra sao nhưng bà con dòng họ em đều dành ngày hai mươi tháng Chạp (Âm Lịch) hằng năm về quê thăm ông bà. Thăm lại những người đã một thời dày công cực khổ – dầm mưa dãy nắng để chăm lo, nuôi nấng con cháu nên người.