13/01/2018, 10:39

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (trang 91 sgk Lịch Sử 12): – Hãy nêu thực trạng kinh tế – xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933). Trả lời: Kinh tế: Bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ ...

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935


(trang 91 sgk Lịch Sử 12): – Hãy nêu thực trạng kinh tế – xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).

Trả lời:

Kinh tế: Bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực nông nghiệp. Trong công nghiệp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả trở nên đắt đỏ.

Xã hội: Các tầng lớp nhân dân rơi vào tình trạng đói khổ, nhiều công nhân bị sa thải. Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, bị bần cùng hóa.

Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Trong đó, có hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

Sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị chính là nguyên nhân dẫn đến các phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.

(trang 96 sgk Lịch Sử 12): – Trình bày diễn biến phong trào cách mạng 1930-1931.

Trả lời:

Tháng 5, trên phạm vi cả nước bùng nổ các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động.

Tháng 6,7,8: nổ ra các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.

9/1930: Phong trào đấu tranh phát triển mạnh ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Những cuộc biểu tình của nông dân đòi giảm sưu, giảm thuế. Dẫn đến kết quả hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.

Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn, xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là “Xô viết”.

(trang 96 sgk Lịch Sử 12): – Xô Viết Nghệ – Tĩnh đã ra đời và hoạt động như thế nào?

Trả lời:

Tại Nghệ An, Xô Viết ra đời từ tháng 9/1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc…ở Hà Tĩnh, Xô Viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê. Các Xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt của đời sống xã hội.

Về chính trị: Quần chúng được tự do tham gia các hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp.

Về kinh tế: Thi hành các biện pháp như chia ruộng đất cho dân, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ…

Văn hóa-xã hội: mở lớp dạy chữ quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân, trật tự trị an được giữ vững…

Trước tác động của phong trào, thực dân Pháp tập trung lực lượng tiến hành khủng bố dã man. Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần dần lắng xuống.

(trang 96 sgk Lịch Sử 12): – Nêu nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Trả lời:

– Luận cương xác định: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.

– Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. Hai nhiệm vụ này có qua hệ khăng khít với nhau.

– Luận cương chính trị nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới.

(trang 97 sgk Lịch Sử 12): – Trong những năm 1932-1935, phong trào cách mạng nước ta được phục hồi như thế nào?

Trả lời:

Tháng 6/1932: Ban lãnh đạo Trung ương đã thảo ra Chương trình hành động của Đảng.

Cuối năm 1933, các tổ chức của Đảng dần dần được khôi phục và củng cố. Đầu năm 1934, Ban lãnh đạo Hải ngoại được thành lập. Cuối năm 1934-đầu năm 1935, các xứ ủy Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì được lập lại.

(trang 97 sgk Lịch Sử 12): – Nêu ý nghĩa Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng(3/1935).

Trả lời:

Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng: Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, cũng như khôi phục được các tổ chức quần chúng.

Câu 1 (trang 97 sgk Sử 12): Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô-Viết Nghệ- Tĩnh.

Lời giải:

Ý nghĩa lịch sử

– Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với quần chúng nhân dân trong cả nước.

– Khối liên minh công nông được hình thành

– Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Bài học kinh nghiệm

– Bài học về công tác tư tưởng: Đảng đã giáo dục tập hợp được một lực lượng cách mạng đông đảo của quần chúng, nhất là quần chúng công nông đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

– Bài học về xây dựng liên minh công nông: Qua phong trào khối liên minh công nông được hình thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nông đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác.

– Bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng.

– Bài học về xây dựng chính quyền nhân dân, một hình thức chính quyền kiểu mới.

– Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Câu 2 (trang 97 sgk Sử 12): Hãy nêu nhận xét về phong trào cách mạng 1930-1931.

Lời giải:

Xô Viết Nghệ-Tĩnh mặc dù chỉ tồn tại được 4-5 tháng, nhưng đây là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước. Thể hiện nang lực lãnh đạo của Đảng cũng như tinh thần đấu tranh của các tầng lớp nhân dân.

Từ khóa tìm kiếm:

  • giải bài tập sử 12 trang 97
  • cau 2 trang 97 lich su 12
  • giải bài tập lịch sử 12 bài 14
  • giải bài tập lịch sử 12 trang 97
  • giải bài tập sgk sử 12 trang 97

Bài viết liên quan

  • Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935
  • Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
  • Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
  • Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  • Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 8: Nước Mĩ
  • Phân tích tác phẩm Tự tình – Hồ Xuân Hương – Văn hay lớp 11
  • Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 16 phần 2: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
  • Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
0