Thực thi hệ thống
Hệ thống hỗ trợ quản lý (MSS) không phải lúc nào cũng luôn thành công. Nhiều trường hợp thất bại của ES không hoàn toàn là lý do kỹ thuật. là một quá trình liên tục nhằm đảm bảo cho tổ chức chuẩn bị tiếp nhận một hệ thống mới và đưa hệ thống ...
Hệ thống hỗ trợ quản lý (MSS) không phải lúc nào cũng luôn thành công. Nhiều trường hợp thất bại của ES không hoàn toàn là lý do kỹ thuật. là một quá trình liên tục nhằm đảm bảo cho tổ chức chuẩn bị tiếp nhận một hệ thống mới và đưa hệ thống vào sử dụng thành công.
Thực hiện công nghệ hệ thống hỗ trợ quản lý là việc phức tạp vì các hệ thống này không đơn thuần là hệ thống thông tin chỉ thu thập, thao tác và phân phối thông tin. Mà xa hơn, chúng liên quan tới các công việc có thể làm thay đổi đáng kể cách thức hoạt động của tổ chức. Tuy vậy, đa số các yếu tố thực thi đều liên quan tới hệ thống thông tin.
Thực thi MSS là quá trình liên tục diễn ra trong suốt thời gian phát triển hệ thống, từ đề xuất ban đầu, đến nghiên cứu khả thi, thiết kế và phân tích hệ thống, lập trình, huấn luyện, chuyển đổi, và lắp đặt. Các chuyên gia hệ thống thông tin thường gọi thực thi là giai đoạn cuối trong vòng đời hệ thống. Định nghĩa thực thi MSS phức tạp hơn vì bản chất lặp của sự phát triển các hệ thống.
THỰC THI KHÔNG HOÀN CHỈNH
Các quyết định về tính khả thi thường có giả định về lợi ích đạt được khi kế hoạch thực thi được thực hiện hoàn toàn. Trong thực tế thường chỉ thực hiện 90 thậm chí 70 phần trăm so với phân tích khả thi. Lý do là sự thay đổi tại một nơi trong hệ thống có thể ảnh hưởng và có thể tác động tiêu cực đến chỗ khác. Do vậy cấp quản lý có thể bỏ những phần trong dự án có thể gây ra tác động xấu. Do đó dự án sẽ thực hiện ít hơn 100% so với dự án kế hoạch. Các lý do khác có thể là do khấu trừ ngân sách hoặc vượt chi phí.
ĐÁNH GIÁ SỰ THÀNH CÔNG CỦA THỰC THI HỆ THỐNG
Phải có các chỉ số đo lường thì mới có thể đánh giá sự thành công khi thực thi một hệ thống. Dickson va Powers (1973) đề ra 5 tiêu chuẩn độc lập:
• Tỷ lệ thời gian thực hiện dự án với thời gian ước lượng
• Tỷ lệ chi phí thực tế và ngân sách thực hiện
• Thái độ của cấp quản lý đối với hệ thống
• Nhu cầu thông tin của các nhà quản lý được đáp ứng như thế nào qua hệ thống
• Tác động của dự án đối với những hoạt động máy tính trong công ty
Các đo lường khác để đánh giá thành công của hệ hỗ trợ quản lý (MSS)
• Sự sử dụng hệ thống (dự định dùng hoặc thực sự dùng)
• Thỏa mãn của người dùng
• Thái độ tán thành
• Mức độ hệ thống hoàn thành các mục tiêu ban đầu
• Phần thưởng đối với tổ chức (giảm chi phí, tăng doanh thu…)
• Tỷ số lợi ích chi phí
• Mức độ thể chế hóa của MSS trong tổ chức
Do bởi tính đa dạng của DSS nên việc đánh giá sự thành công của hệ này cũng khó khăn, tuy nhiên cũng có thể có một số yếu tố giúp cho DSS thành công như sự tham gia người dùng, huấn luyện người dùng, hỗ trợ quản lý cấp cao, nguồn thông tin, đặc điểm của những nhiệm vụ có liên quan (cấu trúc, bất định, độ khó, phụ thuộc).
CÁC MÔ HÌNH THỰC HIỆN
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các vấn đề thực thi MIS từ cuối thập niên 1950 và đã có nhiều mô hình thực hiện DSS được giới thiệu. Có nhiều yếu tố dùng để xác định mức độ thành công của bất kỳ hệ thống thông tin nào đó. Thuật ngữ yếu tố thành công muốn nói đến một điều kiện tồn tại trong tổ chức (như sự hỗ trợ của quản lý cấp cao) hoặc ứng dụng cụ thể (như việc sử dụng phần mềm thích hợp). Các yếu tố thành công có thể được chia làm hai loại: các yếu tố chung liên quan đến mọi hệ thống thông tin và các yếu tố liên quan cụ thể đến công nghệ MSS. Nội dung bài này sẽ thảo luận các yếu tố thực hiện thành công được nhóm trong chín loại (xem hình 1). Các loại này thường có quan hệ với nhau, và vài yếu tố có thể được phân vào hai hay nhiều loại đều được. Sự phân loại này có tính phác thảo để sắp xếp các yếu tố có liên quan.
Các yếu tố quyết định sự thành công thực thi MSSCÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT
Các yếu tố kỹ thuật liên quan đến mặt cơ học của thủ tục thực hiện. Bảng 1 liệt kê các yếu tố quan trọng
Các vấn đề kỹ thuật có thể được phân làm hai loại: ràng buộc kỹ thuật, liên quan chủ yếu đến những giới hạn của công nghệ có sẵn; các bài toán kỹ thuật, không phải do công nghệ mà do các yếu tố khác như sự khan hiếm tài nguyên. Loại thứ nhất có thể biến mất khi các công nghệ mới được phát triển. Loại thứ hai có thể được xử lý bằng cách tăng thêm nguồn tài nguyên sẵn có.
Bảng 1. Các yếu tố mang tính kỹ thuật
• Mức độ phức tạp (phải thấp)
• Độ tin cậy và thời gian đáp ứng của hệ thống (phải cao)
• Các chức năng không đầy đủ
• Thiếu trang thiết bị (phần cứng và phần mềm)
• Thiếu sự tiêu chuẩn hóa (các tiêu chuẩn để tích hợp và phổ biến)
• Các bài toán về mạng (kết nối)
• Không tương thích phần cứng hoặc phần mềm
• Khả năng kỹ thuật của nhóm dự án thấp
CÁC YẾU TỐ HÀNH VI
Thực hiện hệ thống thông tin dựa trên máy tính nhìn chung và MSS nói riêng bị tác động bởi sự nhận thức của con người về hệ thống và bởi hành vi chấp nhận của họ. Các yếu tố hành vi chính được trình bày trong bảng 2.
Sự chống đối của người dùng là một yếu tố hành vi chính liên đới với sự chấp nhận hệ thống mới. Một số lý do giải thích vì sao nhân viên phản kháng các hệ thống mới:
• Sự thay đổi nội dung công việc
• Mất vị thế
• Sự thay đổi trong mối quan hệ cá nhân
• Mất quyền lực
• Thay đổi trong cách thức ra quyết định
• Sự không chắc chắn hoặc không quen thuộc hoặc thông tin sai
• An toàn công việc
Trong các lý do trên, lý do quan trọng nhất chống đối DSS nếu so sánh với hệ thống xử lý giao dịch là sự thay đổi trong giải pháp ra quyết định. Jiang và các tác giả khác dựa trên nghiên cứu của họ về 66 nhà quản lý trong nhiều ngành công nghiệp đã đưa ra các chiến lược để giải quyết sự chống đối DSS của người dùng:
• Các chiến lược tham gia ví dụ như sự tham gia của người sử dụng được các chủ thể mong muốn nhất
• Các phương pháp quản lý trực tiếp như dàn xếp chuyển đổi công việc, trả lương di chuyển, và phân công lại bị các chủ thể đánh giá tiêu cực
• Các chiến lược huấn luyện như các buổi học định hướng, chuyển biến từng bước để hiệu chỉnh và huấn luyện lại nhân viên bị phê phán nhiều trong TPS hơn so với DSS.
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) phát triển bởi Davis (1989) giải thích hành vi người dùng trong phạm vi rộng các công nghệ máy tính cho người dùng cuối và số người sử dụng chấp nhận công nghệ thông tin. Sự chấp nhận công nghệ mới của người dùng được xác định bởi sự cần thiết và dễ sử dụng của hệ thống. Sự chấp nhận MSS cũng liên quan tới nhận thức của người sử dụng và thái độ của họ về việc sử dụng một hệ thống cụ thể nào đó.
Các yếu tố | Mô tả |
Kiểu quyết định | Xử lý hình tượng của trí tuệ nhân tạo (AI) mang tính khám phá, DSS và ANN mang tính phân tích |
Tính giải thích | ES có tính giải thích, ANN thì không. DSS có giải thích một phần. Sự giải thích có thể giảm tính chống đối |
Không khí tổ chức | Một số tổ chức hỗ trợ phát kiến và công nghệ mới, ngược lại chỗ khác chờ và chậm thay đổi |
Những kỳ vọng tổ chức | Quá kỳ vọng có thể dẫn đến thất vọng và chấm dứt phát minh. Quá kỳ vọng có thể thấy trong các hệ thống thông minh tronggiai đoạn đầu |
Kháng cự sự thay đổi | Mạnh trong MSS bởi vì có tác động lớn |
CÁC YẾU TỐ QUÁ TRÌNH
Cách thức phát triển và thực hiện MSS có thể ảnh hưởng lớn đến sự thành công.
Hỗ trợ của quản lý cấp cao
Là một trong những nhân tố quan trọng nhất khi thực hiện bất cứ sự thay đổi nào trong tổ chức. Một khía cạnh quan trọng trong MSS và đặc biệt trong ES là sự hỗ trợ tài chính liên tục để duy trì hệ thống. Nếu không có sự cam kết hỗ trợ, nhiều dự án sẽ thất bại. Chỉ có một ít các nghiên cứu các phương pháp gia tăng sự hỗ trợ quản lý cấp cao với MSS. Ví dụ như Rockart và Crescenzi (1984) đề ra quá trình ba giai đoạn để thúc đẩy sự tham gia của các nhà quản lý cấp cao trong các dự án EIS: (1) nối kết nhu cầu quản lý của việc kinh doanh với hệ thống thông tin đang đề xuất, (2) phát triển những quyền ưu tiên của hệ thống và tranh thủ sự tin cậy trong hệ thống đang kiến nghị, và (3) phát triển nhanh các hệ thống có độ rủi ro quản lý thấp. Một mô hình khác của Young (1987) đề xuất năm hoạt động: tiếp nhận sự hướng dẫn điều hành, hình thành ban chỉ đạo, rèn luyện cấp quản lý thâm niên, phát triển ngân sách cho hoạt động chức năng, và giải thích các quá trình hệ thống thông tin sách lược cho những nhà quản lý cấp cao.
Quản lý và cam kết của người dùng
Như đã mô tả ở trên, hỗ trợ nghĩa là hiểu các vấn đề, tham gia và góp phần vào việc thực hiện. Tuy nhiên điều này khác rất lớn với sự cam kết của người dùng. Ginzberg (1981) đã cho thấy hai loại cam kết cần cho sự thành công. Thứ nhất là cam kết với chính dự án và thứ hai là cam kết thay đổi. Trong ES, quan trọng là đạt được sự cam kết của các chuyên gia.
Sự thể chế hóa (Institutionalization)
Sự thể chế hóa là quá trình qua đó MSS được sát nhập thành một phần hoạt động của tổ chức. Dự thể chế hóa rõ ràng củng cố sự thực hiện thành công, nó cũng giúp tạo ra văn hóa tổ chức khuyến khích những ứng dụng tương lai.
Thời gian người dùng từng sử dụng máy tính và MSS
Khoảng thời gian mà một người từng sử dụng máy tính là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thỏa mãn của một hệ thống hỗ trợ ra quyết định. Nói chung, nghiên cứu đã cho thấy rằng người ta sử dụng một DSS càng lâu thì họ sẽ càng hài lòng. Chúng ta có thể giả thiết rằng điều này cũng đúng cho các công nghệ MSS khác bởi vì tất cả đều hỗ trợ các quá trình quản lý.
SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÙNG
Sự tham gia của người dùng là người sử dụng hay đại diện nhóm người sử dụng tham gia vào quá trình phát triển hệ thống. Trong lý thuyết MIS, có một điều gần như là chân lý đó là sự tham gia của người dùng là một điều kiện cần thiết để phát triển thành công hệ thống thông tin dựa trên máy tính (CBIS). Trong ES, sự tham gia của người dùng ít quan trọng hơn trong DSS bởi vì người thiết lập có thể không biết người sử dụng sẽ là ai. Khi phát triển EIS, sự tham gia của người dùng là điều bắt buộc bởi vì hệ thống được thiết kế riêng cho người sử dụng.
Mặc dù sự tham gia của người dùng là quan trọng, nhưng xác định khi nào tham gia và tham gia mức độ bao nhiêu là các câu hỏi chưa được trả lời đầy đủ. Trong các hệ thống được phát triển cho người sử dụng, người sử dụng hiển nhiên tham gia rất nhiều. Khi các nhóm người được sử dụng thì vấn đề tham gia trở nên khá phức tạp.
Trong DSS, sự tham gia của người dùng có ý nghĩa hơi khác so với những ứng dụng máy tính truyền thống. Đối với ứng dụng máy tính truyền thống, người dùng chủ yếu tham gia vào giai đoạn lập kế hoạch, kiểm tra và đánh giá. Đối với DSS, sự tham gia nhiều của người dùng được ủng hộ trong suốt quá trình phát triển, với khối lượng tham gia quản lý trực tiếp đáng kể.
Bảng 2 trình bày kết quả của một nghiên cứu (Sprague và Watson, 1996) về sự tham gia quản lý trong sáu giai đoạn của vòng đời phát triển DSS. Kết quả cho thấy có sự tham gia đáng kể trong tất cả sáu giai đoạn phát triển DSS. Dữ liệu cũng cho thấy quản lý cấp cao gần như không tham gia trong giai đoạn xây dựng và kiểm tra DSS và chỉ đóng vai trò nhỏ trong giai đoạn minh họa. Quản lý cấp trung tham gia mạnh trong tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển. Mức độ tham gia thấp của quản lý cấp thấp có thể được giải thích là do các hệ thống nghiên cứu được thiết kế gần như dành riêng để hỗ trợ ra quyết định cho quản lý cấp trung và cấp cao.
Mục tiêu, kế hoạch và truyền tin
Sứ mệnh của dự án, trách nhiệm, các ràng buộc và các kế hoạch phải rõ ràng. Các kế hoạch và tiến độ cho dự án phải xác định sẵn, những người tham gia phải truy cập được các thông tin đầy đủ. Các kênh thông tin chính thức phải được thiết lập giữa tất cả các bên tham gia. Trong ES, kỹ sư tri thức có trách nhiệm truyền tin giữa cấp quản lý, người dùng, và các chuyên gia. Nhiều thành công của ES phụ thuộc vào khả năng truyền thông tin của người này.
Bảng 2. Tham gia của cấp quản lý trong phát triển DSS: phần trăm các công ty có sự tham gia cấp quản lý theo các cấp và các giai đoạn.
Giai đoạn trong vòng đời | Cấp thấp | Cấp trung | Cấp cao | Bất cứ cấp nào |
Khái niệm | 0 | 61 | 61 | 100 |
Yêu cầu thông tin | 0 | 78 | 61 | 100 |
Xây dựng hệ thống | 11 | 72 | 6 | 78 |
Thử hệ thống | 11 | 72 | 6 | 83 |
Minh họa hệ thống | 11 | 78 | 28 | 89 |
Chấp nhận hệ thống | 0 | 72 | 67 | 100 |
CÁC YẾU TỐ TỔ CHỨC
Năng lực (kỹ năng) và tổ chức nhóm MSS
Kỹ năng của người tham gia, đặc biệt là xây dựng DSS và hỗ trợ kỹ thuật rất quan trọng cho sự thành công DSS. Trách nhiệm phát triển và thực hiện DSS cũng là một yếu tố quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy hầu hết sự phát triển DSS được kiểm soát bởi người dùng.
Nguồn lực đầy đủ
Thành công của bất kỳ dự án MSS nào đều phụ thuộc vào mức độ tiếp cận hệ thống máy tính và các tài nguyên khác từ sự sắp đặt của tổ chức. Thành công phụ thuộc các yếu tố như máy tính cá nhân và trạm làm việc có sẵn, chất lượng của mạng cục bộ, khả năng truy cập cơ sở dữ liệu, và phí sử dụng. Các yếu tố khác như cơ sở vật chất giúp đỡ và hỗ trợ (như trung tâm trợ giúp), bảo trì phần mềm, và sự sẵn có của phần cứng.
Quan hệ với phòng hệ thống thông tin
Nhiều ứng dụng MSS có thể cần kết nối với cơ sở dữ liệu của tổ chức. Hệ thống thông tin hiện tại phải có khả năng cung cấp dữ liệu hiện nay và quá khứ. MSS phân phối yêu cầu sử dụng các mạng hợp tác và Internet. Do đó mối quan hệ của người dùng với phòng hệ thống thông tin có thể là yếu tố sống còn cho sự thành công của MSS.
Hoạt động chính trị của tổ chức
Khi sự phát triển của tổ chức chậm, những quan hệ nội bộ có khuynh hướng ổn định, sự phân chia quyền lực được thương lượng, cảm giác an toàn và trạng thái lành mạnh được thiết lập. Sự thực hiện dự án MSS qui mô rộng có thể đe dọa sự cân bằng này và giấy lên sự chống đối dự án. Đây là chổ mà hoạt động chính trị thường xuất hiện. Chính trị trong tổ chức, đặc biệt các tổ chức lớn, thường được đánh giá thấp hoặc bỏ qua. Tuy nhiên, sự thành công của dự án có thể phụ thuộc nhiều vào chính trị. Người lãnh đạo nhóm MSS được khuyên là không nên trung lập mà phải tham gia, học các luật lệ và xác định các trung tâm và nhóm quyền lực trong tổ chức.
Các yếu tố tổ chức khác.
Các yếu tố quan trọng khác trong thực hiện MSS là vai trò của người ủng hộ hệ thống (người bảo trợ) là người phát động dự án, và sự tương thích của hệ thống với các mục tiêu cá nhân và tổ chức của người tham gia.
GIÁ TRỊ VÀ NGUYÊN TẮC (values and ethics)
Cấp quản lý có trách nhiệm xem xét các nguyên tắc (phù hợp xu thế) và các giá trị liên quan đến sự thực hiện dự án MSS. Ba điều quan trọng:
• Các mục tiêu của dự án. Bởi vì quá trình thực hiện dựa trên việc cố gắng đạt các mục tiêu của các bộ phận và tổ chức, nhóm phát triển nên quyết định liệu rằng các mục tiêu sau cùng có đúng nguyên tắc không. Nhóm cũng nên xác định xem những mục tiêu có đúng nguyên tắc với những người có vai trò đối với sự sống còn của quá trình thực hiện hay không.
• Quá trình thực hiện. Một câu hỏi khác mà các nhà xây dựng hệ thống nên hỏi là liệu rằng quá trình thực hiện có đúng nguyên tắc thậm chí là hợp pháp hay không. Mặc dù các mục tiêu là đúng nhưng bản thân quá trình thực hiện có thể là không; ví dụ như cố gắng đạt mục tiêu doanh thu bằng cách vi phạm luật chống độc quyền của chính phủ.
• Tác động lên các hệ thống khác. Các mục tiêu và quá trình có thể đúng nguyên tắc, nhưng tác động của dự án thực hiện lên một hệ thống khác có thể không.
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Sự thực hiện MSS có thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài khu vực trực tiếp của nhóm phát triển. Môi trường bên ngoài bao gồm luật pháp, xã hội, kinh tế, chính trị và các yếu tố khác có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự thực hiện dự án.
Luật chính phủ liên quan đến viễn thông xuyên qua các ranh giới quốc tế có thể hạn chế EDI hoặc việc sử dụng EIS thành công khác đối với một quốc gia đơn lẻ. Luật pháp có thể hạn chế sử dụng một ES bởi vì những nhà phát triển e ngại thưa kiện luật pháp nếu việc sử dụng kết quả của ES dẫn tới sự thiệt hại. Một ví dụ liên quan hạn chế thương mại điện tử xảy ra đầu năm 1997 khi chính phủ Pháp yêu cầu rằng tất cả các Web site trên nước Pháp phải có nội dung bằng tiếng Pháp. Một số yếu tố khác liên quan đến tác động giữa các nền văn hóa của hệ thống thông tin trong các tổ chức toàn cầu hóa. Các bên bán, viện nghiên cứu, tổ chức đầu tư mạo hiểm và các trường đại học đều có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện MSS. Cuối cùng, các quy định Internet có thể hạn chế sự quảng cáo và vài loại thương mại điện tử.
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN DỰ ÁN
Hầu hết các yếu tố đề cập ở trên có thể xem như là các yếu tố trong môi trường thực hiện. Môi trường bao gồm các điều kiện chung xung quanh việc thực hiện ứng dụng: môi trường độc lập với dự án. Một môi trường phù hợp là hữu ích nhưng chưa đủ. Mỗi dự án phải được đánh giá trên chính công lao của nó như sự quan trọng của nó đối với tổ chức và thành viên của nó. Dự án phải thỏa mãn chỉ tiêu chi phí – lợi ích nào đó. Đánh giá dự án bao gồm nhiều thước đo và cần xem xét nhiều yếu tố. Đối với hệ thống thông tin nói chung, có các yếu tố sau đây (theo Meredith, 1981):
• Vấn đề quan trọng hay chính yếu cần giải quyết
• Một cơ hội cần phải đánh giá
• Sự cấp bách giải quyết vấn đề
• Sự đóng góp mang đến lợi ích cao của phạm vi vấn đề
• Sự đóng góp của phạm vi vấn đề để phát triển
• Tài nguyên đáng kể ràng buộc với phạm vi vấn đề
• Sự đánh đổi có thể chứng minh được khi vấn đề được giải quyết
Kỳ vọng đối với một hệ thống cụ thể
Kỳ vọng của người sử dụng về việc làm thế nào hệ thống sẽ góp phần vào thành tích của họ và phần thưởng kèm theo tác động rất lớn đến việc chọn sử dụng hệ thống. Hơn nữa khi các hệ thống được phát triển, những đóng góp thực sự có thể bị giảm xuống hoặc thay đổi đáng kể. Sự kỳ vọng quá nhiều được quan sát đối với các công nghệ AI, đôi khi được xem như phép màu. Các khảo sát về lợi ích của ES được các chuyên gia IS nhận thức có kết quả sau:
• Các tổ chức có kỳ vọng tương đối cao đối với lợi ích mà ES mang lại
• Các tổ chức trong lĩnh vực sản xuất và giá trị tăng thêm có kỳ vọng về lợi ích cao hơn so với trong lĩng vực quản lý
• Lợi ích thực sự đáp ứng kỳ vọng có liên quan tới sự nhất quán trong quyết định và kiểm soát quản lý
• Lợi ích thực sự từ việc dùng ES chỉ vừa phải hoặc nhỏ và không đáp ứng những kỳ vọng trong tất cả các lĩnh vực khác
Phân tích lợi ích – chi phí
Ứng dụng hệ thống thông tin dựa trên máy tính (CBIS) có thể xem là một phương án đầu tư. Như vậy ứng dụng IS nên so sánh lợi thế với những phương án đầu tư khác kể cả phương án không làm gì cả. Những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng rất ít công ty thực hiện phân tích lợi ích – chi phí cho DSS, EIS, và ES của họ. Thay vì vậy, họ dùng biện pháp phân tích giá trị bao gộp cả những lợi ích phi tiền tệ. Cũng cần lưu ý rằng cần phải có động lực quan trọng khác xa hơn lợi ích kinh tế cá nhân ngắn hạn để thực hiện thành công các hệ thống dành cho người dùng có kiến thức.
Chọn lựa dự án
Đối với một dự án thực hiện thành công, nó phải tương thích với tổ chức cụ thể. Sự tương thích này phải xảy ra ở ba mức độ: cá nhân, nhóm nhỏ, và tổ chức.
Quản lý dự án
Cần phải trả lời các câu hỏi quản lý dự án thực tế trước khi thực hiện dự án MSS:
• Ai sẽ có trách nhiệm thực thi mỗi phần của dự án?
• Khi nào thì hoàn tất mỗi công đoạn?
• Yêu cầu những tài nguyên nào (ngoài tiền)?
• Cần những thông tin nào?
Sự sẵn sàng tài chính và những tài nguyên khác
Mọi chu cấp tài chính, dòng tiền, nguồn tiền, và đảm bảo quỹ nên hoạch định trước. Phải có những cam kết để đảm bảo có tiền khi cần. Thiếu chu cấp tài chính thường được ghi nhận là trở ngại chính trong việc thực hiện hoặc sử dụng liên tục hệ thống qui mô rộng.
Điều độ thời gian và độ ưu tiên
Hai yếu tố liên quan nhau trong khi thực hiện dự án là điều độ thời gian và sự ưu tiên. Ví dụ, một nhà xây dựng MSS có thể cho rằng một vấn đề rất quan trọng trong giai đoạn nghiên cứu khả thi lại không quan trọng trong giai đoạn thực hiện. Thường thì điều độ thời gian và sự ưu tiên là những yếu tố hơi xa tầm kiểm soát đối với nhóm MSS.
CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN DSS
Chiến lược thực hiện DSS có thể chia làm bốn loại chính:
• Chia dự án thành các phần nhỏ có thể quản lý được
• Làm cho giải pháp đơn giản
• Phát triển một nền tảng hỗ trợ thỏa đáng
• Đáp ứng nhu cầu sử dụng và cơ chế hóa hệ thống
Nhìn chung, mỗi nhóm vừa nêu trên là hiển nhiên. Tuy vậy có một số chiến lược khác với vài mục đích và mối nguy kèm theo như bảng 4.
Chiến lược thực hiện DSS
THỰC HIỆN HỆ THỐNG CHUYÊN GIA
Những chủ đề quan trọng khi thực hiện ES:
• Chất lượng của hệ thống
• Hợp tác của các chuyên gia
• Điều kiện để biện hộ nhu cầu đối với một ES cụ thể
Chất lượng của hệ thống
Thành công của ES phụ thuộc vào chất lượng của hệ thống. Một số nhà nghiên cứu đưa ra bảy đặc trưng đại diện cho một ES tốt:
• ES được phát triển để đáp ứng trọn vẹn một nhu cầu định trước
• ES dễ sử dụng ngay cả với người chưa có kinh nghiệm
• ES có thể làm tăng chuyên môn của người dùng
• ES nên có năng lực khám phá
• Chương trình có thể đáp lại những câu hỏi đơn giản
• Hệ thống có khả năng học kiến thức mới (nghĩa là hệ thống có thể hỏi những câu hỏi để có thêm thông tin)
• Kiến thức chương trình có thể dễ dàng sửa đổi (nghĩa là, thêm mới, xóa bỏ, thay đổi)
Những đặc trưng này là cần thiết nhưng chưa đủ để cho một ES thành công.
Sự hợp tác của các chuyên gia
Một ES thành công phải cung cấp lời khuyên tốt (cho kết quả đầu ra thích hợp). Lời khuyên tốt phụ thuộc vào sự cộng tác của lĩnh vực chuyên gia, các câu hỏi sau phải được thảo luận trước khi xây dựng một ES:
• Các chuyên gia có được đền đáp cho công sức của họ hay không (dưới dạng sự trung thành, thưởng đặc biệt, trả lương)?
• Làm thế nào có thể nói rằng các chuyên gia nói thật về cách họ giải quyết vấn đề ?
• Làm thế nào các chuyên gia đảm bảo rằng họ sẽ không mất việc hoặc công việc của họ sẽ bị xem nhẹ một khi ES hoạt động đầy đủ?
• Các chuyên gia có quan tâm những người khác trong tổ chức mà công việc của những người này bị ảnh hưởng xấu do thực hiện ES và cấp quản lý làm gì trong trường hợp như vậy?
Nhìn chung, cấp quản lý nên dùng những cách động viên để gây ảnh hưởng các chuyên gia làm cho họ sẽ cộng tác hoàn toàn với kỹ sư tri thức. Các chuyên gia có quyền lực đáng kể, thậm chí họ có thể dùng nó để phá hoại một hệ thống; quyền lực này phải được nhận biết và lưu ý.
Điều kiện để chứng tỏ một ES là có giá trị hiện hữu (khi nào cần ES)
Các hệ thống chuyên gia có khả năng thành công lớn khi một hay các điều kiện sau gợi ý nhu cầu cho hệ thống:
• Tổ chức không có sẵn chuyên gia hoặc thuê đắt tiền
• Các quyết định phải thực hiện dưới áp lực hoặc thậm chí thiếu ngay cả một yếu tố đơn lẻ có thể gây thảm họa.
• Tốc độ thay thế nhân viên cao, dẫn đến nhu cầu đào tạo liên tục nhân viên mới.
Đào tạo như vậy tốn chi phí và thời gian
• Một lượng rất lớn dữ liệu phải được phân tích hết
• Cần ý kiến chuyên gia để gia tăng kiến thức cho nhân sự cấp thấp
• Có quá nhiều yếu tố hoặc giải pháp để một người có thể nhớ một lúc ngay cả khi vấn đề được chia thành những phần nhỏ hơn
• Vấn đề cần phải có phương thức dựa trên kiến thức và không thể xử lý bằng phương thức máy tính truyền thống
• Tính kiên định và tin cậy là quan trọng nhất, không phải tính sáng tạo.
• Các yếu tố liên tục thay đổi và một người khó có thể lưu ý đến chúng để tìm đúng thông tin cần vào đúng thời điểm
• Nhân sự trong các lĩnh vực khác nhau (như kế toán hay tiếp thị) cần có sẵn chuyên gia đặc biệt (như chuyên gia thống kê) để giúp cho việc ra quyết định tốt hơn.