Thực phẩm hữu cơ không tốt hơn thực phẩm thông thường
Không có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm được chế tạo theo phương pháp hữu cơ có độ dinh dưỡng cao hơn so với thực phẩm đuợc chế tạo một cách thông thường, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The American Journal of Clinical Nutrition ngày 29 tháng 7. Ngươi tiêu dùng có vẻ như rất ...
Không có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm được chế tạo theo phương pháp hữu cơ có độ dinh dưỡng cao hơn so với thực phẩm đuợc chế tạo một cách thông thường, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The American Journal of Clinical Nutrition ngày 29 tháng 7.
Ngươi tiêu dùng có vẻ như rất sẵn sàng trả giá cao hơn cho thực phẩm hữu cơ do những lợi ích sức khỏe và dinh dưỡng, và thị trường thực phẩm hữu cơ toàn cầu năm 2007 có giá trị vào khoảng 29 tỷ bảng (2 tỷ bảng chỉ riêng ở thị trường Anh Quốc). Một số bài phê bình trước đây đã kết luận rằng thực phẩm hữu cơ có thành phần dinh dưỡng tốt hơn thực phẩm thông thường, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bài tổng hợp hệ thống nào về những tài liệu đã được công bố.
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Y tế vệ sinh và nhiệt đới London đã thực hiện bài tổng hợp hệ thống rộng nhất những tài liệu đã được công bố về thành phần dinh dưỡng của thực phẩm hữu cơ. Bài phê bình này tập trung vào thành phần dinh dưỡng và không bao gồm những tài liệu về thành phần của chất gây ô nhiễm hoặc thặng dư hóa học trong thực phẩm do phương pháp sản xuất nông nghiệp khác nhau.
Hơn 50.000 bài báo đã được tìm kiếm, và tổng cộng 162 bài phù hợp được công bố trong giai đoạn 50 năm cho đến ngày 29 tháng 2 năm 2008 đã được nhận biết và so sánh thành phần dinh dưỡng của thực phẩm hữu cơ và thực phẩm được chế biến thông thường. Để đảm bảo tính chính xác, chất lượng của từng bài báo được đánh giá. Để được xếp vào loại có chất lượng phù hợp, các nghiên cứu phải cung cấp thông tin về giấy chứng nhận thực phẩm hữu cơ, sự canh tác cây trồng và gây giống thú nuôi được phân tích, dinh dưỡng hoặc các chất dinh dưỡng liên quan được đánh giá, phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm được sử dụng, và phương pháp phân tích thống kê được áp dụng. 55 trong số các bài báo được xếp loại chất lượng đạt yêu cầu, và các nhà nghiên cứu thực hiện việc phân tích và so sánh thành phần của 13 loại chất dinh dưỡng được báo cáo nhiều nhất trong thực phẩm hữu cơ và thông thường.
Không có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm được chế tạo theo phương pháp hữu cơ có độ dinh dưỡng cao hơn so với thực phẩm đuợc chế tạo một cách thông thường, theo một nghiên cứu mới. (Ảnh: iStockphoto/Jack Puccio) |
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm hữu cơ và thông thường là tương đương nhau. 10 trong số 13 danh mục chất dinh dưỡng được phân tích, không có sự khác biệt đáng kể nào giữa hai phương pháp chế biến thực phẩm. Những khác biệt, nếu có, thường là do việc sử dụng phân bón khác nhau, và sự chín khi thu hoạch. Không có lý do gì để cho rằng tiêu thụ thực phẩm hữu cơ ở mức độ báo cáo sẽ có thêm lợi ích về sức khỏe.
Alan Dangour, thuộc Đơn vị nghiên cứu các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Trường y tế vệ sinh và nhiệt đới London, đồng thời là một trong các tác giả của bản báo cáo, nhận xét: “Chỉ có một lượng khác biệt nhỏ về thành phần dinh dưỡng được tìm thấy giữa thực phẩm hữu cơ và thông thường, và không có bất cứ sự liên quan nào đến sức khỏe cộng đồng. Bản báo cáo của chúng tôi chỉ ra rằng hiện chưa có bằng chứng nào ủng hộ việc lựa chọn thực phẩm hữu cơ thay vì thực phẩm thông thường. Nghiên cứu trong lĩnh vực này sẽ hưởng lợi từ tính chính xác khoa học cao hơn và hiểu biết cặn kẽ hơn của những yếu tố khác nhau cấu thành nên thành phần dinh dưỡng của thực phẩm”.
Nghiên cứu do Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm Anh Quốc tài trợ. Cơ quan tài trợ không hề có vai trò gì trong việc thiết kế, thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá hay viết báo cáo cho nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu đã tổ chức 6 cuộc họp với đơn vị tài trợ.
Tham khảo:
1. Alan D Dangour, Sakhi K Dodhia, Arabella Hayter, Elizabeth Allen, Karen Lock, Ricardo Uauy. Nutritional quality of organic foods: a systematic review. The American Journal of Clinical Nutrition, July 29, 2009 DOI: 10.3945/ajcn.2009.28041