Thực hiện kiểm toán
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và được đánh giá là có hiệu lực. Khi đó, các thử nghiệm kiểm soát được triển khai nhằm thu thập các bằng ...
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và được đánh giá là có hiệu lực. Khi đó, các thử nghiệm kiểm soát được triển khai nhằm thu thập các bằng chứng Kiểm toán về thiết kế và về hoạt động của HTKSNB. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500 quy định: “Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng Kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ”.
Trong giai đoạn này, thử nghiệm kiểm soát thường được Kiểm toán viên tiến hành theo các mục tiêu Kiểm toán. Đối với Kiểm toán phần hành Tài sản cố định, thử nghiệm kiểm soát được thực hiện như sau:
Bảng 2: Các thử nghiệm kiểm soát TSCĐQuá trình KSNB chủ yếu | Các thử nghiệm kiểm soát phổ biến | |
1. Tính hiện hữu | - TSCĐ ghi trong sổ sách hiện do doanh nghiệp quản lý sử dụng, tính độc lập bộ phận quản lý TSCĐ và việc tách biệt bộ phận này với bộ phận ghi sổ.- Sự có thật của công văn xin đề nghị mua TSCĐ, công văn duyệt mua, hợp đồng mua, biên bản giao nhận TSCĐ đưa vào sử dụng và thẻ TSCĐ.- Các chứng từ thanh lý nhượng bán TSCĐ được huỷ bỏ, tránh việc sử dụng lại. | - Quan sát TSCĐ ở đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa các chức năng quản lý và ghi sổ với bộ phận bảo quản TSCĐ.- Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyên chứng từ và dấu hiệu của KSNB.- Kiểm tra dấu hiệu của sự huỷ bỏ. |
2. Tính đầy đủ | Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ, được ghi chép từ khi mua nhận TSCĐ về đơn vị cho tới khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ. Việc ghi chép, tính nguyên giá TSCĐ đều dựa trên cơ sở chứng từ hợp lệ nêu trên. | Kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ có liên quan đến TSCĐ. |
3. Quyền và nghĩa vụ | TSCĐ thuộc sở hữu của đơn vị được ghi chép vào khoản mục TSCĐ, được doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Những TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì được ghi chép ngoài Bảng cân đối tài sản. | Kết hợp giữa việc kiểm tra vật chất với việc kiểm tra chứng từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu tài sản. |
4. Sự phê chuẩn | Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảm trích khấu hao TSCĐ được phân cấp đối với các nhà quản lý của doanh nghiệp. | - Phỏng vấn những người liên quan.- Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn. |
5. Tính chính xác máy móc | Tất cả các chứng từ có liên quan tới việc mua, thanh lý TSCĐ ở đơn vị đều đựơc phòng kế toán tập hợp và tính toán đúng đắn. Việc cộng sổ chi tiết và sổ tổng hợp TSCĐ là chính xác và được kiểm tra đầy đủ. | - Xem xét dấu hiệu kiểm tra của HTKSNB.- Cộng lại một số chứng từ phát sinh của TSCĐ. |
6. Tính kịp thời | Việc ghi sổ và cộng sổ TSCĐ được thực hiện kịp thời ngay khi có nghiệp vụ phát sinh và đáp ứng yêu cầu lập Báo cáo kế toán của doanh nghiệp. | Kiểm tra tính đầy đủ và kịp thời của việc ghi chép. |
7. Phân loại và trình bày | - Doanh nghiệp có quy định về việc phân loại chi tiết TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý.- Các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp. | - Phỏng vấn những người có trách nhiệm để tìm hiểu quy định phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp.- Kiểm tra hệ thống tài khoản và sự phân loại sổ sách kế toán.- Xem xét trình tự ghi sổ và dấu hiệu của KSNB. |
Thực hiện thủ tục phân tích
Trước khi kiểm tra chi tiết về số tăng hay giảm trong năm, Kiểm toán viên cần đảm bảo rằng số liệu trên các sổ chi tiết bằng với số liệu phản ánh trên sổ cái tài khoản. Muốn vậy, cần đối chiếu giữa số tổng cộng trên sổ chi tiết với số liệu trên sổ cái. KTV cần thu thập hay tự lập ra một bảng phân tích trong đó có liệt kê số dư đầu kỳ và các chi tiết về số phát sinh tăng, giảm trong năm Kiểm toán để từ đó tính ra số dư cuối kỳ. Số dư cuối kỳ sẽ được kiểm tra thông qua sự đối chiếu với các tài liệu Kiểm toán của năm trước. Còn các tài sản tăng và giảm trong năm thì trong quá trình Kiểm toán, KTV sẽ thu thập thêm bằng chứng chi tiết về các khoản tăng hay giảm này.
Trong giai doạn này Kiểm toán viên còn có thể Xem xét một số tỷ suất tài chính sau:
- So sánh tỷ lệ Tổng chi phí khấu hao TSCĐ so với Tổng nguyên giá TSCĐ của năm nay so với các năm trước nhằm nhận định, tìm hiểu sai sót có thể có khi tiến hành tính số khấu hao tại kỳ Kiểm toán.
- So sánh tỷ lệ giữa Tổng khấu hao luỹ kế TSCĐ với Tổng nguyên giá TSCĐ nhằm nhận định, tìm các sai sót có thể xảy ra khi ghi sổ khấu hao luỹ kế.
- So sánh tỷ lệ Tổng chi phí sửa chữa lớn so với Tổng nguyên giá TSCĐ hoặc so sánh Tổng chi phí sửa chữa lớn với các năm trước để tìm kiếm các chi phí sản xuất kinh doanh bị vốn hoá hoặc các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản bị phản ánh sai lệch vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- So sánh tỷ lệ Tổng nguyên giá TSCĐ so với Giá trị tổng sản lượng với các năm trước để tìm kiếm các TSCĐ không sử dụng vào sản xuất kinh doanh hoặc đã bị thanh lý, nhượng bán nhưng chưa được ghi sổ.
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ
Đối với mỗi doanh nghiệp số tiền đầu tư mua sắm, thuê Tài sản cố định thường rất lớn. Vì vậy việc ghi sổ và cộng sổ các nghiệp vụ tăng Tài sản cố định có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chính xác trâi Báo cáo tài chính.
Việc kiểm tra các nghiệp vụ tăng Tài sản cố định trong kỳ được trú trọng vào các khoản đầu tư xay dựng cơ bản đã hoàn thành, các nghiệp vụ mua xắm và thường kết hợp với các khảo sát chi tiết số dư các trường hợp tăng được trình bày trong bảng sau:
Mục tiêu Kiểm toán | Các khảo sát chi tiết số dư tài khoản Tài sản cố định | Ghi chú |
Các nghiệp vụ tăng Tài sản cố định trong năm đều được ghi chép hợp lý (tính hợp lý chung) | - So sánh số phát sinh tăng TSCĐ với tổng số nguyên giá TSCĐ tăng của năm trước.- Đánh giá các khoản tăng TSCĐ (đặc biệt là các nghiệp vụ có giá trị lớn)có hợp lý với công việc kinh doanh nghiệp hay không.- Đánh giá tổng các khoản mua vào, đầu tư, tiếp nhận... Có nhận xét biến động về kinh doanh và các điều kiện kinh tế | Kiểm toán viên phải có những hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. |
Nguyên giá Tài sản cố định được tính toán và ghi sổ đúng đắn (tính giá) | Kiểm tra hoá đơn của người bán và chứng từ gốc liên quan đến tăng Tài sản cố định (biên bản giao nhận Tài sản cố định, hợp đồng...)Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng tài chính liên quan đến xác định nguyên giá Tài sản cố định đi thuê.đối chiếu từng trường hợp tăng với sổ chi tiết Tài sản cố định. | Cần nắm vững các nguyên tắc, quy định hiện hành về đánh ía Tài sản cố định.Các cuộc khảo sát này cần cân nhắc tuỳthuộc vào mức đọ rủi ro kểm soát của các khoản mục Tài sản cố định trong bảng khai tài chính. |
Các trường hợp tăng Tài sản cố định đều có thật (tính hiện hữu) | Kiểm tra các hoá đơn của người bán, các biên bản giao nhận Tài sản cố định, biên bản giao nhận vốn, biên bản quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản, biên bản liên doanh liên kết...Kiểm kê cụ thể các Tài sản cố định hữu hình.Kiểm tra quá trình mua sắm, chi phí để hình thành Tài sản cố định. | |
Các trường hợp tăng Tài sản cố định đều được ghi chép đầy đủ (tính chọn vẹn) | Xem xét các hoá đơn của người bán, các chứng từ tăng Tài sản cố định, các chi phí sửa chữa Tài sản cố định để phát hiện ra các trường hợp quên ghi sổ Tài sản cố định hoặc ghi Tài sản cố định thành chi phí sản xuất kinh doanh.Kiểm tra lại các hợp đồng thuê Tài sản cố định. | Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Kiểm toán Tài sản cố định. |
Các Tài sản cố định thể hiện trên bảng cân đối kế toán đề thuộc sở hữu hặc thuộc quền kiểm soát hoặc sử dụng nâu dài của đơn vị. (Quyền và nghĩa vụ) | Kiểm tra các hoá đơn của người bán và các chứng từ khác liên quan đến tăng Tài sản cố định.Kiểm tra các khoản của hợp đồng thuê tài chính.Xem xét các Tài sản cố định có đqợc hình thành bằng tiền của doanh nghiệp hoạc doanh nghiệp có phải bỏ chi phí ra để mua Tài sản cố định hay không? | Khi cần chú ý nhiều đến máy móc thiết bị sản xuất.Cần kiểm tra thường xuyên đối với đất đai, nhà xưởng chủ yếu và tài sản cố đinh vô hình. |
Các nghiệp vụ tăng Tài sản cố định đều được tính toán đúng (chính xác cơ học) | Cộng bảng liết kê mua sắm, đàu tư, cấp phát...Đối chiếu số tổng cộng trong sổ cái tổng hợp. | Mức đôi phạm vi kiểm tra phụ thuộc vào tính hiệu lực củ hệ thống kiểm soát nội bộ. |
Các trường hợp tăng Tài sản cố định được ghi chép theo đúng sự phân loại Tài sản cố định (phân loại và trình bày) | Kiểm tra các chứng từ tăng Tài sản cố định và các bút toán trong sổ kế toán căn cứ vào các quy định về hạch toán của hệ thống kế toán hiện hành. | |
Các trường hợp tăng Tài sản cố định được ghi sổ đúng kỳ (tính kịp thời) | Kiểm tra các nghiệp vụ tăng Tài sản cố định vào gần ngày (trước và sau ngày lập Báo cáo) lập Báo cáo kế toán để kiểm tra việc ghi sổ đúng kỳ. | Mục tiêu này đựoc kêt hợp chặt chẽ với việc ghi sổ đày đủ các trường hợp tăng Tài sản cố định và cách tính giá Tài sản cố định. Chú ý thời gian ghi sổ Tài sản cố định. |
Kiểm tra các nghiệp vụ giảm Tài sản cố định
Để kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ Kiểm toán viên phải xem xét các quyết định của Công ty về việc nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh bằng TSCĐ, cho thuê tài chính, đánh giá lại tài sản hoặc bị thiếu, mất có được phê chuẩn và phù hợp với các quy định của chế độ tài chính hiện hành hay không. Đồng thời phải tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ để đảm bảo rằng các tài sản đã được ghi giảm một cách đúng đắn.
Các mục tiêu quan trọng nhất trong Kiểm toán các nghiệp vụ giảm TSCĐ là:
- Các nghiệp vụ giảm TSCĐ đã xảy ra đều đã được ghi sổ.
- Các nghiệp vụ giảm TSCĐ đều được phê duyệt đầy đủ.
Để đạt được mục tiêu trên, Kiểm toán viên có thể xây dựng bảng kê các nghiệp vụ giảm TSCĐ trong năm Kiểm toán bằng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
+ Tên TSCĐ giảm (tên, mã hiệu của đối tượng tài sản, quy cách, nước sản xuất)
+ Lý do giảm (nhượng bán, thanh lý, góp vốn kinh doanh, đánh giá giảm
Nguyên giá
Ngày giảm TSCĐ
Khấu hao tích luỹ của tài sản
Giá bán, thanh lý, giá trị góp vốn được thoả thuận và chấp nhận của các bên tham gia liên doanh, liên kết.
Sau khi đã lập Bảng kê nói trên, cần phải cộng các chỉ tiêu (giá trị) của Bảng và đối chiếu các số liệu trên Bảng kê này với các nghiệp vụ giảm TSCĐ đã ghi sổ và đối chiếu mức khấu hao tích luỹ; giá trị cón lại của TSCĐ; chi phí và thu nhập có liên quan đến giảm TSCĐ trong sổ chi tiết TSCĐ.
Thông thường khi tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ ghi giảm tài sản trong kỳ, KTV thực hiện các bước công việc sau:
- Nếu mua thêm tài sản mới trong năm thì phải xem các tài sản cũ có bị mang đi trao đổi, hay bị thanh lý hay không?
- Phân tích tài khoản thu nhập khác (TK 711) để xác định xem có khoản thu nhập nào thu được từ việc bán tài sản hay không?
- Nếu có sản phẩm bị ngừng sản xuất trong năm, thì cần điều tra về việc sử dụng các thiết bị dùng cho việc sản xuất sản phẩm này?
- Phỏng vấn nhân viên để xác định xem có tài sản nào được thanh lý trong năm hay không?
- Điều tra các khoản giảm về bảo hiểm tài sản, để xem liệu có phải bắt nguồn từ nguyên nhân giảm tài sản hay không?
- Đối chiếu giữa số liệu sổ sách với số liệu kiểm kê xem có bị mất mát thiếu hụt tài sản không?
- Phân tích các chỉ tiêu giá trị hao mòn luỹ kế để xem tính đúng đắn của việc ghi chép các nghiệp tăng và giảm TSCĐ.
- So sánh mức khấu hao luỹ kế và chi phí liên quan đến việc giảm TSCĐ trong các sổ kế toán chi tiết.
Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản TSCĐ
Với số dư đầu kỳ, nếu khoản mục TSCĐ đã được Kiểm toán năm trước hoặc đã khẳng định là chính xác thì không phải kiểm tra. Trong trường hợp ngược lại, KTV phải chia số dư đầu kỳ thành các bộ phận nhỏ chi tiết ứng với từng loại TSCĐ và đối chiếu sổ chi tiết với sổ tổng hợp để xem xét tính chính xác của các số dư.
Với số dư cuối kỳ, dựa trên cơ sở kết quả của số dư đầu kỳ và nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ để xác định, đồng thời cần kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm kê cần chọn mẫu một vài TSCĐ ở các sổ chi tiết để đối chiếu với TSCĐ trên thực tế.
Xem xét các hợp đồng cho thuê TSCĐ, kiểm tra doanh thu cho thuê
Khi Kiểm toán doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản, KTV nên thu thập các hoạ đồ chi tiết về mọi tài sản và quan sát trực tiếp. Hoạ đồ sẽ giúp KTV phát hiện những tài sản được khai là không sử dụng, nhưng thực tế là đã cho thuê và không ghi vào sổ sách kế toán. Hoạ đồ còn giúp KTV ước tính phần doanh thu cho thuê của đơn vị.
Ngoài ra, KTV sẽ phân tích doanhthu cho thuê và so sánh với hợp đồng cho thuê và nhật ký thu tiền.
Cuối cùng, cần xem việc hạch toán có tuân thủ các chuẩn mực kế toán hay không? Muốn vậy, KTV cần xem xét cẩn thận các hợp đồng thuê để xác định xem kế toán có ghi chép đúng đắn hay không? Mặt khác, nhờ sự nghiên cứu các hợp đồng, KTV cũng xác định được các chi phí như điện nước, gas, điện thoại sẽ do ai trả, và đối chiếu với các tài khoản chi phí có liên quan.
Kiểm tra các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu
Mục tiêu chính nhăm xác định các khoản chi phí nào sẽ ghi tăng nguyên giá TSCĐ, hoặc tính vào chi phí của niên độ.
KTV tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của việc ghi nhận chi phí thông qua việc xác định xem các khoản chi phí này có chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó hay không? Nếu phát hiện các chi phí phát sinh không thoả mãn điều kiện này thì phải được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ.
Đối với nguồn chi cho sửa chữa lớn cần xem xét hai trương hợp: Sửa chữa lớn theo kế hoạch và sửa chữa lớn ngoài kế hoạch.
Xem xét việc quyết toán chi phí sửa chữa lớn theo chế độ quy định; kiểm tra việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn thuần và chi phí sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ.
Cuối cùng, có thể lập ra một bảng phân tích chi phí phát sinh hàng tháng rồi đối chiếu với số phát sinh của năm trước. Bất cứ chênh lệch trọng yếu nào giữa số liệu của các tháng trong hai năm đều cần làm rõ.
Kiểm toán chi phí khấu hao
Khác với các chi phí khác, chi phí khấu hao là một loại chi phí ước tính. Nghĩa là việc xác định chi phí phải trích hàng năm là một sự ước tính, chứ không phải là chi phí thực tế phát sinh. Mức khấu hao phụ thuộc vào hai nhân tố là nguyên giá và thời gian trích khấu hao. Trong đó nguyên giá là một nhân tố khách quan nên khi tiến hành Kiểm toán TSCĐ, Kiểm toán viên thường chú trọng đến việc xác định số dư vào cuối kỳ cũng như kiểm tra các tài sản tăng, giảm trong năm để xác định về mức khấu hao. Còn thời gian tính khấu hao lại phụ thuộc vào sự ước tính của đơn vị. Chính vì thế mà mức khấu hao phải trích cũng mang tính chất ước tính.
Mục tiêu chủ yếu của Kiểm toán khấu hao là xem xét việc đánh giá, phân bổ khấu hao của đơn vị đã hợp lý và theo đúng quy định chưa. Để đáp ứng được mục tiêu này, Kiểm toán viên cần xem xét phương pháp tính khấu hao và mức trích khấu hao đã trích để xác định xem:
- Phương pháp và thời gian tính khấu hao có tuân thủ theo quy định hiện hành không?
- Thời gian tính khấu hao đã đăng ký có được áp dụng một cách nhất quán hay không? Nếu có thay đổi có theo đúng quy định hay không?
- Việc tính khấu hao có chính xác không?
Chương trình Kiểm toán chi phí khấu hao gồm các bước:
- Kiểm tra lại các chính sách về khấu hao mà đơn vị đang áp dụng
- Xem xét các phương pháp sử dụng có phù hợp với các quy định hay không?
- Xét bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp có sự xét duyệt của cấp có thẩm quyền hay không?
- Thảo luận với các nhân viên có trách nhiệm về sự cần thiết thay đổi thời gian tính khấu hao, mức khấu hao do hao mòn vô hình gây ra.
- Thu thập hay tự xây dựng một bảng phân tích tổng quát về khấu hao trong đó ghi rõ về số dư đầu kỳ, số trích khấu hao trong năm, số khấu hao tăng, giảm, trong năm và số dư cuối kỳ.
- So sánh số dư đầu kỳ với số liệu Kiểm toán năm trước.
- So sánh tổng số khấu hao tăng, giảm ở số liệu chi tiết với số tổng ghi trên sổ cái.
- So sánh tổng số dư cuối kỳ trên các sổ chi tiết với số dư cuối kỳ trên sổ cái.
+ Kiểm tra mức khấu hao
- So sánh tỷ lệ khấu hao của năm hiện hành với năm trước và điều tra các chênh lệch (nếu có).
- Tính toán lại mức khấu hao cho một số tài sản và đối chiếu với sổ cái. Chú ý phát hiện các trường hợp tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tiếp tục tính khấu hao.
- So sánh số phát sinh Có của Tài khoản 214 với chi phí khấu hao ghi trên các tài khoản chi phí.
Đồng thời với việc kiểm tra mức trích khấu hao TSCĐ, cần phải kiểm tra tính hợp lý của việc phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng liên quan.
Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao theo phương pháp khác (khấu hao theo sản lượng, khấu hao nhanh…) cần kiểm tra cách tính khấu hao và sự nhất quán của chính sách khấu hao qua các thời kỳ khác nhau.
Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp cần phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình trên cơ sở giá trị còn lại của TSCĐ và thời gian sử dụng còn lại.
Đối với TSCĐ thuê tài chính, thời gian sử dụng để trích khấu hao TSCĐ đúng bằng thời gian của hợp đồng thuê tài sản đó.
- Xem xét lại các văn bản mới nhất có liên quan đến việc điều chỉnh mức khấu hao. Qua đó xem xét lại việc áp dụng tỷ lệ và mức tính khấu hao cho phù hợp.
Kết thúc Kiểm toán là giai đoạn cuối cùng cuộc kiẻm toán, giai đoạn này được thể hiện theo các bước sau:
Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ
Các cuộc Kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Do đó, trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến khi hoàn thành BCKT có thể xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC, Kiểm toán viên có trách nhiệm xem xét lại các sự kiện xảy ra sau ngày lập Bảng cân đối kế toán.
Để thu thập và xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC, Kiểm toán viên có thể sử dụng các thủ tục sau:
- Phỏng vấn Ban quản trị.
- Xem xét lại các Báo cáo nội bộ sau ngày lập BCTC.
- Xem xét lại sổ sách được lập sau ngày lập BCTC.
- Kiểm tra các biên bản phát hành sau ngày lập BCTC.
- Kiểm tra lại kết quả của các khoản công nợ ngoài dự kiến được đánh giá là trọng yếu.
- Xem xét những TSCĐ không sử dụng và được bán sau ngày khoá sổ với giá thấp hơn nguyên giá ghi trên sổ sách.
- Các khách hàng có số dư công nợ lớn nhưng đến đầu năm sau mới phát hiện được là không có khả năng thanh toán có liên quan đến tài sản cố định.
Kiểm toán viên thường kiểm tra toàn bộ các nghiệpvụ xảy ra tại giao điểm của các kỳ quyết toán. Tiến hành xem xét các biện pháp mà nhà quản lý đơn vị áp dụng nhằm đảm bảo những sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ đều đã được xác định.
Đánh giá kết quả
Giai đoạn kết thúc Kiểm toán, điều quan trọng nhất là phải hợp nhất tất cả các kết quả vào một kết luận chung. Cuối cùng, Kiểm toán viên phải kết luận liệu bằng chứng Kiểm toán đã được tập hợp đủ để đảm bảo cho kết luận là BCTC được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận rộng rãi hay chưa. Điều này cũng được thể hiện rõ trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500: “Kiểm toán viên thu thập bằng chứng thông qua việc kiểm tra hệ thống KSNB, Kiểm toán viên phải xác định xem các bằng chứng thu thập được có đầy đủ và thích hợp không để đưa ra đánh giá của mình về rủi ro kiểm soát. Kiểm toán viên thu thập bằng chứng thông qua việc kiểm tra chi tiết, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và các thủ tục phân tích. Nếu Kiểm toán viên ở trong trạng thái không trể thu thập bằng chứng đầy đủ và thích hợp, Kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần có yếu tố tuỳ thuộc hoặc ý kiến ngoại trừ, ý kiến không thể cho ý kiến hoặc ý kiến không chấp nhận”.
Do đó khi đánh giá các bằng chứng Kiểm toán, KTV cần chú ý đến các khía cạnh sau:
- Tính đầy đủ của bằng chứng: Khía cạnh này phản ánh số lượng của bằng chứng Kiểm toán. Kiểm toán viên xem xét lại quyết định liệu chương trình Kiểm toán có đầy đủ, có xem xét đến các lĩnh vực có vấn đề đã phát hiện trong quá trình Kiểm toán hay không.
- Đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện đựơc: Kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận về việc BCTC có thể hiện các TSCĐ của doanh nghiệp tại thời điểm ghi trong Bảng cân đối một cách trung thực, không dựa trên việc đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được.
Trước hết Kiểm toán viên cần đánh giá tổng hợp các sai sót không trọng yếu cần lập các bút toán điều chỉnh và tổng hợp các sai sót dự kiến về TSCĐ rồi so sánh với mức sai sót có thể bỏ qua để xem xem có thể chấp nhận được khoản mục TSCĐ hay không. Sau đó, Kiểm toán viên tổng hợp các sai sót của khoản mục TSCĐ để xem chúng có vượt quá mức trọng yếu của BCTC hay không, đồng thời Kiểm toán viên phải đảm bảo các giải trình kèm theo được thực hiện cho từng loại TSCĐ như:
- Phương pháp khấu hao đã áp dụng.
- Thời gian sử dụng và tỷ lệ khấu hao đã áp dụng.
- Toàn bộ khấu hao trong năm.
- Tổng số TSCĐ và số khấu hao luỹ kế tương ứng.
- Quyền lưu giữ và các giới hạn đối với TSCĐ, nếu có.
Trên cơ sở tổng hợp kết luận về tất cả các phần hành Kiểm toán, cụ thể, Kiểm toán viên lập BCKT trong đó có đưa ra ý kiến của mình về sự trung thực và hợp lý của BCTC của đơn vị được Kiểm toán.
Công bố Báo cáo Kiểm toán
sau khi tiến hành xong các công việc ở trên, Kiểm toán viên phần hành lập Báo cáo tổng hợp về phần hành, riêng phần hành Tài sản cố định thường chưa thể đưa ra ý kiển ngay mà phải kết hợp với kết quả của các phần hành khác. Trong trường hợp Kiểm toán Tài sản cố định có hạn chế về phạm vi Kiểm toán mà không thể thu thập đủ bằng chứng Kiểm toán để khẳng định về tính chung thực hợp lý của khoản mục Tài sản cố định thì kỉêm toán viên có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ.
Kết thúc công việc Kiểm toán, Kiểm toán viên và Công ty Kiểm toán sẽ lập và phát hành Báo cáo Kiểm toán theo chuẩn mực Kiểm toán. Ngoài ra Kiểm toán viên có thể lập và phát hành thư quản lý nhăm tư vấn cho khách hàng về những tồn tại của đơn vị được Kiểm toán.