Nội dung phân tích tình hình doanh thu bán hàng trongcác doanh nghiệp
Phân tích doanh thu bán hàng cần phải phân tích tốc độ phát triển qua các năm, qua đó thấy được sự biến động và xu hướng phát triển của doanh thu bán hàng làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trung hạn hoặc dài hạn. Nguồn số liệu ...
Phân tích doanh thu bán hàng cần phải phân tích tốc độ phát triển qua các năm, qua đó thấy được sự biến động và xu hướng phát triển của doanh thu bán hàng làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trung hạn hoặc dài hạn. Nguồn số liệu để phân tích là các số liệu doanh thu bán hàng thực tế qua các năm phương pháp phân tích được áp dụng là tính toán các chỉ tiêu tỷ lệ phát triển liên hoàn, tỷ lệ phát triển định gốc và tỷ lệ phát triển bình quân theo các công thức sau:
- Tốc độ phát triển liên hoàn:
- Tốc độ phát triển định gốc
- Tốc độ phát triển bình quân:
Hoặc :
Trong đó: Ti: Tỷ lệ phát triển liên hoàn.
T: Tỷ lệ phát triển bình quân.
Toi: Tỷ lệ phát triển định gốc.
Mi-1: Doanh thu bán hàng kỳ i-1
Mo: Doanh thu bán hàng kỳ gốc
Ngoài ra ta còn có thể dùng đồ thị để minh hoạ trong trường hợp qua các kỳ có sự biến động sử dụng những mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh thì phải sử dụng chỉ số giá qua các năm để tính toán loại trừ.
Một doanh nghiệp thường sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng hoặc nhóm hàng, nhất là doanh nghiệp thương mại. Mỗi mặt hàng nhóm hàng có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau trong sản xuất kinh doanh đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng cũng như mức doanh thu đạt được cũng rất khác nhau. Mặt khác, trong những mặt hàng, nhóm hàng mà doanh nghiệp có khả năng và lợi thế cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Do vậy, phân tích doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp cần phải phân tích chi tiết theo từng mặt hàng, nhóm hàng trong đó có những mặt hàng, nhóm hàng chủ yếu để qua đó thấy được sự biến đổi tăng giảm và xu hướng phát triển của chúng làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược đầu tư trong những mặt hàng nhóm hàng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm, mặt hàng và những mặt hàng chủ yếu căn cứ vào những số liệu kế hoạch và hạch toán chi tiết doanh thu bán hàng để so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch và số thực hiện kỳ trước.
Việc bán hàng trong doanh nghiệp thương mại, dịch vụ được thực hiện bằng những phương thức khác nhau: bán buôn, bán lẻ, bán đại lý, bán trả góp.v.v.. Mỗi phương thức bán có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật và ưu nhược điểm khác nhau.
-Bán buôn: Là bán hàng với số lượng lớn theo hợp đồng hoặc theo đơn đặt hàng của người mua. Phương thức bán này có ưu điểm là doanh thu lớn, hàng tiêu thụ nhanh nhưng nhược điểm là đồng vốn, phát sinh rủi ro mất vốn do không thu tiền được ngay (do bán chịu) và lãi xuất thấp.
-Bán lẻ: Là bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua mạng lưới cửa hàng, quầy hàng của công ty. Bán lẻ thường bán với số lượng ít, doanh thu tăng chậm nhưng giá bán lẻ thường cao hơn so với bán buôn, ít bị mất vốn hoặc đọng vốn.
-Bán đại lý, ký gửi: Là bán hàng thông qua một tổ chức hoặc cá nhân bán đại lý. Phương thức bán hàng đại lý góp phần tăng doanh thu nhưng người giao bán đại lý phải chi một khoản hoa hồng đại lý trong giá bán cho bên nhận đại lý.
-Bán hàng trả góp: Là phương thức bán mà người bán trao hàng cho người mua nhưng người mua trả tiền thành nhiều lần theo sự thoả thuận trong hợp đồng. Phương thức bán này góp phần đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh thu nhưng nhược điểm của phương thức này là tiền bán hàng thu hồi chậm do người mua trả chậm. Ngoài ra doanh nghiệp thương mại dịch vụ có thể áp dụng các phương thức bán khác nhau như: Bán qua điện thoại hoặc qua mạng intrnet .
Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán nhằm mục đích đánh giá tình hình và khả năng đa dạng hoá các phương thức bán hàng của doanh nghiệp qua đó tìm ra những phương thức bán thích hợp cho doanh nghiệp để đẩy mạnh bán hàng tăng doanh thu. Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán những số liệu thực tế kỳ báo cáo và kỳ trước để tính toán lập biểu so sánh.
Nhìn chung trong các doanh nghiệp thương mại hiện nay, nhiều doanh nghiệp có mô hình kinh doanh tổng hợp theo quy mô lớn, có nhiều cửa hàng, quầy hàng trực thuộc đóng trên những địa bàn khác nhau. Về mô hình quản lý nhìn chung các doanh nghiệp giao quyền trị chủ trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm hạch toán kinh tế trên cơ sở thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu doanh nghiệp.
Do vậy, phân tích doanh thu bán hàng theo các đơn vị trực thuộc hạch toán kinh tế nội bộ, qua đó thấy được sự tác động ảnh hưởng đến thành tích, kết quả chung của doanh nghiệp. Đồng thời qua phân tích cũng thấy được những ưu, nhược điểm và những mặt tồn tại trong việc tổ chức và quản lý kinh doanh trong từng đơn vị trực thuộc để đề ra những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp.
Phương pháp phân tích là so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch doanh thu của từng đơn vị để thấy được mức độ hoàn thành, số chênh lệch tăng giảm. Đồng thời so sánh số chênh lệch tăng giảm của từng đơn vị trực thuộc với kế hoạch chung của công ty để thấy được mức độ tác động đến tỷ lệ tăng giảm chung của toàn doanh nghiệp.
Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý nhằm mục đích thấy được mức độ và tiến độ hoàn thành kế hoạch bán hàng. Đồng thời qua phân tích cũng thấy được sự biến động của doanh thu bán hàng qua các thời điểm khác nhau và những nhân tố ảnh hưởng của chúng để có những chính sách và biện pháp thích hợp trong việc chỉ đạo kinh doanh.
Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý có ý nghĩa đặc biệt đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng mang tính thời vụ trong sản xuất hoặc tiêu dùng.
Phương pháp phân tích chủ yếu là sổ sách giữa số thực tế với số kế hoạch hoặc số cùng kỳ năm trước để thấy được mức độ hoàn thành tăng giảm. Đồng thời so sánh doanh thu thực tế từng tháng, quý với kế hoạch năm (Số luỹ kế) để thấy được tiến độ thực hiện kế hoạch.
Việc thực hiện kế hoạch doanh thu bán hàng chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau trong đó có nhân tố khách quan và chủ quan.
Về chiều hướng ảnh hưởng thì có nhân tố ảnh hưởng tăng nhưng cũng có nhân tố ảnh hưởng giảm đến chỉ tiêu doanh thu. Do vậy, để có thể nhận thức và đánh giá một cách chính xác tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng ta cần phải đi sâu phân tích để thấy được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu doanh thu, từ đó có những chính sách biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh bán hàng tăng doanh thu.
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng có thể xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể như ảnh hưởng của các nhân tố định lượng và các nhân tố định tính.
Phân tích sự ảnh hưởng của lượng hàng hoá và đơn giá bán đến doanh thu bán hàng.
Doanh thu bán hàng = số lượng hàng bán x đơn giá bán hay M = q x p.
Trong đó: M: là doanh thu bán hàng.
q: là số lượng bán hàng
p: là đơn lá bán
Khi lượng hàng hoá thay đổi, giá bán hàng hoá thay đổi hoặc cả hai nhân tố đều thay đổi sẽ làm cho doanh thu cũng thay đổi. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này tác động tới doanh thu là không giống nhau.
-Ảnh hưởng của lượng hàng hoá đến doanh thu: Lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ tỷ lệ thuận với doanh thu khi lượng hàng hoá bán ra tăng thi doanh số tăng và ngược lại lượng hàng hoá bán ra thị trường là do doanh nghiệp quyết định. Doanh thu có thể kiểm soát được vì vậy khi đánh giá về chỉ tiêu doanh thu nên chú trọng đến lượng hàng hoá bán ra thích hợp trong kỳ.
- Ảnh hưởng của đơn giá bán đến doanh thu: Đơn giá bán là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu khi giá bán tăng dẫn đến doanh thu tăng và ngược lại. Tuy nhiên sự thay đổi của giá được coi là nhân tố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Nhân tố giá chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như: Giá trị của hàng hoá, cung cầu hàng hoá trên thị trường, các chính sách của Nhà nước như chính sách tài khoản, chính sách tiền tệ... Ngoài ra, giá cả còn chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố cạnh tranh. Biểu hiện của sự cạnh tranh thông qua kiểu dáng chất lượng, mẫu mã... giá cả là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu nhất.
Phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố lượng và giá tới doanh thu thường được sử dụng là phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.
Phân tích múc độ ảnh hưởng của số lượng lao động năng suất lao động, thời gian lao động tới doanh thu bán hàng.
-Nếu biết được doanh thu và số lượng lao động ở mỗi kỳ thì ta có thể phân tích được sự ảnh hưởng của hai nhân tố là số lượng lao động và năng suất lao động với doanh thu bán hàng khi đó.
Doanh số = số lượng lao động x năng suất lao động bình quân
Hay M = T xW
Trong đó: M: Doanh thu bán hàng.
T: Số lượng lao động.
W: Năng suất lao động bình quân
Số lượng lao động được coi là nhân tố khách quan, năng suất lao dodọng được coi là nhân tố chủ quan. Khi cả hai nhân tố này biến động đều làm ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng.
-Nếu biết doanh thu, số lượng lao động, năng suất lao động bình quân, số ngày làm việc ở cả hai kỳ, thì mối liên hệ của các chỉ tiêu lao động với chỉ tiêu doanh thu được tính theo công thức.
Doanh số = Số lượng LĐ x Thời gian LĐ x Năng suất LĐBQ
Hay M = T x SN x W
Trong đó: Tn là thời gian lao động.
Khi một trong ba nhân tố trên thay đổi hoặc cả hai nhân tố đều thay đổi thì ảnh hưởng tới doanh thu. Việc phân tích các nhân tố trên ảnh hưởng tới doanh thu như thế nào thì ta dựa trên cơ sở áp dụng phương pháp số chênh lệch hay phương pháp thay thế liên hoàn.
Phân tích, sự ảnh hưởng của các khâu lưu chuyển đến doanh thu.
Việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng còn chịu sự tác động ảnh hưởng của các chỉ tiêu thuộc khâu lưu chuyển hàng hoá. Đó là các chỉ tiêu mua hàng, tồn đầu kỳ, tồn cuối kỳ, hao hụt hàng hoá. Mối liên hệ của các chỉ tiêu đó thể hiện bằng công thức.
M + D1 = B + H + D2
B = M + D1 – H – D2.
± B = ± M ± D1 – (±H) – (±D2)
Trong đó: B: Hàng bán trong kỳ.
D1: Tồn đầu kỳ .
M: Hàng mua trong kỳ.
H: Hao hụt hàng bán.
D2: Tồn cuối kỳ.
Dựa vào công thức trên ta thấy: Nếu lượng hàng hoá tồn đầu kỳ và lượng hàng hoá mua vào trong kỳ tăng lên về số lượng, đảm bảo về chất lượng, phù hợp kiểu cách mẫu mã và thị hiếu người tiêu dùng và giá cả hợp lý thì lượng hàng hoá bán ra sẽ tăng lên. Ngược lại nếu bánhàng hoá hao hụt và tồn cuối kỳ lớn hơn so với định mức thì sẽ ảnh hưởng giảm tới doanh thu bán hàng.
Sự thay đổi chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.
Mỗi chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ cũng ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu bán hàng của doanh nghiệp như chính sách về tiền vốn, chính sách trợ giá, các chính sách về thuế, về xuất nhập khẩu... các chính sách này có tác dụng thúc đẩy điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng không hiếm những chính sách gây ra những khó khăn, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
Sự biến động cung cầu, giá cả hàng hoá trên thị trường :
Khi cung, cầu, giá cả thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi về doanh số, khi cung lớn hơn cầu, giá cả có xu hướng giảm, hàng hoá bán ra bị ứ đọng tiêu thụ chậm dẫn đến doanh thu giảm, khi cung nhỏ hơn cầu tức là có sự khan hiếm, thiếu hụt về hàng hoá, khi đó giá hàng hoá có xu hướng tăng lên, lượng hàng hoá tiêu thụ nhiều hơn làm cho doanh thu tăng lên.