06/02/2018, 00:21

Thực hành về hàm ý (tiếp theo)

Hướng dẫn Bài tập 1 a) Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, cầu khẩn, ông lí đã đáp lại bằng hành động nói mỉa. õng lí mỉa mai thói quen thiên vị cá nhân, nặng về tình cảm yếu đuổi của thói đàn bà. Ông cho rằng việc quan là phải cứng rắn, khách quan, phải lí trí. Bằng hành ...

Hướng dẫn

Bài tập 1

a) Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, cầu khẩn, ông lí đã đáp lại bằng hành động nói mỉa. õng lí mỉa mai thói quen thiên vị cá nhân, nặng về tình cảm yếu đuổi của thói đàn bà. Ông cho rằng việc quan là phải cứng rắn, khách quan, phải lí trí. Bằng hành động nói đó ông lí cả cứng rắn khước từ lời van xin của bác Phô gái.

b) Lời ông lí có hàm ý:

– Bộc lộ quyền uy của mình;

– Thể hiện sự từ chối quyết liệt, mạnh mẽ, lời van xin của bác Phô gái;

– Biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ kiểu đàn bà.

(Chọn câu D)

Bài tập 2

a) Câu hỏi đầu tiên của Từ không phải chỉ hỏi về thời gian mà còn hàm ý

nhắc khéo Hộ là đã đến ngày lãnh nhuận bút như hằng tháng, Hộ cần đi nhận.

Hộ hiểu hàm ý đó và nói rõ ở lượt trả lời.

b) Câu nhắc khéo ở lượt lời thứ hai, của Từ có hàm ý muốn Hộ đi nhận tiền nhuận bút về đế trả tiền thuê nhà (thực hiện một cách gián tiếp thông qua lời thông báo về việc sáng nay người thu tiền nhà đã đến).

c) Ở cả hai lượt lời, Từ tránh nói trực tiếp đến những vấn dề “cơm áo gạo tiền”. Do đó Từ dùng cách nói có hàm ý nhằm:

– Muốn quan hệ tình cảm vợ chồng ân ái, tránh nỗi bực dọc của chồng

– Muốn ứng xử tế nhị với chồng

– Muốn không phải chịu trách nhiệm về những hàm ý mà người nghe suy ra

Bài tập 3

Lớp nghĩa tường minh của bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) là nói về sóng biển. Hàm ý ở đầy nói đến tình yêu đằm thắm, mãnh liệt của một người phụ nữ. Hai lớp nghĩa này gắn chặt, hài hòa phôi hợp với nhau trong suốt bài thơ.

Dùng cách thể hiện này, tác phẩm văn học sẽ nồi bật đặc trưng tính hình tượng, hàm súc và giàu ý nghĩa.

Bài tập 4

Đốì với hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng cách nói có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết mang lại tác dụng:

A. Có hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói trực tiếp, tường minh.

B. Thế hiện được sự tế nhị, khéo léo trong giao tiếp ngôn ngữ, giữ được thề diện của các nhân vật giao tiếp và tính lịch sử trong giao tiếp.

C. Tạo ra những lời nói hàm súc, ý nhị; nói được nhiều hơn những điều mà từ ngữ thế hiện; hơn nữa, người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về hàm ý; vì hàm ý là do người nghe suy ra.

D. Tùy từng ngữ cảnh mà hàm ý có một hay một số tác dụng đó (chọn phương án D).

Bài tập 5

Trừ hai câu Rất thích – Thích nhất trong các truyện ngắn Việt Nam còn lại đều là những câu trả lời có hàm ý.

Mai Thu

0