Đọc thêm: Khóc Dương Khuê
Hướng dẫn I. Xuất xứ Dương Khuê sinh năm 1839 (nhỏ hơn Nguyễn Khuyến 4 tuổi), người Văn Đình, Hà Đông nay thuộc Hà Nội. Tuy khác tuổi và khác tỉnh như thế nhưng Dương Khuê và Nguyễn Khuyến đã kết thân với nhau là bạn từ khi hai người đỗ Tiến sĩ cùng khoa. Lúc thực dân Pháp chiếm ...
Hướng dẫn
I. Xuất xứ
Dương Khuê sinh năm 1839 (nhỏ hơn Nguyễn Khuyến 4 tuổi), người Văn Đình, Hà Đông nay thuộc Hà Nội. Tuy khác tuổi và khác tỉnh như thế nhưng Dương Khuê và Nguyễn Khuyến đã kết thân với nhau là bạn từ khi hai người đỗ Tiến sĩ cùng khoa. Lúc thực dân Pháp chiếm đóng nước ta thì mỗi người mỗi cách sống. Dương Khuê tiếp tục làm quan với tân triều còn Nguyễn Khuyến thì bỏ quan lui về ở ẩn tại quê nhà. Tuy vậy, hai ông vẫn giữ một mô’i quan hệ thân thiết với nhau. Dương Khuê cũng là một nhà thơ tài hoa, tuy có ra hợp tác làm quan cho Pháp và chạy theo lô’i sông hành lạc nhưng ông có lúc cũng ngao ngán sự đời “Thế sự như kì vô định cuộc” (sự đời như cuộc cờ không sao định được).
Năm 1902, nghe tin bạn thân là Dương Khuê mất,. Nguyễn Khuyến đã sáng tác bài thơ này.
Khóc một người bạn thân vừa mất, Nguyễn Khuyến đã chọn thể ngũ ngôn cổ phong đế làm một bài thơ bằng chữ Hán có tựa đề là Vân đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư {Viếng bạn đồng niên tiến sĩ Vân Đinh, Thượng thư họ DươngỴ Sau đó, nhà thơ tự dịch ra tiếng Việt theo thể song thất lục bát gồm 38 cáu với tựa đề là Khóc Dương Khuê.
II. Đại ý
Được tin bạn thân mất, nhà thơ hồi tưởng lại những kỉ niệm gặp gỡ gắn bó và đau đớn khóc thương bạn.
III. Bố cục
Bài thơ có thể chia 3 đoạn:1
1. Hai câu đầu: Bàng hoàng nghe tin bạn mất.
2. Hai mươi bốn câu kế: Hồi tưởng lại nhũng kỉ niệm gắn bó gặp gỡ thân thiết.
3. Phần còn lại: Nỗi đau mát bạn cùa nhà thơ.
IV: Phân tích
Bài thơ là những giọt lệ cuối đời của Nguyễn Khuyến đả ép láy đế khóc bạn, một người bạn tri âm, tri kỉ, không chỉ đồng khoa đỗ đạt cao, mà cùng từng trải, chung với nhau cuộc sông hào hoa, phong nhã với những thú vui của làng nho thời ây như cùng làm thơ, uống rượu, thưởng thức nhịp, phách cung đàn.
1. Bàng hoàng khi nghe tin bạn mất
Mở đầu bài thơ là hai câu nói về tin bạn qua đời. Cái tin dữ ấy khiến nhà thơ kêu lên xúc động:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Mấy tiếng “thôi đã thôi rồi!” không chỉ là một lời than sững sờ, thảng thốt mà còn là một tiếng khóc nén lại. Dường như Nguyễn Khuyến rất sợ phải nhắc đến sự qua đời của bạn thân mình. Ỏng nói nhẹ đi: “Làm sao bác vội về ngay”, “Sao vội vàng đã mải lên tiên", "Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở”, nghĩa là dùng các từ "uề”, ‘lên tiên”, “chẳng ở” để thay cho khái niệm chất, qua đời hay từ trần. Tuy vậy, nỗi đau mất bạn của nhà thơ cũng lan tỏa khắp trời mây và thấm sâu vào cả thiên nhiên cảnh vật.
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
2. Hồi tưởng những kỉ niệm gắn bó, gặp gỡ và thân thiết
Sau giây phút bàng hoàng, Nguyền Khuyến lần lượt hồi ức lại những kỉ niệm của bạn với mình một thời gắn bó. Nổi bật lên trong đoạn thơ này là hình ảnh của một đôi bạn thắm thiết, khăng khít với nhau từ khi cả hai cùng đỗ đạt cao,làm quan. Tình bạn ây nói theo nhà thơ là do “duyên trời”:
Nhớ từ thuở dăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gở khác đâu duyên trời?
Nhà thơ nhắc lại từng kỉ niệm của một thời “sớm hôm” bên nhau thân thiết, thủy chung. Từ chuyến cùng đi vào kinh đô Phú Xuân qua nhiều vùng núi non vắng vẻ của đường vào miền Trung hiu quạnh:
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo
đến những khi cùng nhau hát ả đào bên nhau cùng thưởng thức nhịp phách, cung đàn, giọng hát:
Có khi từng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.
Hay cả những lúc đôi bạn tri âm sành điệu cùng nhau uống rượu làm thơ:
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần trước sau.
Với lôi liệt kê gợi nhớ, hai nhóm từ ngữ “cũng có lúc”, “có khi” đan chéo nhau, tạo nên một âm hưởng thiết tha, quấn quít không rời, thế hiện những kỉ niệm vui buồn đẹp đẽ, sâu sắc của tình bạn thắm thiết.
Nên nhớ lúc thực dân Pháp chiếm đóng nước ta, thì Nguyễn Khuyến và Dương Khuê mỗi người một cách sống: người thì cáo bệnh từ quan, kẻ thì tiếp tục cộng tác với tân trào. Tuy thế cả hai cùng giữ một thái độ: “Kính yêu từ trước đến sau” và cảm thông nhau rất mực.
Bác già, tôi cũng già rồi,
Biết thôi, thôi thê là thôi, mới lả!
Trên đây là hai trong những cáu thơ tiếp theo tràn đầy xúc động. Những chữ “thôi” được láy lại có dụng công nghe như một tiếng nấc nghẹn ngào.
Khi đã âm dương cách trở đôi đường, khóc bạn, nhà thơ không sao quên được hình ảnh tủi tủi mừng mừng của mình với ông bạn già thân thiết trong lần gặp sau cùng:
Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,
Trước ba năm gặp bác một lần;
Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác hãy tinh thần chưa can.
Đoạn thơ làm nổi bật lên hình ảnh cảm động của đôi bạn già được gặp lại nhau sau nhiều năm cách biệt. Các từ “cẩm tay”, “mừng rằng”, bộc lộ một lòng quý mến thương yêu một cách chân thành. “Tinh thần chưa can” ý nói sức khỏe vẫn tốt, tinh thần vẫn sáng suốt. Nhà thơ mừng cho bạn mà cũng là tự mừng cho mình rằng cả hai đều đã vượt qua những thử thách của thời thế và của tuổi cao sức yếu. Nhưng đâu ngờ “cầm tay” lần ây lại là lần cuối trong đời.
3. Nổi đau mất bạn của nhà thơ
Nay lại bất ngờ nghe tin bạn mát, Nguyễn Khuyến không khỏi thảng thốt kêu lên:
Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.
Hình ảnh “chân tay rụng rời” đủ cho thây nỗi đau đớn ấy sâu sắc và mạnh mẽ đến dường nào.
Trong tám câu thơ tiếp sau, nỗi đau mất bạn của Nguyễn Khuyến hiện ra qua từng câu chữ chứa nhiều cung bậc khác nhau: Khi thì tái tê bủn rủn như vừa nói trên, khi thì bi ai, nuôi tiếc, ngậm ngùi, cũng có khi lắng đọng, thấm sâu.
Trong cảm giác thiếu thôn, mất mát và trống vắng xen lẫn chút gì ray rứt băn khoăn, nhà thơ trách bạn:
Sao vội vàng đã mải lên tiên.
Đột ngột bạn mất để mình lẻ loi, cô đơn; cuộc sống đổi với nhà thơ lúc bấy giờ trở nên chán chường mất ý nghĩa:
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Mười bốn chữ đã có tới năm chữ “không”. Điều này đủ thế hiện sự trống vắng vô cùng to lớn trong tâm hồn của Nguyễn Khuyến lúc bấy giờ. Mất người bạn tri âm, tri kỉ, nhà thơ không thiết làm thơ vì không còn ai để mình bàn bạc văn chương, không còn ai đề mình tâm sự nữa:
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết dưa ai ai biết mà dưa.
Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gảy củng ngẩn nga tiếng đàn.
Bốn câu thơ cuối bài nay là một tiếng nấc xót xa, một nỗi đau khôn tả được, một tiếng khóc không nước mắt. Nguyên văn hai câu thơ sau là:
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu chuốc lẩy hai hàng chứa chan!
Nỗi đau mất bạn như dồn lại, sâu lắng lại chứ không chảy ra thành dòng nước mắt. Tình cảm chân thành, nỗi tiếc thương thật sự, theo ý nhà thơ, đâu chỉ cần nước mắt.
Tóm lại, Khóc Dương Khuê là một bài thơ khóc bạn chân thành chứa chan nỗi buồn và niềm đau xót khôn nguôi. Bằng thể thơ song thất lục bát ngâm khúc truyền thống, lời than khóc bạn thật tha thiết não nùng. Bài thơ vang lên nhiều âm điệu, khi thì thổn thức, khi lại nghẹn ngào. Với giọng thơ liền mạch, lời thơ nhuần nhị, tinh tế, giàu sức biểu cảm bài thơ đã thế hiện một nghệ thuật vừa bình dị vừa điêu luyện một cách thành công!
Mai Thu