Tuần 25 – Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn (trích)
Tuần 25 – Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn (trích) Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Ma Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936, quê gốc ở phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, ông lên dạy học ở tỉnh Lào Cai và bắt đầu viết ...
Tuần 25 – Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn (trích)
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Ma Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936, quê gốc ở phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, ông lên dạy học ở tỉnh Lào Cai và bắt đầu viết văn. Năm 1976, ông chuyển về công tác tại Hà Nội, làm Phó Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản Lao động, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài,… Với những đóng góp tích cực cho sự vận động và phát triển nhiều mặt của Văn học nghệ thuật, Ma Văn Kháng được nhận Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1998 và Giải thưởng Nhà nước về vãn học nghệ thuật năm 2001.
Tác phẩm chính: Đồng bạc trắng hoa xoè (tiểu thuyết, 1979), Vùng biên ải (tiểu thuyết, 1983), Mùa ỉá rụng trong vườn (tiểu thuyết, 1985), Ngày đẹp trời (tập truyện ngắn, 1986), Đám cưới không có giấy giá thú (tiểu thuyết, 1989), Trăng soi sân nhỏ (tập truyện ngắn, 1994), Một chiều dông gió (tập truyện ngắn, 1998),…
2. Mùa lá rụng trong vườn là cuốn tiểu thuyết được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986. Tác phẩm thể hiện sự quan sát và cảm nhận tinh nhạy của nhà văn về những biến động, những đổi thay trong tư tưởng và tâm lí của con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình, bỏ dần mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường với những rạn vỡ tất yếu theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực trong quan niệm sống, each sống và cách lựa chọn các giá trị. Chuyện xảy ra trong chính gia đình ông Bằng, một gia đình được coi là nền nếp, luôn giữ gìn gia pháp và gia phong, nay trở nên chao đảo trước những cơn địa chấn tinh thần từ bên ngoài. Nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho các giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc.
(Theo SGV Ngữ văn 12, tập hai)
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Dù hiện tại đã có gia đình riêng, đã sống một số phận khác, ít còn liên quan đến gia đình người chồng đầu tiên đã hi sinh.trong chiến tranh nhưng chị Hoài vẫn luôn luôn quan tâm sâu sắc đến từng người và gắn bó với những biến động buồn vui của gia đình người chồng cũ. Nét đẹp tình nghĩa và thuỷ chung trong tâm hồn người phụ nữ này đã khiến tất cả mọi người trong gia đình với những tính cách khác nhau, đều yêu quý chị. Việc chị đột ngột trở về sum họp với gia đình người chồng cũ trong buổi chiều cuối năm, dự bữa cơm cúng tất niên, cách chị quan tâm đến từng người trong nhà, những món quà quê giản dị,… chứa đựng những tình cảm chân thành, thuỷ chung, nghĩa tình một cách mộc mạc mà nồng hậu. Chị trở lại với gia đình bố chồng trước đây của mình khi gia đình ấy đang có những thay đổi không vui, những rạn vỡ trong mối quan hệ giữa các thành viên, do những biến động của xã hội. Sự có mặt của chị đã gắn kết mọi thành viên trong gia đình, đánh thức tình cảm thiêng liêng về gia tộc. Bữa cơm cúng tất niên đã thể hiện rõ nhất vai trò quan trọng của chị Hoài đối với gia đình người chồng cũ và tình cảm trân trọng, yêu quý của mọi người đối với chị.
2. Cả ông Bằng và chị Hoài đều vô cùng lo lắng trước những biến động theo chiều hướng xấu đi của đại gia đình. Sự xuất hiện bất ngờ của chị Hoài khiến ông Bằng xúc động mạnh mẽ "môi ông lật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc oà" bởi nỗi cô đơn của ông Bằng được giải toả. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi, khuôn mặt ông thoáng chút ngơ ngẩn. Chị Hoài trọng tình cảm, sống trong mối giao cảm đặc biệt với gia đình ông Bằng. Vả lại, do xa cách người thân lâu ngày, nên bây giờ được gặp ông Bằng và các em, chị không giấu nổi tâm trạng vui mừng khôn tả.
Sự xúc động sâu sắc của hai người thể hiện tình cảm chân thành giữa những người trong gia đình. Nhưng quan trọng hơn, nó dự cảm những gì tốt đẹp trong truyền thống gia đình mà giờ đây, trước bao tác động của thời cuộc, đang có nguy cơ bị băng hoại.
3. Khung cảnh Tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho ta những xúc cảm, suy nghĩ sâu xa, thiêng liêng hướng về nguồn cội, giúp ta ý thức sâu sắc hơn về việc bảo vệ các giá trị truyền thống của dân tộc, nâng cao trách nhiệm giữ gìn những giá trị tốt đẹp trong quá khứ.
Mai Thu