06/02/2018, 00:21

Thực hành về hàm ý

Hướng dẫn Bài tập 1 Gợi ý trả lời câu hỏi a) Nêu căn cứ vào lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của Pá Tra thì (1) Đối với yêu cầu của câu hỏi, lời đáp đó thiếu thông tin về số lượng bò bị mất. (2) Lời đáp đó so với yêu cầu của câu hỏi thì thừa thông tin về việc ...

Hướng dẫn

Bài tập 1

Gợi ý trả lời câu hỏi

a) Nêu căn cứ vào lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của Pá Tra thì

(1) Đối với yêu cầu của câu hỏi, lời đáp đó thiếu thông tin về số lượng bò bị mất.

(2) Lời đáp đó so với yêu cầu của câu hỏi thì thừa thông tin về việc “laayws súng đi bắn con hố”.

(3) Cách trả lời của A Phủ có hàm ý công nhận bò bị mất, bị hố ăn thịt, công nhận mình có lỗi nhưng A Phủ khôn khéo lồng vào đó ý định lấy công chuộc tội, hơn thế nữa còn hé mở hi vọng con hổ lớn có giá trị nhiều hơn nhiều con bò bị mất.

b) Từ sự phân tích trên nhớ lại kiến thức đã học ở Trung học cơ sở: Hàm ý là những nội dung ý nghĩ mà người nói muốn truyền bảo đến người nghe, nhưng không nói trực tiếp rõ ràng qua câu chữ mà chỉ ngụ ý để người nghe tự suy ra. Trong lời hội thoại trên, A Phủ chủ định trả lời vừa thiếu vừa thừa lượng thông tin so với yêu cầu của câu hỏi nghĩa là chủ ý vi phạm phương châm về lượng thông tin đế tạo ra hàm ý như đã phân tích bên trên.

Bài tập 2

a) Câu nói của bá Kiến “Tôi không phải là cái kho” có hàm ý là tôi không có nhiều tiền để lúc nào cũng có thề cho người khác (cho Chí Phèo). Thông qua biểu tượng “cái kho” biểu tượng của người nhiều tiền lắm của. Cách nói trên vi phạm phương châm cách thức: không nói rõ ràng, mạch lạc mà thông qua hình ảnh, biểu tượng cái kho để ám chỉ đến tiền của.

b) Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của bá Kiến có những câu dạng câu hỏi. Những câu đó không nhằm mục đích hỏi, hành động hỏi mà nhằm:

– Hô gọi, hướng lời nói đến người nghe;

– Thúc giục Chí Phèo tự làm mà ăn chứ không thế luôn đến xin tiền.

Đây cũng là dùng hành động nói gián tiếp, tạo hàm ý.

c) lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình Chí Phèo đều không nói hết ý. Phần hàm ý còn lại dược nói rõ ở lượt lời thứ ba của y (Tao muốn làm người lương thiện).

Như vậy, cách nói ở hai lượt đầu không đảm bảo phương châm về lượng và cả phương châm cách thức.

Bài tập 3

a) Lượt lời thứ nhất của bộ đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động khuyên khá thực dụng. Bà khuyên ông đồ nên viết bằng giấy khố to. Qua lượt lời thứ hai của bà đồ thì ta hiểu thực chất, ở lượt lời thứ nhất, bà có hàm ý không tin tướng hoàn toàn vào tài văn chương của ông, ông viết có thể không dùng được phải loại bỏ vì văn kim, chứ không phải như điều đắc ý của ông đổ là ý văn dồi dào.

b) Bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói hàm ý như trong truyện vì bà còn nể trọng ông đồ, muốn giữ thể diện ông và cũng muốn không chịu trách nhiệm về hàm ý của câu nói.

Bài tập 4

Qua các bài tập trên có thề xác định:

Để nói một câu có hàm ý, tùy ngữ cảnh mà.người ta sử dụng một hay hai phôi hợp một vài cách thức với nhau (chọn câu trả lời D).

Mai Thu

0