02/06/2018, 22:20
Thực đơn 6 món ngon ngừa cảm lạnh hiệu quả
Sẽ không hề dễ chịu chút nào nếu bạn không may bị cảm vào những ngày trời trở lạnh. Cách dễ dàng và ngọt ngào nhất để “cạch mặt” cơn cảm cúm khó chịu này không gì khác hơn ngoài những món ăn ngon có tác dụng ngừa cảm hiệu quả. Tạm biệt bệnh cúm với 7 món canh giải cảm Mè đen, ...
Sẽ không hề dễ chịu chút nào nếu bạn không may bị cảm vào những ngày trời trở lạnh. Cách dễ dàng và ngọt ngào nhất để “cạch mặt” cơn cảm cúm khó chịu này không gì khác hơn ngoài những món ăn ngon có tác dụng ngừa cảm hiệu quả.
Mè đen, nấm tuyết, lê, khoai lang, hạt sen, hoa huệ non là những thực phẩm rất tốt để tăng cường sức đề kháng. Đây cũng là những nguyên liệu khá phổ biến nhưng lại rất ngon miệng để bạn tạo ra các món ăn ngon cho chính mình và gia đình.
1. Súp nấm tuyết và cua biển
Chuẩn bị:
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch xương, cho vào nồi nước nấu với lửa lớn khoảng 5 phút. Sau đó vớt ra, rửa sạch và đem nấu tiếp tục với khoảng 1,5 lít nước. Ninh xương mềm trong khoảng 45 phút đến 1 tiếng. Khi nước sôi, vớt bọt để nước dùng được trong.
Bước 2: Nếu mua cua gỡ sẵn, bạn nên dội sơ qua nước sôi để bớt tanh. Nếu tự mua về hấp và gỡ, bạn có thể bỏ qua bước này.
Bước 3: Khi nước dùng đã trong, bạn nêm gia vị vừa miệng, sau đó cho thịt cua và nấm tuyết vào nấu cùng. Sau khoảng 5 phút, bạn đánh đều quả trứng, từ từ cho vào nồi súp, khuấy đều. Để súp có độ sánh, bạn hòa ít bột bắp với nước, rót từ từ vào nồi và tiếp tục khuấy đều tay để bột không bị bón cục.
Khi dọn súp, bạn rắc thêm ít tiêu, hành ngò, ít sợi cà rốt và gừng thái sợi để hoàn thiện món ăn.
2. Lê chần nước lựu
Chuẩn bị:
Cách làm:
Bước 1: Nấu hạt lựu với khoảng 500ml nước đến khi nước chuyển sang màu đỏ sẫm. Lúc này, bạn rây bỏ hạt và lấy nước.
Bước 2: Hòa phần nước lựu vừa nấu với siro lựu, đường, nước cốt chanh và cho thêm quế vào khuấy đều.
Bước 3: Cho lê vào khay nướng, đổ hỗn hợp trên vào khay.
Bước 4: Nướng lê ở nhiệt độ khoảng 160 độ C, chỉnh thời gian khoảng 20 phút. Nếu nhà không có lò nướng, bạn có thể nấu lê với lửa nhỏ đến khi nước sốt có độ sánh nhất định. Thời gian nấu có thể kéo dài từ 20-30 phút.
Để dùng món lê chần nước lựu đúng điệu, bạn nên để lạnh trước đó khoảng 1 tiếng. Đây là món tráng miệng rất nổi tiếng của Pháp và có thể cũng sẽ là món tráng miệng để mọi người nhớ đến bạn.
3. Khoai môn kẹp hạt sen chiên xù
Chuẩn bị:
Cách làm:
Bước 1: Nấu hạt sen chín mềm và tán nhuyễn.
Bước 2: Cho phần giò sống, hạt sen, cà rốt, hành lá trộn đều trong một chiếc thố và nêm thêm với ¼ muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm. Sau khi trộn, để hỗn hợp làm nhân này trong khoảng 20 phút.
Bước 3: Đánh trứng đều, cho ra bát. Phần bột mì và bột chiên xù cho ra hai đĩa lớn riêng biệt.
Bước 4: Đặt miếng khoai lên tay, quết vào một ít nhân sao cho vừa tràn mặt miếng khoai. Sau đó, dùng miếng khoai khác kẹp lại. Đem phần khoai đã kẹp nhân lăn qua lần lượt bột mỳ, trứng và bột chiên xù. Thực hiện tương tự với số nguyên liệu còn lại.
Bước 5: Cho dầu ngập mặt, làm nóng già và thả các miếng khoai đã tẩm bột vào chiên vàng đều hai mặt.
Cuối cùng, bạn cho ra đĩa lót giấy thấm dầu, rắc mè và dọn kèm nước sốt mayonnaise để có được món ăn ngon cho bữa xế đầy dinh dưỡng.
4. Gỏi hoa huệ non
Chuẩn bị:
Cách làm:
Bước 1: Chần sơ bông huệ qua nước sôi. Khi bông huệ chín tới thả vào thau nước lạnh để giữ độ giòn.
Bước 2: Hấp chín tôm và để riêng.
Bước 3: Trộn tất cả gia vị phần nước mắm trộn gỏi thật đều.
Bước 4: Sắp hoa huệ, cà rốt, tôm sú lên đĩa sâu lòng, sau đó chan nước mắm lên trên, rắc thêm ít rau húng và ớt thái sợi để trang trí.
Bông huệ non giòn giòn, tôm sú tươi ngọt thịt, cộng thêm nước mắm thấm hài hòa, xen lẫn gia vị của rau củ chắc chắn sẽ mang đến một món gỏi thật lạ miệng nhưng cũng thật ngon.
5. Bánh khoai lang
Chuẩn bị:
- Cho lớp vỏ:
- Cho phần nhân:
Cách làm:
- Vỏ bánh:
Bước 1: Đổ phần bột, bơ, nước lọc và muối vào cối xay, xay đến tơi.
Bước 2: Cho hỗn hợp vừa xay ra tô, thêm lòng trắng trứng và nhào bột thật mịn. Sau khi bột đạt, bọc kín trong túi nylon và cho vào ngăn đông tủ lạnh khoảng 20 phút.
Bước 3: Sau thời gian đợi bột cứng, bạn lấy ra, cán mỏng. Sau đó cho miếng bột vào khuôn tart. Dùng tay nhấn nhẹ để miếng bột áp sát thành khuôn. Với phần bột thừa, chỉ cần ấn quanh miệng khuôn sẽ loại bỏ dễ dàng.
- Nhân khoai:
Bước 1: Gọt vỏ khoai, đem hấp chín và nghiền mịn. Lúc này bạn bật sẵn lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C.
Bước 2: Dùng rây, rây mịn phần bột gừng, bột quế và bột bắp. Sau đó trộn thêm ít muối và nghiền nhuyễn cùng phần khoai lang.
Bước 3: Dùng máy đánh đều hỗn hợp gồm trứng, đường, sữa tươi.
Bước 4: Cho hỗn hợp sữa vừa trộn cùng đường vào khoai và trộn thật đều.
- Bánh khoai lang nướng:
Múc hỗn hợp nhân vào khuôn bánh, dàn mặt trên thật đều và đem nướng trong khoảng 60 phút.
Bánh khoai sau khi chín sẽ có màu vàng đẹp mắt, vỏ giòn và nhân dẻo ngọt quyện vị beo béo rất hấp dẫn. Bánh có thể trở thành món tráng miệng thú vị cho bữa trưa hoặc món bánh nhâm nhi cho buổi trà chiều.
6. Panna cotta mè đen
Chuẩn bị:
Cách làm:
Bước 1: Cho đường, sữa đậu nành và sữa tươi vào nồi, nấu đến khoảng 60 độ và khuấy đều cho tất cả quyện vào nhau.
Bước 2: Ngâm lá gelatin trong nước khoảng 5 phút, sau đó vớt ra và cho vào phần sữa còn nóng. Để gelatin tan đều trong sữa, bạn nếu khuấy đều.
Bước 3: Đổ vào một chiếc ly khoảng 2/3 hỗn hợp sữa đã hòa gelatin. Sau đó bỏ tủ lạnh để hỗn hợp hơi đông lại.
Bước 4: Phần hỗn hợp sữa còn lại, bạn hòa thêm bột mè đen, đổ lên trên phần sữa đã đông.
Cuối cùng, bạn chỉ việc mang phần panna cotta mè bỏ tủ lạnh và dùng mát.
Với các món ăn rất có ích cho hệ miễn dịch như thế này, mong rằng, bạn và gia đình sẽ không còn lo sợ những đợt lạnh bất chợt hoặc thời điểm giao mùa trong những tháng cuối năm nhé!
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Tạm biệt bệnh cúm với 7 món canh giải cảm
Mè đen, nấm tuyết, lê, khoai lang, hạt sen, hoa huệ non là những thực phẩm rất tốt để tăng cường sức đề kháng. Đây cũng là những nguyên liệu khá phổ biến nhưng lại rất ngon miệng để bạn tạo ra các món ăn ngon cho chính mình và gia đình.
1. Súp nấm tuyết và cua biển
Súp nấm tuyết và cua biển
Chuẩn bị:
- 500g xương ống lợn
- 150g thịt cua (để tiện hơn, bạn có thể mua cua thịt gỡ sẵn có bán trong siêu thị nhưng nếu tự mua về hấp và gỡ bạn sẽ có nồi súp thơm ngon hơn)
- 80g nấm tuyết: ngâm nở trước lúc nấu khoảng nửa tiếng và xé miếng nhỏ
- 1 củ cà rốt: gọt vỏ và bào sợi
- 1 nhánh gừng nhỏ: cạo vỏ và thái sợi
- 2 quả trứng gà
- 30g bột bắp
- Ít hành ngò
- Gia vị: muối, tiêu, hạt nêm
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch xương, cho vào nồi nước nấu với lửa lớn khoảng 5 phút. Sau đó vớt ra, rửa sạch và đem nấu tiếp tục với khoảng 1,5 lít nước. Ninh xương mềm trong khoảng 45 phút đến 1 tiếng. Khi nước sôi, vớt bọt để nước dùng được trong.
Bước 2: Nếu mua cua gỡ sẵn, bạn nên dội sơ qua nước sôi để bớt tanh. Nếu tự mua về hấp và gỡ, bạn có thể bỏ qua bước này.
Bước 3: Khi nước dùng đã trong, bạn nêm gia vị vừa miệng, sau đó cho thịt cua và nấm tuyết vào nấu cùng. Sau khoảng 5 phút, bạn đánh đều quả trứng, từ từ cho vào nồi súp, khuấy đều. Để súp có độ sánh, bạn hòa ít bột bắp với nước, rót từ từ vào nồi và tiếp tục khuấy đều tay để bột không bị bón cục.
Khi dọn súp, bạn rắc thêm ít tiêu, hành ngò, ít sợi cà rốt và gừng thái sợi để hoàn thiện món ăn.
2. Lê chần nước lựu
Lê chần nước lựu
Chuẩn bị:
- 3 trái lựu: bóc lấy hạt
- 5 quả lê: gọt vỏ và bỏ phần hạt bên trong
- 800ml nước
- 300g đường
- 150ml siro lựu
- 30ml nước cốt chanh
- 1 lọn quế
Cách làm:
Bước 1: Nấu hạt lựu với khoảng 500ml nước đến khi nước chuyển sang màu đỏ sẫm. Lúc này, bạn rây bỏ hạt và lấy nước.
Bước 2: Hòa phần nước lựu vừa nấu với siro lựu, đường, nước cốt chanh và cho thêm quế vào khuấy đều.
Bước 3: Cho lê vào khay nướng, đổ hỗn hợp trên vào khay.
Bước 4: Nướng lê ở nhiệt độ khoảng 160 độ C, chỉnh thời gian khoảng 20 phút. Nếu nhà không có lò nướng, bạn có thể nấu lê với lửa nhỏ đến khi nước sốt có độ sánh nhất định. Thời gian nấu có thể kéo dài từ 20-30 phút.
Để dùng món lê chần nước lựu đúng điệu, bạn nên để lạnh trước đó khoảng 1 tiếng. Đây là món tráng miệng rất nổi tiếng của Pháp và có thể cũng sẽ là món tráng miệng để mọi người nhớ đến bạn.
3. Khoai môn kẹp hạt sen chiên xù
Khoai môn kẹp hạt sen chiên xù
Chuẩn bị:
- 1 của khoai môn cao: gọt vỏ, bổ làm bốn và thái miếng nhỏ
- 100g hạt sen
- 2 quả trứng gà
- 150g giò sống
- 100g bột mì
- 150g bột chiên xù
- 1/2 bát hành lá thái nhỏ
- 1/2 bát cà rốt thái hạt lựu
- 1/2 bát mè rang
- Gia vị: Hạt nêm, tiêu, sốt Mayonnaise, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Nấu hạt sen chín mềm và tán nhuyễn.
Bước 2: Cho phần giò sống, hạt sen, cà rốt, hành lá trộn đều trong một chiếc thố và nêm thêm với ¼ muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm. Sau khi trộn, để hỗn hợp làm nhân này trong khoảng 20 phút.
Bước 3: Đánh trứng đều, cho ra bát. Phần bột mì và bột chiên xù cho ra hai đĩa lớn riêng biệt.
Bước 4: Đặt miếng khoai lên tay, quết vào một ít nhân sao cho vừa tràn mặt miếng khoai. Sau đó, dùng miếng khoai khác kẹp lại. Đem phần khoai đã kẹp nhân lăn qua lần lượt bột mỳ, trứng và bột chiên xù. Thực hiện tương tự với số nguyên liệu còn lại.
Bước 5: Cho dầu ngập mặt, làm nóng già và thả các miếng khoai đã tẩm bột vào chiên vàng đều hai mặt.
Cuối cùng, bạn cho ra đĩa lót giấy thấm dầu, rắc mè và dọn kèm nước sốt mayonnaise để có được món ăn ngon cho bữa xế đầy dinh dưỡng.
4. Gỏi hoa huệ non
Gỏi hoa huệ non
Chuẩn bị:
- 12 búp bông huệ non: bẻ lấy phần búp non, không lấy cuống sau đó rửa sạch
- 8 con tôm sú tươi: bỏ vỏ, đầu và rút chỉ.
- Nửa củ cà rốt: tỉa hình hoa và cắt lát mỏng
- Ít lá bạc hà/ húng ta: nhặt sạch, đem rửa và cắt nhỏ
- Vài trái ớt đỏ lớn: thái sợi chỉ
- Gia vị cho nước mắm trộn gỏi: 1 muỗng cà phê tỏi và ớt băm, 10ml nước cốt chanh, 30ml nước mắm ngon, 2 muỗng cà phê đường.
Cách làm:
Bước 1: Chần sơ bông huệ qua nước sôi. Khi bông huệ chín tới thả vào thau nước lạnh để giữ độ giòn.
Bước 2: Hấp chín tôm và để riêng.
Bước 3: Trộn tất cả gia vị phần nước mắm trộn gỏi thật đều.
Bước 4: Sắp hoa huệ, cà rốt, tôm sú lên đĩa sâu lòng, sau đó chan nước mắm lên trên, rắc thêm ít rau húng và ớt thái sợi để trang trí.
Bông huệ non giòn giòn, tôm sú tươi ngọt thịt, cộng thêm nước mắm thấm hài hòa, xen lẫn gia vị của rau củ chắc chắn sẽ mang đến một món gỏi thật lạ miệng nhưng cũng thật ngon.
5. Bánh khoai lang
Bánh khoai lang
Chuẩn bị:
- Cho lớp vỏ:
- 150g bột mì
- 1 lòng trắng trứng
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 50g bơ lạnh cắt nhỏ
- 60ml nước lọc
- Cho phần nhân:
- 500g khoai lang đỏ (loại này rất dẻo, thích hợp để bạn làm nhân bánh)
- 60ml sữa tươi (có thể thay bằng nước cốt dừa)
- 80g đường
- 2 quả trứng gà
- 30g bột bắp
- 5g bột quế
- 3g bột gừng
- 3g muối
Cách làm:
- Vỏ bánh:
Bước 1: Đổ phần bột, bơ, nước lọc và muối vào cối xay, xay đến tơi.
Bước 2: Cho hỗn hợp vừa xay ra tô, thêm lòng trắng trứng và nhào bột thật mịn. Sau khi bột đạt, bọc kín trong túi nylon và cho vào ngăn đông tủ lạnh khoảng 20 phút.
Bước 3: Sau thời gian đợi bột cứng, bạn lấy ra, cán mỏng. Sau đó cho miếng bột vào khuôn tart. Dùng tay nhấn nhẹ để miếng bột áp sát thành khuôn. Với phần bột thừa, chỉ cần ấn quanh miệng khuôn sẽ loại bỏ dễ dàng.
- Nhân khoai:
Bước 1: Gọt vỏ khoai, đem hấp chín và nghiền mịn. Lúc này bạn bật sẵn lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C.
Bước 2: Dùng rây, rây mịn phần bột gừng, bột quế và bột bắp. Sau đó trộn thêm ít muối và nghiền nhuyễn cùng phần khoai lang.
Bước 3: Dùng máy đánh đều hỗn hợp gồm trứng, đường, sữa tươi.
Bước 4: Cho hỗn hợp sữa vừa trộn cùng đường vào khoai và trộn thật đều.
- Bánh khoai lang nướng:
Múc hỗn hợp nhân vào khuôn bánh, dàn mặt trên thật đều và đem nướng trong khoảng 60 phút.
Bánh khoai sau khi chín sẽ có màu vàng đẹp mắt, vỏ giòn và nhân dẻo ngọt quyện vị beo béo rất hấp dẫn. Bánh có thể trở thành món tráng miệng thú vị cho bữa trưa hoặc món bánh nhâm nhi cho buổi trà chiều.
6. Panna cotta mè đen
Panna cotta mè đen
Chuẩn bị:
- 300ml sữa đậu nành
- 100ml sữa tươi không đường
- 50g bột mè đen
- 30g đường kính trắng
- 1 lá gelatin
Cách làm:
Bước 1: Cho đường, sữa đậu nành và sữa tươi vào nồi, nấu đến khoảng 60 độ và khuấy đều cho tất cả quyện vào nhau.
Bước 2: Ngâm lá gelatin trong nước khoảng 5 phút, sau đó vớt ra và cho vào phần sữa còn nóng. Để gelatin tan đều trong sữa, bạn nếu khuấy đều.
Bước 3: Đổ vào một chiếc ly khoảng 2/3 hỗn hợp sữa đã hòa gelatin. Sau đó bỏ tủ lạnh để hỗn hợp hơi đông lại.
Bước 4: Phần hỗn hợp sữa còn lại, bạn hòa thêm bột mè đen, đổ lên trên phần sữa đã đông.
Cuối cùng, bạn chỉ việc mang phần panna cotta mè bỏ tủ lạnh và dùng mát.
Với các món ăn rất có ích cho hệ miễn dịch như thế này, mong rằng, bạn và gia đình sẽ không còn lo sợ những đợt lạnh bất chợt hoặc thời điểm giao mùa trong những tháng cuối năm nhé!
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Bí kíp nấu trà sả chanh mật ong cực ngon, cực tốt cho sức khỏe
- Nhóm thực phẩm vàng dành cho phụ nữ mùa lạnh
- Trị bá bệnh với 27 loại rau xanh có trong vườn nhà