02/06/2018, 22:20

Công dụng trị bệnh của 25 loại củ, quả quen thuộc

Hàng ngày chúng ta vẫn dùng các loại củ, quả trong một số món ăn của gia đình nhưng ít ai biết được công dụng trị bệnh của chúng ra sao. Và đây là lúc bạn cần hiểu hết về công dụng của những loại củ, quả vốn luôn có mặt trong gian bếp nhà mình. Trị bá bệnh với 27 loại rau xanh có trong vườn ...

Hàng ngày chúng ta vẫn dùng các loại củ, quả trong một số món ăn của gia đình nhưng ít ai biết được công dụng trị bệnh của chúng ra sao. Và đây là lúc bạn cần hiểu hết về công dụng của những loại củ, quả vốn luôn có mặt trong gian bếp nhà mình.

  • Trị bá bệnh với 27 loại rau xanh có trong vườn nhà

Biết được công dụng trị bệnh của các loại củ, quả sẽ giúp bạn dùng chúng đúng lúc và đúng cách trong những trường hợp bệnh lý khác nhau.

I. CÁC LOẠI CỦ CÓ TÁC DỤNG TRỊ BỆNH



1. Củ cải



Củ cải rất thích hợp cho người bị bệnh gout.



Không ít người vẫn nghĩ củ cải rất nóng, là nguyên nhân dẫn đến mụn nhọt, nóng trong. Tuy nhiên, theo Đông y, củ cải có vị ngọt, tính mát, có tác dụng trừ phòng thấp thống phong, hành phong khí, lợi tiểu và giải trừ nhiệt. Đây cũng là loại củ chứa nhiều nước, giàu các khoáng tố, kiềm tính và đặc biệt không có nhân purin nên rất thích hợp cho người bị bệnh gout.

2. Củ khoai tây


Khoai tây giúp người dùng chống được các cơn trầm cảm, căng thẳng thần kinh.



Cũng giống như củ cải, khoai tây thuộc dạng kiềm tính, chứa hàm lượng vitamin C và muối kali khá cao, lại hầu như không chứa nhân purin. Chính vì vậy, người mắc bệnh gout rất thích hợp để dùng loại củ này. Ngoài những công dụng rõ rệt với bệnh gút, khoai tây còn giúp người dùng chống được các cơn trầm cảm, căng thẳng thần kinh; trị viêm loét dạ dày; trị chứng táo bón mãn tính; ngăn ngừa ung thư; trị chứng phù mặt do bệnh gan, bệnh thận; giảm tình trạng viêm nhiễm; trị sỏi thận; tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, người bị nhồi máu cơ tim và có công dụng hiệu quả trong việc trị bỏng, áp – xe. Đối với việc chăm sóc da, khoai tây còn là một trợ thủ rất đắc lực trong việc trị mụn, giảm nếp nhăn và giúp da sáng mịn.

3. Củ gừng


Trong những trường hợp đau chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, co giật, tiêu chảy... mọi người thường dùng gừng để giảm các triệu chứng.



Trong những trường hợp đau chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, co giật, tiêu chảy... mọi người thường dùng gừng để giảm các triệu chứng. Với người mất cảm giác thèm ăn, gừng có thể giúp họ cải thiện được tình trạng bệnh. Khi bị ngộ độc thực phẩm; nôn do say tàu xe; gặp các rối loạn về tim mạch hoặc hô hấp; kinh nguyệt không đều; sốt rét; căng thẳng; liệt dương hoặc viêm tinh hoàn; sỏi thận; ung thư... đều có thể dùng gừng để thuyên giảm trình trạng bệnh. Nhiều người bị gàu, gây ngứa cũng tìm đến gừng để trị dứt điểm.

4. Củ nghệ


Nghệ được cả Đông y lẫn Tây y công nhận hiệu quả đối với các tổn thương ngoài da và một số chứng viêm nhiễm.



Nghệ được cả Đông y lẫn Tây y công nhận hiệu quả đối với các tổn thương ngoài da và một số chứng viêm nhiễm. Cụ thể, gừng giúp làm lành vết thương, tránh sẹo; trị thoái hóa khớp; chữa đau và viêm dạ dày; giúp giảm căng thẳng; giảm đau với các trường hợp chàm, thủy đậu, zona hay vẩy nến/á sừng; làm khô vùng da bị phồng rộp và phục hồi vùng da bị tổn thương. Đối với nữ giới, nghệ còn là một liệu pháp làm đẹp tuyệt vời, giúp da trở nên trắng sáng và hồng hào hơn. Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng rất tốt trong việc vệ sinh phụ khoa sau thời kỳ kinh nguyệt.

5. Củ tỏi


Các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân có mỡ máu cao, huyết áp cao nên dùng tỏi để giúp thuyên giảm tình trạng bệnh.



Các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân có mỡ máu cao, huyết áp cao nên dùng tỏi để giúp thuyên giảm tình trạng bệnh. Trong quá trình dùng tỏi trị bệnh, còn giúp người bệnh ngừa được các bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xơ vữa động mạch... Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư và kháng khuẩn rất tốt. Dùng tỏi thường xuyên còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh vặt.

Lưu ý: người mắc bệnh đau dạ dày không nên dùng nhiều tỏi; trước khi phẫu thuật một tuần tránh dùng các sản phẩm từ tỏi để tránh chảy máu kéo dài; cận trọng trong việc dùng tỏi khi sử dụng các loại thuốc chống đông máu, các loại thuốc như aspirin, clopidogrel.

6. Củ tam thất


Tam thất được dùng như một vị thuốc bổ giúp tăng lực và tăng cường hệ miễn dịch.



Tam thất được dùng như một vị thuốc bổ giúp tăng lực và tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, nó còn giúp tinh thần người sử dụng trở nên phấn chấn, chống các cơn trầm cảm; chống lại các tác nhân dẫn đến xơ vữa động mạch; giúp cơ thể tăng sức chịu đựng trong trường hợp thiếu oxy; ngăn ngừa khối u phát tán, di căn. Ngoài ra, người ta còn dùng tam thất để cầm máu, giảm sưng, tiêu viêm, tiêu ứ huyết, thông kinh, tán ứ và tiêu thũng.

7. Củ dền


Cả lá và củ của cây dền đều có công dụng bổ máu, giúp gan khỏe mạnh, giải độc gan và ngừa mệt mỏi.



Cả lá và củ của cây dền đều có công dụng bổ máu, giúp gan khỏe mạnh, giải độc gan và ngừa mệt mỏi. Cùng với đó, nhờ công dụng của hợp chất nitrogen gọi là bataine mà củ dền còn có công dụng kích thích quá trình tổng hợp serotonin, giúp thư giãn tinh thần rất hiệu quả. Các chuyên gia còn dùng củ dền để giúp người bệnh ổn định huyết áp; chống lại các cơn đau tim, đột quỵ; giúp làm hạ cholesterol và bảo vệ tim mạch. Người thiếu máu, sức đề kháng yếu, da dẻ xanh xao; người mắc bệnh ung thư da hoặc ung thư phổi, người bị viêm loét dạ dày, táo bón, nhiễm độc tố ở gan; người mắc bệnh túi mật, bệnh thận hoặc gan hay bệnh gút... tất cả đều có thể dùng củ dền để hỗ trợ điều trị bệnh nhằm đem lại hiệu quả cao.

8. Củ súng


Củ súng được dân gian sử dụng trong các trường hợp khô rát cổ họng, ho đàm và giải cảm.



Đông y dùng củ súng như một loại thuốc giúp bổ thận và chữa các chứng thận hư. Bên cạnh đó, củ súng còn được dân gian sử dụng trong các trường hợp khô rát cổ họng, ho đàm và giải cảm.

9. Củ năng


Củ năng còn giúp giải trừ độc tố, làm mát gan, giải nóng trong và giúp giải rượu rất tốt.



Trong củ năng có đến 68,52% nước; 2,25% protein, 18,75% tinh bột; 0,19% lipid và các khoáng tốt, vitamin vô cùng dồi dào. Đặc biệt, nó còn chứa hoạt chất puchiin có tác dụng ngừa ung thư phổi, hạ huyết áp và kháng khuẩn rất hiệu quả. Cùng với những công dụng tuyệt vời này, củ năng còn giúp giải trừ độc tố, làm mát gan, giải nóng trong và giúp giải rượu rất tốt.

II. CÁC LOẠI QUẢ CÓ TÁC DỤNG TRỊ BỆNH



1. Kiwi


Trong các trường hợp chảy máu răng, máu lợi do thiếu hụt vitamin C, có thể dùng kiwi để điều trị.



Trong các trường hợp chảy máu răng, máu lợi do thiếu hụt vitamin C, có thể dùng kiwi để điều trị rất hiệu quả vì đây là loại trái cây “nữ hoàng vitamin C”. Các loại trái cây giàu vitamin C khác như chanh, cam, dâu, táo tàu, cà chua... cũng có thể được dùng thay thế...

2. Chuối tiêu


Chuối tiêu giúp não bộ sinh ra hoạt chất giúp kích thích sự hưng phấn thần kinh, giảm căng thẳng.



Ngoài hàm lượng dinh dưỡng đa dạng chuối tiêu còn giúp não bộ sinh ra hoạt chất giúp kích thích sự hưng phấn thần kinh, giảm căng thẳng, chữa mất ngủ và cải thiện tình trạng biếng ăn do mất cảm giác ngon miệng.

3. Đu đủ


Đu đủ được dùng để ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm nhiễm.



Các loại quả màu vàng, đỏ, cam được chứng minh có hàm lượng beta-carotene phong phú, đặc biệt rất dễ để cơ thể hấp thu và chuyển hóa toàn diện thành vitamin A. Chính vì vậy, người bị giảm thị lực, mắt đau, mắt mờ, có thể dùng đu đủ để cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, đu đủ còn được dùng để ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm nhiễm, tăng sức đề kháng, ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng, chống viêm khớp dạng thấp, hỗ trợ chức năng phổi và đặc biệt nó có tác dụng hữu hiệu trong việc ngừa ung thư tiền liệt tuyến.

4. Nho


Nho là loại quả kiềm tính và cũng không chứa nhân purin.



Nho là loại quả kiềm tính và cũng không chứa nhân purin. Nó rất thích hợp để dùng cho bệnh nhân gout. Với những người suy giảm chức năng phổi do hút thuốc trong thời gian dài, có thể dùng cả vỏ, thịt và hạt nho để phục hồi. Ngoài ra, trong một nghiên cứu đã chứng minh nho có tác dụng tốt cho tim mạch, chữa tiêu đờm và làm sạch đường hô hấp.

5. Xoài


Trong xoài còn có một loại enzyme tác dụng kích thích hoạt tính của các tế bào da.



Hàm lượng beta-carotene trong quả xoài khá phong phú. Đặc biệt, trong xoài còn có một loại enzyme tác dụng kích thích hoạt tính của các tế bào da, thúc đẩy quá trình bài trừ chất thải và cải thiện tình trạng lão hóa da.

6. Dưa hấu


Vào những mùa nóng bức, nó được dùng làm loại trái cây giải nhiệt, bù nước rất tốt.



Dưa hấu có vị ngọt, tính lạnh. Vào những mùa nóng bức, nó được dùng làm loại trái cây giải nhiệt, bù nước rất tốt. Ngoài ra, nhờ có chứa nhiều muối kali và hầu như không có nhân purin nên đây cũng là một trong những loại quả giúp điều trị gout rất hiệu quả.

7. Lê


Quả lê giúp bù nước, thanh lọc cơ thể, tiêu đàm, trị ho, trị táo, bổ âm ngũ tạng.



Lê là loại quả có chứa nhiều nước, vị ngọt mát và thường được dùng để thanh nhiệt, giảm cân, chỉ khát trừ phiền. Quả lê giúp bù nước, thanh lọc cơ thể, tiêu đàm, trị ho, trị táo, bổ âm ngũ tạng và rất có lợi cho đường hô hấp.

8. Táo ta


Táo ta có nhiều công dụng trị bệnh nhưng ít ai biết đến.



Táo ta có nhiều công dụng trị bệnh nhưng ít ai biết đến. Nó rất tốt cho làn da của người phụ nữ cũng như giúp hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa. Ngoài ra, táo ta còn có tác dụng chống trầm cảm, giúp tăng cường sức để kháng, trị chứng thiếu máu, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, tăng cường độ chắc khỏe cho xương, trị các chứng bệnh về miệng, rất tốt cho hệ tiêu hóa và là loại quả giúp ngăn ngừa cảm cúm hiệu quả. Nhiều người còn dùng lá táo, phơi khô nghiền thành bột và dùng nó để dưỡng da đầu, trị gàu và giữa tóc chắc khỏe hơn.

9. Chanh


Vỏ chanh dùng để kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng, ho đờm, khó tiêu, nôn mửa.


Cả vỏ và quả chanh đều có tác dụng trị bệnh. Vỏ chanh dùng để kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng, ho đờm, khó tiêu, nôn mửa. Trẻ em bị sốt, có thể lấy vỏ chanh giã nát, bọc trong miếng vải và chà nhẹ khắp mình. Phần vỏ trắng của quả chanh có chất pectin, có tác dụng cầm máu, trị tiêu chảy. Tinh dầu vỏ chanh sau khi chiết xuất có tác dụng tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, trị ho đờm và chữa chứng trầm uất rất hiệu quả.

10. Cà rốt


Với những tổn thương về cơ, bạn có thể tìm đến cà rốt để phục hồi.



Với những tổn thương về cơ, bạn có thể tìm đến cà rốt để phục hồi. Nó có tác dụng kháng viêm, làm giảm sưng tấy vùng bị tổn thương nên có tác dụng rất rõ rệt trong việc điều trị các chấn thương do vận động. Ngoài ra, do rất giàu beta-carotene nên cà rốt còn được dùng để bổ trợ mắt và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

11. Dưa chuột


Dưa chuột còn có tác dụng lợi thủy, thanh nhiệt, giải độc, tăng cường bài tiết acid uric qua đường tiết niệu.



Dưa chuột có tính kiềm, mang hàm lượng vitamin C cao, cộng thêm đó là hàm lượng khá lớn muối kali và nước. Đây cũng chính là một loại quả bổ sung cho người mắc bệnh gout. Với Đông y, dưa chuột còn có tác dụng lợi thủy, thanh nhiệt, giải độc, tăng cường bài tiết acid uric qua đường tiết niệu.

12. Trái cà


Cà pháo, cà bát, cà tím… không hoàn toàn độc như nhiều người vẫn nghĩ.



Cà pháo, cà bát, cà tím… không hoàn toàn độc như nhiều người vẫn nghĩ. Chúng có tác dụng hoạt huyết, tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Trong một nghiên cứu khoa học còn chỉ ra cà có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, đây cũng là loại quả không chứa nhân purin nên có thể dùng điều trị bệnh gout.

13. Trái bí đỏ


Những người bị cao huyết áp, đường huyết tăng, mỡ trong máu cao, có thể dùng trái bí đỏ để cải thiện tình trạng bệnh.



Những người bị cao huyết áp, đường huyết tăng, mỡ trong máu cao, có thể dùng trái bí đỏ để cải thiện tình trạng bệnh. Người bị bệnh gout, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng acid uric trong máu cũng có thể dùng trái bí đỏ để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

14. Bí xanh


Dân gian thường bí xanh để giúp giải độc, lợi tiểu, tiêu đàm, giảm béo.



Bí xanh có vị ngọt đạm, tính mát. Dân gian thường bí xanh để giúp giải độc, lợi tiểu, tiêu đàm, giảm béo. Đây cũng là loại quả có tính kiềm, chứa nhiều nước và giàu các vitamin cùng khoáng tố. Dùng bí xanh có tác dụng đào thải acid uric qua đường tiết niệu và điều trị bệnh gout.

15. Quả mướp


Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thông kinh lạc, thanh nhiệt, nhuận da, lợi tiểu.



Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thông kinh lạc, thanh nhiệt, nhuận da, lợi tiểu. Quả mướp già còn được sử dụng để tiêu đàm, khử phong, giải độc, nhuận da, thông kinh lạc và giúp phụ nữ sau sinh lợi sữa. thông sữa. Mỗi bộ phận của quả mướp đều có tác dụng riêng:

- Dây mướp dùng để ức chế khuẩn cầu.

- Xơ mướp dùng để chống viêm, lợi niệu.

- Lá mướp giúp ngăn ngừa các nếp nhăn, cải thiện làn da và nhan sắc.

- Quả mướp có tác dụng chống viêm, trị chứng đau họng, hen xuyễn, đau lưng, rong kinh, đau bụng kinh, tắc sữa, viêm tuyến má, viêm bàng quang...

16. Quả mướp đắng


Trong dân gian, mướp đắng dùng để trị các bệnh ngoài da, nếu dùng thường xuyên sẽ giúp da dẻ mịn màng.



Mướp đắng vị đắng, tính lạnh, không độc. Trong dân gian, mướp đắng dùng để trị các bệnh ngoài da, nếu dùng thường xuyên sẽ giúp da dẻ mịn màng. Đối với y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ, giúp diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; chống các gốc tự do sinh bệnh tim mạch, huyết áp, thần kinh, tiểu đường, tiết niệu... Đặc biệt, nhờ công dụng tăng oxy hóa glucose, ngăn hấp thu glucose và ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose, giúp tăng tiết insulin nên quả mướp đắng rất thích hợp để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Yeutre.vn (Tổng hợp)


Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

  • Những loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh ung thư
  • Phân loại những rau cũ ăn sống - nấu chín có lợi cho sức khỏe
  • Điểm mặt 10 loại thực phẩm có tác dụng giảm đau kỳ diệu
0