25/05/2018, 13:31

Thức ăn mùa lạnh

Thức ăn tốt mùa lạnh là các loại thức ăn theo y học - bao gồm cả đông y và tây y - có thể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, có lợi cho việc chữa trị các bệnh hay mắc phải vào mùa lạnh như cảm cúm, viêm họng, ho sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau bụng, v.v...đặc ...

Thức ăn tốt mùa lạnh là các loại thức ăn theo y học - bao gồm cả đông y và tây y - có thể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, có lợi cho việc chữa trị các bệnh hay mắc phải vào mùa lạnh như cảm cúm, viêm họng, ho sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau bụng, v.v...đặc biệt tốt cho người có thể tạng yếu và nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết; biến chuyện phòng tránh bệnh trở thành đơn giản, thuận tiện. Hay có thể gọi chung: Thực phẩm có dược tính kháng chữa các bệnh trong mùa lạnh.

  • Hành: Trị viêm xoang, chảy nước mũi, hen suyễn và giảm lượng cholesterol và bệnh máu loãng.
  • Tỏi: Nó chứa nhiều hợp chất chống lại vi rút, nấm và vi khuẩn, được xem là thuốc kháng sinh thiên nhiên. Chữa bệnh viêm tai, viêm phế quản, bệnh tưa miệng ở trẻ em, cúm và viêm loét dạ dày; giảm lượng cholesterol, giảm rủi ro của bệnh ung thư ruột kết.
  • Nghệ: Có vị cay, hơi đắng, không độc, tính ôn; có tác dụng giúp cải thiện hoạt động của hệ tim mạch, làm tan máu bầm, chảy máu cam, làm liền sẹo cũng như một số bệnh có liên quan đến bao tử.
  • Gừng: Vị cay, ấm, tác dụng chống lạnh, trị ho, đau tức ngực, trừ độc, giúp giữ ấm cơ thể, đề phòng cảm lạnh và giảm đau các khớp xương. Một số trường hợp không nên dùng như đang có bệnh về chảy máu như chảy máu cam, băng huyết, ho ra máu, sốt xuất huyết…
  • Ớt: Vị cay nồng, không gây độc, có tác dụng ấm bụng, kích hoạt tiêu hóa; dùng với liều lượng vừa phải, sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phòng bệnh; giúp ngủ ngon và phòng bệnh rất tốt.
  • Tiêu: Có vị cay nồng, tính nóng và không gây độc; giúp tiêu hóa tốt, trừ độc tố trong cơ thể, tiêu đàm, trị đầy hơi và tiêu chảy.
  • Sả: Vị cay nồng, mùi thơm và không gây độc. Lá sả tươi dùng nấu nước xông, chữa bệnh cảm sốt; phơi khô sắc nước uống chữa ói mửa, giữ ấm bụng, giảm đau nhức cơ thể; kết hợp với một số thảo dược khác, còn giúp chữa chứng sình bụng, đầy hơi.
  • Cần tây: Tăng cảm giác thèm ăn do có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, tiết dịch vị và tiêu đờm rất hiệu quả.
  • Cải ngựa: Điều trị xoang mũi và hen suyễn, chống ôxy hoá.
  • Cà chua: Chống oxy hóa. Chúng còn cung cấp cho cơ thể nguồn vitamins A, C; nâng cao sức khoẻ tăng đề kháng cho cơ thể.
  • Rau chân vịt: Có tác dụng trị chứng viêm loét ở miệng, khô môi, viêm lưỡi, viêm da. Nhiều vitamin K - có tác dụng cầm máu rất tốt.
  • Súp lơ: Nhiều Vitamin, tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống vi khuẩn.
  • Cải thìa: Tác dụng nhuận tràng lợi dạ dày; chứa nhiều vitamin C, canxi, ngoài ra còn có phốt-pho, sắt, carotene, vitamin B.
  • Cải xoong và cải đắng: Chống ung thư và virus rất hiệu quả. Cải đắng (cải ngồng) làm dịu sự xung huyết phổi, sổ mũi và ho. Cả hai loại rất giàu vitamin C, chất xơ và folate, thành phần tăng cường chất chống sinh ung thư glucosinolate.
  • Khoai tây: Giàu vitamin, nhiều kali và chất xơ; ăn còn tươi là tốt nhất vì nó vẫn giữ được nhiều chất vitamin C; không nên ngâm nhiều khoai tây trong nước khi đã cạo vỏ bởi vì nó sẽ mất nhiều vitamin C.
  • Bí đỏ: (bí ngô) có axít amin, arginene, asparagines, adenine, carotene, vitamin B1, vitamin C, chất béo, đường gluco, đường saccaro, được coi là vũ khí chủ lực của mùa Đông. Bí đỏ có thể chữa sưng phổi, viêm khí quản mãn tính, bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, viêm thận mãn tính, xơ gan. Người bị bệnh sốt rét tránh không nên ăn.
  • Nấm: Những nghiên cứu mới đây cho thấy ăn nấm rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng. Mỗi loại nấm lại có những công dụng khác nhau. Nấm cung cấp ít năng lượng, có thể ăn thoải mái mà không sợ tăng cân.
  • Cá: Cung cấp dồi dào kẽm và omega-3 - những chất giúp cơ thể bạn khỏe mạnh trong mùa Đông. Kẽm giúp tăng cường khả năng sản xuất các tế bào mẫu giúp cơ thể chống viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Rất nhiều người mắc triệu chứng trầm cảm vào mùa Đông, vì thế cần bổ sung thêm lượng a-xít béo omega-3 (có nhiều trong cá biển nhiều mỡ) trong bữa ăn hàng ngày.
  • Cam quýt: Giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và bioflavonoid, giúp chống chọi với cái lạnh và đủ khả năng kháng cự lại sự tấn công của virus và sự xâm nhập của vi rút cúm trong mùa đông.
  • Táo: Giảm lượng cholesterol trong máu và cải thiện chức năng của ruột, giảm ung thư, tim mạch.
  • Nho đen: Có khoảng 2.000mg vitamin C trong 100g nho đen, giúp ngăn chặn sự lây nhiễm cảm cúm và giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
  • Mật ong: Chữa đau họng, nghẹt mũi (dùng mật ong cho vào nước sôi, rồi hít) dùng thay đường trong một số món ăn, hay cháo.
  • Trà xanh: Chống oxy hóa, ngăn chặn một số bệnh ung thư.
  • Sữa chua: Trong hệ tiêu hóa của chúng ta có nhiều vi sinh vật có lợi và có hại cùng chung sống. Trong khi các vi sinh vật có hại lại là nguyên nhân gây bệnh thì các vi sinh vật có lợi lại mang nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Các thực phẩm lên men như sữa chua, rất tốt cho sức khỏe. Các vi khuẩn có lợi probiotic có trong sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, chúng giúp tạo sự cân bằng và bồi bổ cho những vi khuẩn tốt hiện hữu có sẵn trong ruột. để làm chậm quá trình phát triển của các vi khuẩn có hại.
  • Cây nam việt quất: Tạo ra môi trường axit trong nước tiểu, sẽ giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự nhiễm trùng của ống tiết niệu.

Các dược tính trong các thực phẩm trên giúp cơ thể tạo sức đề kháng với các nhóm bệnh tăng cao trong mùa lạnh; dễ tìm kiếm, thích hợp để nâng cao sức khoẻ, tránh lạm dụng thuốc, tương hợp với thiên nhiên. Đơn giản như việc trong canh cải, cho ít lát gừng tươi xắt mỏng, rắc chút tiêu, cho món ăn thêm thơm ngon, nhiều dược tính; vì nằm trong thực đơn hàng ngày nên vô cùng thuận tiện cho mọi người.

0