25/05/2018, 13:31

An Nhơn

là một huyện thuộc tỉnh Bình Định, Việt Nam. là một huyện đồng bằng. Nó nằm ở tọa độ 130°49’ vĩ độ Bắc, 109°18’ kinh độ Đông, nằm dọc theo trục đường quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20km về hướng tây ...

là một huyện thuộc tỉnh Bình Định, Việt Nam.

là một huyện đồng bằng. Nó nằm ở tọa độ 130°49’ vĩ độ Bắc, 109°18’ kinh độ Đông, nằm dọc theo trục đường quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20km về hướng tây bắc. Phía bắc giáp huyện Phù Cát, phía đông và đông nam giáp huyện Tuy Phước, phía tây giáp huyện Tây Sơn, phía tây nam giáp huyện miền núi Vân Canh.

Diện tích tự nhiên: 242,17 km2. Dân số: 188.719 người, trong đó nữ 97.200 người. Mật độ dân số khoảng 779 người/km2, phân bổ không đều, tập trung cao ở hai thị trấn Bình Định, Đập Đá. Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động toàn huyện chiếm 55,50%. Trung tâm hành chính của huyện đặt tại Thị trấn Bình Định.

Gồm có 13 xã và 2 thị trấn:

Thị trấn Bình Định.

Thị trấn Đập Đá.

Xã Nhơn Thành

Xã Nhơn Mỹ

Xã Nhơn Hạnh

Xã Nhơn Phong

Xã Nhơn Hậu

Xã Nhơn An

Xã Nhơn Hưng

Xã Nhơn Phúc

Xã Nhơn Khánh

Xã Nhơn Lộc

Xã Nhơn Hòa

Xã Nhơn Thọ

Xã Nhơn Tân

Theo cuốn "Lịch sử Đảng bộ huyện ", một thời những năm 938-1470, là vùng trung tâm của Vương quốc Chăm Pa cổ đại, với thủ đô là thành Đồ Bàn (nay thuộc xã Nhơn Hậu). Năm 1470, nằm trong huyện Tuy Viễn, cùng hai huyện khác là Bồng Sơn và Phù Ly hợp thành phủ Hoài Nhơn. Năm 1602, Nguyễn Hoàng đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn. Năm 1778, nhà Tây Sơn định đô tại , cải tạo thành Đồ Bàn ra thành Hoàng Đế. Năm 1799, sau khi chiếm được thành Hoàng Đế của Tây Sơn, Nguyễn Ánh đổi tên là thành Bình Định. Một thời gian sau, thành này đã bị phá bỏ và một thành khác được xây cách 5 km về phía nam, nằm sát đường thiên lý Bắc Nam về phía Tây (nay thuộc thị trấn Bình Định). Năm 1832, Minh Mạng lập phủ gồm các huyện Tuy Phước và Tuy Viễn.

có hệ thống giao thông thuận lợi: có đường quốc lộ 1A, quốc lộ 19 và đường sắt Bắc - Nam đi xuyên qua, tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá trong và ngoài tỉnh.

Nền kinh tế huyện tăng trưởng và phát triển tương đối nhanh. Cơ cấu kinh tế cũng thay đổi. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt 9,81%; tỉ trọng công nghiệp chiếm 33,45% và thương mại-dịch vụ chiếm 13,16%. Thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 45,7%; thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 7 triệu đồng một năm. Sản xuất công nghiệp phát triển với nhịp độ khá. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm ở công nghiệp là 22,93%; nông, lâm, ngư nghiệp là 3,51%. Công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển. Cùng với phát triển kinh tế, huyện đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển mở rộng các khu dân cư theo hướng đô thị hoá.

0