13/01/2018, 20:26

Thử sức với đề thi cuối năm môn Văn lớp 10 – Nghệ An có đáp án

Thử sức với đề thi cuối năm môn Văn lớp 10 – Nghệ An có đáp án Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Văn – Nghệ An có đáp án. Câu 2: (2 điểm) Anh (Chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 12-16 dòng) trình bày quan điểm của anh (chị) về Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 1: (2 điểm) Cho đoạn ...

Thử sức với đề thi cuối năm môn Văn lớp 10 – Nghệ An có đáp án

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Văn – Nghệ An có đáp án. Câu 2: (2 điểm) Anh (Chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 12-16 dòng) trình bày quan điểm của anh (chị) về Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

1: (2 điểm) Cho đoạn thơ sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới:

“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi.”

(SGK Ngữ Văn 10 – tập 2)

a. (0,5 điểm) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả?

b. (0,5 điểm) Anh (Chị) hãy cho biết đoạn trích đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó?

c. (1 điểm) Anh (Chị) hiểu từ “nhân nghĩa” là như thế nào? Dựa vào đoạn trích hãy nêu cái tư tưởng nhân nghĩa mà tác giả muốn nhắc đến ở đây?

2: (2 điểm) Anh (Chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 12-16 dòng) trình bày quan điểm của anh (chị) về “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”

3: (6 điểm) Nhận xét về Nguyễn Du, các nhà phê bình văn học bình: “Tố Như tử có con mắt nhìn trông sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”. Và quả thật, những nhận xét đó đã được thể hiện một cách chân thân qua tác phẩm tuyệt tác “Truyện Kiều”. Qua cuộc đời, sự nghiệp của của Nguyễn Du, và đặc biệt là tác phẩm Truyện Kiều, anh (chị) hãy giải thích và chứng minh nhận định trên.


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

 Môn: NGỮ VĂN 10

Câu

Nội dung

Biểu điểm
1.1

 

–         Đoạn trích trên trích từ văn bản Đại Cáo Bình Ngô

–         Tác giả: Nguyễn Trãi

0,25

0,25

1.2 

0,125

0,125

0,125

0,125

1.3*Giải thích “Nhân nghĩa”: Lòng thương người và sự tôn trọng lẽ phải, điều phải.

*Tư tưởng nhân nghĩa qua đoạn trích:

– Theo quan điểm đạo Nho: Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí.

– Nguyễn Trãi đã chắt lọc lấy hạt nhân cơ bản giữa tư tưởng nhân nghĩa, nhân nghĩa chủ yếu là yên dân.

à Muốn yên dân thì phải trừ bạo. Vì dân để bảo vệ tổ quốc yên bình, thịnh trị.

ð Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và phi nghĩa của kẻ thù

ð Tư tưởng nhân nghĩa của đoạn trích.

0,25

0,125

0,125

0,25

0,125

0,125

2*Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết cách làm đoạn văn nghị luận xã hội

– Xác định đúng, trúng vấn đề nghị luận: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
– Lập luận chặt chẽ, có dẫn chứng cụ thể, chính xác
– Bố cục rõ ràng của một đoạn văn
– Ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc lỗi chính tả và lỗi dùng từ.

*Yêu cầu về nội dung: Ý chính phần thân đoạn văn.

Giải thích được: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc: Là tình trạng hòa bình, con người có cuộc sống trọn vẹn, được sống trong tình yêu của mỗi con người, con người không bị kìm hãm, bóc lột và sống trong môi trường lành mạnh, an toàn. (Đưa ra dẫn chứng)

– Mối quan hệ giữa độc lập, tự do, hạnh phúc: Độc lập đi liền với tự do, tự do đi liền với hạnh phúc, nếu nước độc lập mà người dân không được tự do thì cái độc lập đó cũng không để làm gì, nếu dân không được tự do thì sẽ không thể hạnh phúc

à Đó là mối quan hệ móc nối có Độc lập à Tự do à Hạnh phúc (Dẫn chứng)

– Cách giữ gìn mối quan hệ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc:

Hành động chung của toàn nhân loại – Hành động của học sinh.

– Liên hệ bản thân (Tự nhận xét được bản thân như thế nào đối với Độc lập – Tự do – Hạnh phúc) (Có thể đưa vào kết bài)

 

Đúng yêu cầu được 0,5 điểm

0,25

0,5

0,5

0,25

3*Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết cách làm đoạn văn nghị luận văn học

– Xác định đúng, trúng vấn đề nghị luận: Nguyễn Du

– Lập luận chặt chẽ, có dẫn chứng cụ thể, chính xác
– Bố cục rõ ràng của một bài văn
– Ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc lỗi chính tả và lỗi dùng từ.

*Yêu cầu về nội dung: Ý chính phần thân bài.

Giới thiệu đôi nét về Nguyễn Du: Quê quán, Gia đình, thời gian sinh sống. à Ảnh hưởng đến cảm xúc à Hiểu và thông cảm với những người có hoàn cảnh giống Thúy Kiều.

– Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp:

+ Thời bé: Sống trong giàu sang, phú quý à Hiểu cuộc sống giàu sang.

+ Thời “Mười năm gió bụi”: Đi khắp nơi, lận đận, khó khăn à Hiểu được cuộc sống của nông dân.

+Chặng đường làm quan: Hiểu được lối sống xa hoa của quan lại, thói hư tật xấu của quan à Thấu hiểu cuộc sống của giai cấp nắm quyền.

Đánh giá về cuộc đời: Lận đận, vất vả, hiểu được cuộc sống của mọi tầng lớp xã hội à Có con mắt nhìn thấu sáu cõi.

-Giới thiệu tác phẩm truyện Kiều, nhân vật Thúy Kiều

-Giá trị hiện thực của truyện Kiều:

“Truyện Kiều” là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công tàn bạo, là lời tố cáo xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người, đặc biệt là những người tài hoa, người phụ nữ.
+ “Truyện Kiều” tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, từ bọn sai nha, quan xử kiện, cho đến “họ Hoạn danh gia”, “quan Tổng đốc trọng thần”, rồi là bọn ma cô, chủ chứa,… đều ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người.
+ “Truyện Kiều” còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiền đã làm tha hóa con người. Đồng tiền làm đảo điên (“Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì”), đồng tiền giẫm lên lương tâm con người và xóa mờ công lí (“Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”).

-Giá trị nhân đạo của truyện Kiều

+ “Truyện Kiều” là tiếng nói thương cảm, là tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người. Thúy Kiều là nhân vật mà Nguyễn Du yêu quý nhất. Khóc Thúy Kiều, Nguyễn Du khóc cho những nỗi đau lớn của con người : tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục lìa tan, nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đày đọa…
+ “Truyện Kiều” đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính.
– Hình tượng nhân vật Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, hiếu hạnh đủ đường là nhân vật lí tưởng, tập trung những vẻ đẹp của con người trong cuộc đời.
– “Truyện Kiều” là bài ca về tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy. Bước chân “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Kiều đến với Kim Trọng đã phá vỡ những quy tắc thánh hiền về sự cách biệt nam nữ.
– “Truyện Kiều” là giấc mơ về tự do và công lí. Qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du gửi gắm ước mơ anh hùng “đội trời đạp đất” làm chủ cuộc đời, trả ân báo oán, thực hiện công lí, khinh bỉ những “phường giá áo túi cơm”.

Đánh giá: Nguyễn Du có tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời

*Dẫn chứng về những tác phẩm khác của Nguyễn Du, phân tích đúng, có lập luận chặt chẽ, xác thực.

*Sức ảnh hưởng của Nguyễn Du đối với thế giới, cách nhìn nhận của Nguyễn Du so sánh với những nhà văn nổi tiếng khác trên thế giới.

*Biểu điểm về mức độ:

-Từ 0 à 1 điểm: Sai yêu cầu về kĩ năng, mức kém

-Từ 1 à 2 điểm: Đúng kĩ năng nhưng nội dung khai thác còn chưa đủ mức trung bình yếu, thiếu ý nhiều.

-Từ 2 à 3 điểm: Đúng kĩ năng nhưng nội dung vẫn chưa khai thác sâu, mức trung bình, còn chưa đủ ý.

-Từ 3 à 4 điểm: Đúng kĩ năng, yêu cầu nội dung cơ bản, đủ ý, mức trung bình khá.

-Từ 4 à 5 điểm: Đúng kĩ năng, yêu cầu nội dung cơ bản, lập luận rõ ràng, chắc chắn , đủ ý, có khai thác, mức khá – giỏi.

– Từ 5 à 6 điểm: Đúng, đủ, sâu về kĩ năng và nội dung, lập luận sắc bén, chắc chắn, đủ ý, khai thác sâu vào nội dung, bám đề tốt, giỏi, mức giỏi, xuất sắc.

 

Đúng kĩ năng đạt

0,5 điểm

0,5

0,25

0,25

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

Tổng 10 điểm
0