31/05/2017, 12:08

Thủ pháp tương phản trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Đề bài: Phân tích Thủ pháp tương phản trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Bài làm Khi Nguyễn Tuân gọi cảnh Huấn Cao cho chữ trong ngục là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” thì đã có hàm ý về sự tương phản đến đối lập, khác thường cả ở những liên hệ sấu xa và cả ở những biểu hiện bên ...

Đề bài: Phân tích Thủ pháp tương phản trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Bài làm Khi Nguyễn Tuân gọi cảnh Huấn Cao cho chữ trong ngục là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” thì đã có hàm ý về sự tương phản đến đối lập, khác thường cả ở những liên hệ sấu xa và cả ở những biểu hiện bên ngoài của bức tranh ngợi ca cái đẹp. Qua sự cảm nhận thị giác, sự tương phản được tô đậm ở ấn tượng đối sánh giữa cái "tối, chật hẹp, ẩm ướt” với những “mạng nhện, ...

Đề bài: Phân tích .

Bài làm

Khi Nguyễn Tuân gọi cảnh Huấn Cao cho chữ trong ngục là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” thì đã có hàm ý về sự tương phản đến đối lập, khác thường cả ở những liên hệ sấu xa và cả ở những biểu hiện bên ngoài của bức tranh ngợi ca cái đẹp.

Qua sự cảm nhận thị giác, sự tương phản được tô đậm ở ấn tượng đối sánh giữa cái "tối, chật hẹp, ẩm ướt” với những “mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” của căn buồng giam và “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu” cùng hình ảnh “một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Đây là sự tương phản giàu tính hội họa. Chỉ bằng mấy nét phác họa, tác giả đã cho chúng ta một bức tranh với đủ đường nét, màu sắc, sáng – tối, điểm nhấn,… Cũng có thể xem đó là một khuôn hình được bố cục, phối cảnh và sử dụng hiệu quả tương phản sáng – tối hết sức độc đáo.

Sự tương phản thiên về hình ảnh bên ngoài trên đây có tác dụng tương hỗ đặc biệt cho sự tương phản ở chiều sâu ý nghĩa, được thể hiện qua liên hệ đối sánh về thân phận, nhân cách ở từng nhân vật và giữa các nhân vật. Một kẻ tử tù đang là một nghệ sĩ, hiện thân cho thiện lương, cho cái đẹp ở ngay giữa chốn ngục tù tăm tôi, bẩn thỉu. Thân phận tù nhân của Huấn Cao đối lập với nhân cách Huấn Cao. Viên quản ngục cùng thầy thơ lại vốn đại diện cho quyền lực, nanh ác, thủ đoạn,… lại đang hiên diện là những con người đam mê, biết quý trọng cái đẹp thanh tao. Kẻ tử tù lại ở vị trí trung tâm, đầy uy lực còn bậc quyền uy lại đang khúm núm, vái lạy.

Thủ pháp tương phản đã được sử dụng một cách triệt để, thể hiện ở cả những biểu hiện bên ngoài lẫn bên trong, cả ở bối cảnh và nhân vật, ở cả tình huống đầy nghịch lí,.. Chủ đề về sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện với cái xấu, cái ác; ánh sáng với bóng tối,… của tác phẩm Chữ người tử tủ đã được thể hiện một cách sâu sắc, đầy ấn tượng. Có được điều đó, phần lớn cũng là nhờ vào hiệu quả của thủ pháp tương phản.

0