27/03/2018, 23:41

Giáo dục và duyệt xét lại nghề nghiệp

Một sinh viên viết cho tôi: “Em tốt nghiệp hai năm trước nhưng không thể tìm được việc làm. Em xấu hổ vì em phải phụ thuộc vào bố mẹ em. Sau nhiều tháng tìm việc, em cảm thấy chán nản và không biết làm gì với đời em. Em đọc blog của thầy và tự hỏi về mục đích của giáo dục và liệu thầy có lời ...

Một sinh viên viết cho tôi: “Em tốt nghiệp hai năm trước nhưng không thể tìm được việc làm. Em xấu hổ vì em phải phụ thuộc vào bố mẹ em. Sau nhiều tháng tìm việc, em cảm thấy chán nản và không biết làm gì với đời em. Em đọc blog của thầy và tự hỏi về mục đích của giáo dục và liệu thầy có lời khuyên nào cho em và những người như em không?”

Đáp: Trường học là cấu trúc nền tảng đem lại cho học sinh chiều hướng cũng như cung cấp cho họ tri thức và kĩ năng. Ngày nay, sau giáo dục, một số học sinh không thể tìm được việc, cảm thấy uổng phí, và không biết phải làm gì vì với một số người, mục đích của giáo dục bị giới hạn vào việc có bằng cấp nhưng không là cái gì đó khác. Tuy nhiên, có bằng cấp không đảm bảo có việc làm cho nên họ bị hoang mang và thất vọng. Lí do là giáo dục hiện thời đã không cung cấp chiều hướng nghề nghiệp đúng cho học sinh.

Giáo dục KHÔNG chỉ là đi tới trường, đọc sách, ghi nhớ sự kiện, đỗ các kì thi mà còn là học về thế giới xung quanh họ, về nghề nghiệp tương lai, ngành công nghiệp liên quan, biết xu hướng, nhu cầu và cuối cùng, xác định vai trò của họ trong xã hội. Giáo dục không kết thúc khi mọi người có bằng cấp mà phải đi tới hiểu trách nhiệm của họ với bản thân họ, gia đình của họ, và xã hội của họ. Ngay cả sau khi có việc làm, họ vẫn phải liên tục học để giữ cho kĩ năng của họ được hiện thời cùng các thay đổi, bằng không họ sẽ sống trong sợ hãi và lo nghĩ về việc làm của họ khi kĩ năng của họ không còn được cần tới.

Học sinh tới trường để thu nhận tri thức nào đó để cho họ có thể vận hành tốt trong xã hội, nhưng giáo dục hiện thời không dạy họ suy nghĩ sâu, lập kế hoạch cho tương lai của họ, xác định nghề nghiệp của họ, có trách nhiệm với bản thân họ, gia đình họ, xã hội của họ và giải quyết các vấn đề, điều là phần lớn hơn của cuộc sống. Giáo dục hiện thời không chuẩn bị cho học sinh có được mục đích trong cuộc sống, đi ra ngoài sách vở và lí thuyết để cho họ có thể chăm nom việc sống của họ. Thậm chí trong thời thay đổi nhanh chóng này, nhiều người vẫn cảm thấy thoải mái bằng việc vẫn làm cùng một thứ trong nhiều năm. Một số được thăng chức lên vị trí cao hơn mà không có đào tạo thêm, không học để phát triển kĩ năng mới khi kĩ năng cũ của họ sụt giảm đi qua thời gian. Khi cái gì đó xảy ra cho họ, họ đổ lỗi cho tình huống thay vì cho bản thân họ.

Cách tốt nhất để làm bây giờ là bắt đầu với ý thức vè chiều hướng trong nghề nghiệp của em. Không nghĩ về quá khứ và các sai lầm khác mà em đã phạm phải nhưng sẵn lòng dũng cảm bắt đầu từ đầu. Em cần tự hỏi mình về mối quan tâm và ưa thích của em. Em muốn làm gì với cuộc sống của em? Không chỉ là về có việc làm mà nghề nào em muốn làm việc tiếp và các tuỳ chọn học tập sẵn có cho em. Em cần nghiên cứu xu hướng thị trường và xác định nghề nghiệp nào là tốt nhất cho em mà khớp với tình huống của em. Em cần đánh giá tri thức và kĩ năng của em để xác định em có gì và không có gì rồi xây dựng bản kế hoạch học tập để giúp em quản lí việc học mới cũng như những thay đổi trong đời em.

Đây là lúc hành động cho nên em sẽ cần hiện thực về kế hoạch của em. Em có thể tự hỏi bản thân em: “Mình muốn ở đâu? Mình muốn gì về nghề nghiệp? Mình thích làm cái gì? Kĩ năng của mình là gì? Mình cần phát triển kĩ năng mới nào? Bằng việc có câu trả lời cho những câu hỏi này, em sẽ có ý tưởng rõ ràng hơn về mục đích học tập của em và các ưa thích của em. Em cần nhìn vào thị trường việc làm và tự hỏi mình: “Việc làm nào có nhu cầu cao? Mình có những kĩ năng mà khớp với các việc làm này không? Kẽ hở là gì? Mình phải có học tập hay đào tạo nào để thu được những kĩ năng này cho những việc làm này? Mình cần làm hành động nào bây giờ? Mình có thể nhận được giúp đỡ từ đâu? Bằng việc có câu trả lời cho những câu hỏi này, em có thể có hành động để duyệt xét lại nghề nghiệp của em với việc bắt đầu mới và chiều hướng rõ ràng.

English version

Full article:

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
0