09/05/2018, 20:49
Thời bao cấp là gì?
là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa , một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản. Theo đó thì kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, nhường chỗ cho kinh tế do nhà nước chỉ huy. Mặc dù đã tồn tại ở miền Bắc dưới ...
là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản. Theo đó thì kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, nhường chỗ cho kinh tế do nhà nước chỉ huy. Mặc dù đã tồn tại ở miền Bắc dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ trước năm 1975, song thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986 trên toàn quốc, tức là trước thời kỳ Đổi mới. Đây được coi như một giai đoạn thất bại và tù đọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20.
Một căn phòng với những vật dụng tiêu biểu của thời bao cấp
Với kinh tế kế hoạch loại bỏ tiểu thương, hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền điều hành, ngăn cấm việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Nhà nước có độc quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua.
Tem phiếu
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu áp dụng sổ gạo vào khoảng năm 1960, lúc đầu là lương thực, sau thêm tem phiếu cho tất cả càng mặt hàng nhu yếu. Trọng tâm của của là tem phiếu quy định loại hàng và số lượng người dân được phép mua, chiếu theo một số tiêu chuẩn như cấp bậc và niên hạn. Có diện được ưu đãi, cho phép ưu tiên mua dùng; diện khác thì không. Ví dụ như thịt lợn, người dân thường chỉ được mua 150 gam/tháng (1 lạng rưỡi) nhưng cán bộ cao cấp có quyền mua 6 kg/tháng. Pin, Vải vóc, phụ tùng xe đạp, đường cát, sữa đặc, chất đốt, nước mắm, mỡ, muối, tất cả đều có tem phiếu.
Tem phiếu thời bao cấp
Địa vị đồng tiền
Dưới , tem phiếu chiếm địa vị quan trọng hơn tiền vì có tiền mà không có tem phiếu cũng không được phép mua hàng. Mua hàng gì thì có tem phiếu hàng đó. Một phần tiêu biểu của thời kỳ bao cấp là đồng tiền Việt Nam bị mất giá. Lương công nhân đôi khi cũng được trả bằng hiện vật vì giá trị đồng tiền cứ sụt dần. Nếu lấy đồng lương năm 1978 làm chuẩn thì số tiền đó năm 1980 chỉ là 51,1%. Đến năm 1984 thì còn 32,7%.
Số lượng hàng nhu yếu được phép mua qua mậu dịch quốc doanh cho cán bộ trung bình
Mặt hàng số lượng/tháng
Thịt lợn hoặc mỡ 3 lạng (300gm)
Nước mắm 1,5 lít
Rau 3–5 kg
Dầu hỏa 4 lít
Số lượng và phẩm chất hàng hóa
Cho dù có tiền, hàng hóa rất khan hiếm, mà dù có tem phiếu người mua có thể sắp hàng vào mua nhưng đến lượt mình thì không còn hàng, đành về tay không. Hàng hóa thì ngoài phẩm chất kém, lượng hàng rất hạn chế, chỉ đủ dùng một thời gian ngắn, đến cuối tháng thì đã cạn kiệt, phải quay sang ngả mua chợ đen.
Người ngoại quốc ở Việt Nam thì có quyền mua sắm một số mặt hàng ở cửa hiệu quốc doanh riêng biệt như Intershop ở Hà Nội, cung cấp một số mặt hàng đặc biệt như đồ hộp, rượu vang.
Số lượng gạo được phép mua theo diện lao động
Diện lao động gạo (kg)/tháng
Cán bộ 13
Lao động nặng nhọc 13-19
Bộ đội 21
Trẻ em 1 tuổi 3
Nông dân 11-15
Gia cư
Ngoài hàng tiêu dùng, dưới nhà nước còn nắm cả việc phân phối nhà cửa. Tiêu chuẩn là mỗi người được 4 mét vuông. Những khu nhà tập thể giống như ở Liên Xô được xây lên trong thành phố và cấp cho cán bộ trung cấp và công nhân nhưng quản lý kém khiến khu đất công cộng bị lấn chiếm khiến khó nhận ra đâu là của chung, đâu là của riêng. Nhà cửa hư hỏng thì có Sở nhà đất lo sửa. Đời sống trong những khu tập thể này càng tồi tệ với việc chăn nuôi gia súc trong những căn hộ chật hẹp, mất vệ sinh. Đây cũng là một khía cạnh của trong thành phố.
Xã hội
Ngoài hậu quả kinh tế, tại Việt Nam cũng song hành với thời kỳ khép kín và nghi kỵ về mặt xã hội và chính trị. Người Việt không được tiếp xúc với người ngoại quốc. Ai vi phạm sẽ bị công an tra hỏi. Thời bao cấp và sự thiếu thốn cũng nảy sinh ra nạn ăn cắp vặt.
Những đôi dép cao su làm từ lốp xe ô tô cũ như thế này đã được sử dụng phổ biến trong thời chiến tranh và thời bao cấp
Hình ảnh đường phố Hà Nội năm 1973, với xe đạp là phương tiện đi lại chủ yếu
Một căn phòng với những vật dụng tiêu biểu của thời bao cấp
Với kinh tế kế hoạch loại bỏ tiểu thương, hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền điều hành, ngăn cấm việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Nhà nước có độc quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua.
Tem phiếu
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu áp dụng sổ gạo vào khoảng năm 1960, lúc đầu là lương thực, sau thêm tem phiếu cho tất cả càng mặt hàng nhu yếu. Trọng tâm của của là tem phiếu quy định loại hàng và số lượng người dân được phép mua, chiếu theo một số tiêu chuẩn như cấp bậc và niên hạn. Có diện được ưu đãi, cho phép ưu tiên mua dùng; diện khác thì không. Ví dụ như thịt lợn, người dân thường chỉ được mua 150 gam/tháng (1 lạng rưỡi) nhưng cán bộ cao cấp có quyền mua 6 kg/tháng. Pin, Vải vóc, phụ tùng xe đạp, đường cát, sữa đặc, chất đốt, nước mắm, mỡ, muối, tất cả đều có tem phiếu.
Tem phiếu thời bao cấp
Địa vị đồng tiền
Dưới , tem phiếu chiếm địa vị quan trọng hơn tiền vì có tiền mà không có tem phiếu cũng không được phép mua hàng. Mua hàng gì thì có tem phiếu hàng đó. Một phần tiêu biểu của thời kỳ bao cấp là đồng tiền Việt Nam bị mất giá. Lương công nhân đôi khi cũng được trả bằng hiện vật vì giá trị đồng tiền cứ sụt dần. Nếu lấy đồng lương năm 1978 làm chuẩn thì số tiền đó năm 1980 chỉ là 51,1%. Đến năm 1984 thì còn 32,7%.
Số lượng hàng nhu yếu được phép mua qua mậu dịch quốc doanh cho cán bộ trung bình
Mặt hàng số lượng/tháng
Thịt lợn hoặc mỡ 3 lạng (300gm)
Nước mắm 1,5 lít
Rau 3–5 kg
Dầu hỏa 4 lít
Số lượng và phẩm chất hàng hóa
Cho dù có tiền, hàng hóa rất khan hiếm, mà dù có tem phiếu người mua có thể sắp hàng vào mua nhưng đến lượt mình thì không còn hàng, đành về tay không. Hàng hóa thì ngoài phẩm chất kém, lượng hàng rất hạn chế, chỉ đủ dùng một thời gian ngắn, đến cuối tháng thì đã cạn kiệt, phải quay sang ngả mua chợ đen.
Người ngoại quốc ở Việt Nam thì có quyền mua sắm một số mặt hàng ở cửa hiệu quốc doanh riêng biệt như Intershop ở Hà Nội, cung cấp một số mặt hàng đặc biệt như đồ hộp, rượu vang.
Số lượng gạo được phép mua theo diện lao động
Diện lao động gạo (kg)/tháng
Cán bộ 13
Lao động nặng nhọc 13-19
Bộ đội 21
Trẻ em 1 tuổi 3
Nông dân 11-15
Gia cư
Ngoài hàng tiêu dùng, dưới nhà nước còn nắm cả việc phân phối nhà cửa. Tiêu chuẩn là mỗi người được 4 mét vuông. Những khu nhà tập thể giống như ở Liên Xô được xây lên trong thành phố và cấp cho cán bộ trung cấp và công nhân nhưng quản lý kém khiến khu đất công cộng bị lấn chiếm khiến khó nhận ra đâu là của chung, đâu là của riêng. Nhà cửa hư hỏng thì có Sở nhà đất lo sửa. Đời sống trong những khu tập thể này càng tồi tệ với việc chăn nuôi gia súc trong những căn hộ chật hẹp, mất vệ sinh. Đây cũng là một khía cạnh của trong thành phố.
Xã hội
Ngoài hậu quả kinh tế, tại Việt Nam cũng song hành với thời kỳ khép kín và nghi kỵ về mặt xã hội và chính trị. Người Việt không được tiếp xúc với người ngoại quốc. Ai vi phạm sẽ bị công an tra hỏi. Thời bao cấp và sự thiếu thốn cũng nảy sinh ra nạn ăn cắp vặt.
Những đôi dép cao su làm từ lốp xe ô tô cũ như thế này đã được sử dụng phổ biến trong thời chiến tranh và thời bao cấp
Hình ảnh đường phố Hà Nội năm 1973, với xe đạp là phương tiện đi lại chủ yếu