18/10/2018, 00:42

Thi Ngữ văn 10 giữa kì 1 năm học 2018-2019: Giá trị tư tưởng của truyện cổ tích Tấm Cám là gì?

ĐỀ THI GIỮA KỲ I MÔN NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút(Không kể thời gian giao đề) Phần I: Đọc hiểu (3đ) Đọc và trả lời những câu hỏi sau: Dịu dàng là thế Tấm ơi Mà sao em phải thiệt thòi, vì sao? Phận nghèo hôm sớm dãi dầu Hoá bao nhiêu kiếp, ngọt ngào, đa đoan. người ngoan ở với người ...

ĐỀ THI GIỮA KỲ I MÔN NGỮ VĂN 10
Thời gian: 90 phút(Không kể thời gian giao đề)

Phần I: Đọc hiểu (3đ)

Đọc và trả lời những câu hỏi sau:

Dịu dàng là thế Tấm ơi

Mà sao em phải thiệt thòi, vì sao?

Phận nghèo hôm sớm dãi dầu

Hoá bao nhiêu kiếp, ngọt ngào, đa đoan.

người ngoan ở với người gian

Dẫu hiền như Bụt cũng tan nát lòng

Tin em, em cướp mất chồng

Đành làm quả thị thơm cùng nước non…

(trích Lời của Tấm – Ánh Tuyết)

  1. Những chi tiết nào nói về “phận nghèo” “thiệt thòi” của nhân vật Tấm trong truyện Tấm cám?
  2. Trong truyện Tấm Cám, Tấm đã “hoá bao nhiêu kiếp”? Đó là những kiếp nào?
  3. Sự hoá kiếp của Tấm, sự xuất hiện của nhân vật ông Bụt cho thấy truyện Tấm Cám thuộc loại nào?
  4. Liệt kê nhân vật “người ngoan” và “người gian” trong truyện Tấm Cám
  5. Giá trị tư tưởng của truyện cổ tích Tấm Cám là gì? (Viết không quá 5 câu để cụ thể hoá tư tưởng ấy)

Phần II: Làm văn (7đ)

Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷ đã tìm gặp Mị Châu. Những sự việc gì đã xảy ra? Hãy kể lại câu chuyện đó

XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM 

Hướng dẫn chung:

– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

– Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh động trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

– Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm

– Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).

II. Đáp án tham khảo

Phần I

1.

– Bố mất sớm, phải ở với dì ghẻ và Cám

– Làm lụng từ sáng đến tối không hết việc

– Bị mẹ con cám áp bức

2. Tấm hoá 4 kiếp: Vàng anh, Xoan đào, Khung cửi, Quả thị

3. Tấm Cám thuộc truyện cổ tích thần kỳ

4. – Người ngoan: Tấm
– Người gian: Dì ghẻ và Cám

5. Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân về sự chiến thắng tất yếu của cái thiện trước cái ác, về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về năng lực phẩm chất tuyệt vời của con người.
– Nêu những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, gieo gió gặp bão

Phần II.

a. Yêu cầu về kỹ năng:– Biết cách làm bài văn tự sự . Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Bài văn có đủ ba phần có hình thức và nội dung
– Xây dựng luận điểm – luận cứ – luận chứng rõ ràng
b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, cần làm rõ được các ý chính sau:

A. Mở bài

– Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu khổ não.
– Một hôm đang tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn nhảy xuống giếng ôm nàng mà chết.

B. Thân bài:

* Trọng Thuỷ lạc xuống Thuỷ cung.
– Vì trong lòng luôn ôm nỗi nhớ Mị Châu nên sau khi chết, linh hồn Trọng Thuỷ tự tìm đến thuỷ cung.
– Miêu tả cảnh cảnh ở dưới thuỷ cung (cung điện nguy nga lộng lẫy, người hầu đi lại rất dông…).
* Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu.
– Đang ngơ ngác thì Trọng Thuỷ bị quân lính bắt vào đại điện.
– Trọng Thuỷ được đưa đến quỳ trước mặt một người mà lính hầu gọi là công chúa.
– Sau một hồi lục vấn, Trọng Thuỷ kể rõ mọi sự tình. Lúc ấy Mị Châu cũng rưng rưng nước mắt.
* Mị Châu kể lại chuyện mình và trách Trọng Thuỷ.
– Mị Châu chết, được vua Thuỷ Tề nhận làm con nuôi.
– Mị châu cứng rắn nặng lời phê phán oán trách Trọng Thuỷ.
+ Trách chàng là người phản bội.
+ Trách chàng gieo bao đớn đau cho hai cha con nàng và đất nước.
– Mị Châu nhất quyết cự tuyệt Trọng Thuỷ rồi cả cung điện tự nhiên biến mất.
* TrọngThuỷ còn lại một mình : Buồn rầu, khổ não, Trọng Thuỷ mong ước nước biển ngàn năm sẽ xoá sạch lầm lỗi của mình.

C. Kết bài:

Trọng Thuỷ hoá thành một bức tượng đá vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương.
* Lưu ý: Người viết có thể vẫn dựa vào dàn ý nêu trên nhưng có thể chọn nội dung câu chuyện khác, ví dụ:
– Trọng Thuỷ và Mị Châu gặp gỡ nhau. Hai người tỏ ra ân hận. Nhưng rồi họ quyết định từ bỏ mọi chuyện ở dương gian để sống cuộc sống vợ chồng hạnh phúc nơi đáy nước.
– Mị Châu gặp Trọng Thuỷ. Nàng phân rõ lí tình về những chuyện lúc hai người còn sống. Hiểu lời vợ, Trọng Thuỷ tỏ ra ân hận, nhận tất cả lầm lỗi về mình. Hai người hứa hẹn sẽ làm những điều tốt đẹp để bù đắp những lầm lỗi trước đây.
* Lưu ý:
– HS có thể trình bày theo những kết cấu khác nhau và có những cảm nhận riêng của mình miễn là đáp ứng được yêu cầu đề.
– Khuyến khích thêm điểm cho những bài là có năng lực cảm thụ văn chương, có sáng tạo.

BIỂU ĐIỂM: 

– Điểm 9 – 10: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, bố cục sáng rõ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, cảm nhận độc đáo, sâu sắc, sáng tạo.
– Điểm 7- 8: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục hợp lí, cảm nhận khá nhưng lập luận chưa sắc sảo, có một số lỗi về diễn đạt
– Điểm 5- 6: Đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của đề.
– Điểm 3 – 4: Hiểu đề chưa thấu đáo, bài làm còn chung chung, diễn đạt thiếu trôi chảy – Điểm 1- 2: Chưa hiểu đề, bài làm hoặc quá sơ sài, hoặc lan man, kiến thức thiếu chắc chắn, diễn đạt hạn chế
– Điểm 0: Không làm bài, bỏ giấy trắng.

0