04/06/2017, 23:33
Theo em, đoạn trích Nước Đại Việt ta có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần. Nhận xét về trình tự lập luận của tác giả.
Đoạn trích Nước Đại Việt ta có thể chia thành hai phần: - Phần 1 (từ đầu đến “Song hào kiệt đời nào cũng có”) tác giả trình bày những tiền đề, chân lí làm cơ sở lí luận cho sự khẳng định ở các phần sau: nguyên lí nhân nghĩa, nguyên lí độc lập dân tộc. - Phần 2 (đoạn còn lại) soi ...
Đoạn trích Nước Đại Việt ta có thể chia thành hai phần:
- Phần 1 (từ đầu đến “Song hào kiệt đời nào cũng có”) tác giả trình bày những tiền đề, chân lí làm cơ sở lí luận cho sự khẳng định ở các phần sau: nguyên lí nhân nghĩa, nguyên lí độc lập dân tộc.
- Phần 2 (đoạn còn lại) soi sáng những chân lí vừa nêu bằng chính thực tiễn lịch sử thời Lí, Trần: giặc Tông, Nguyên tham lam, bạo tàn (vi phạm nguyên lí nhân nghĩa) xâm lược một quốc gia có quyền tự chủ (đi ngược với nguyên lí độc lập dân tộc) nên chuốc lấy thất bại thảm hại.
Đoạn trích không dài nhưng thể hiện khá rõ những đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của Nguyễn Trãi: xuất phát từ những chân lí chắc chắn, soi rọi vào thực tiễn và rút ra kết luận. Vì thế, những lời khẳng định của tác giả, những bài học nêu lên không chỉ có sức nặng của lí thuyết kinh viện mà còn được kiểm định bằng chính thực tế lịch sử.
- Phần 2 (đoạn còn lại) soi sáng những chân lí vừa nêu bằng chính thực tiễn lịch sử thời Lí, Trần: giặc Tông, Nguyên tham lam, bạo tàn (vi phạm nguyên lí nhân nghĩa) xâm lược một quốc gia có quyền tự chủ (đi ngược với nguyên lí độc lập dân tộc) nên chuốc lấy thất bại thảm hại.
Đoạn trích không dài nhưng thể hiện khá rõ những đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của Nguyễn Trãi: xuất phát từ những chân lí chắc chắn, soi rọi vào thực tiễn và rút ra kết luận. Vì thế, những lời khẳng định của tác giả, những bài học nêu lên không chỉ có sức nặng của lí thuyết kinh viện mà còn được kiểm định bằng chính thực tế lịch sử.