04/06/2017, 23:32
Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và trở về trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh được miêu tả một cách chân thực và đầy ấn tượng. Phân tích để làm sáng tỏ nhận định ấy.
Bài thơ Quê hương của Tế Hanh mở đầu bằng hai câu thơ thông báo cho người đọc đặc điểm của làng quê tác giả, tiếp đó là 16 câu miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. Sau thông báo về đặc điểm của làng quê mình - một làng quê chuyên làm nghề đánh bắt hải sản - ...
Bài thơ Quê hương của Tế Hanh mở đầu bằng hai câu thơ thông báo cho người đọc đặc điểm của làng quê tác giả, tiếp đó là 16 câu miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.
Sau thông báo về đặc điểm của làng quê mình - một làng quê chuyên làm nghề đánh bắt hải sản - là câu thơ nói về vị trí của làng: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”. Như vậy, ngôi làng nằm trên một cù lao có sông bao bọc xưng quanh và con sông này chảy ra biển tạo thành cửa biển, cách làng một khoảng cách nhất định, được đo bằng thời gian đi đò, đúng như cách nói của dân chài lưới: “cách biển nửa ngày sông”.
Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá cũng được thể hiện theo một góc độ rất riêng, khó lẫn với các hoạt động sản xuất khác. Khi trời yên biển lặng - điều kiện vô cùng quan trọng của nghề đi biển - gắn với trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng thì dân làng lại ra khơi đi đánh cá. Những người đi đánh cá phải là dân trai tráng khỏe mạnh. Điều này cũng nói lên phần nào nỗi cực nhọc của nghề đánh bắt hải sản trên biển. Thuyền của họ không to - được gọi chung là ghe - được điều khiển bằng những tay chèo khỏe nhất: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã - Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”. Chiếc thuyền khi được ra khơi cũng có niềm vui của nó, tựa như “con tuấn mã” được ra khỏi chuồng. Con thuyền trở nên “nhẹ”, mang theo sự hăng hái, năng nổ, phăng phăng lướt tới theo nhịp của những tay chèo. “Cánh buồm giương to” trên mỗi con thuyền mang dáng dấp huyền thoại khi được ví với “mảnh hồn làng”. Nó cũng góp thêm sức lực, cũng hòa chung niềm vui với con người: “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Cách so sánh “Cánh buồm giương to - như - mảnh hồn làng” tạo thành một ẩn dụ độc đáo, đậm chất lãng mạn, thể hiện niềm tự hào của tác giả đối với quê hương. Ấn tượng những con thuyền nối đuôi nhau, hùng dũng ra khơi cho thấy nhịp sống lao động sôi nổi, khẩn trương của nghề cá và niềm vui lao động của những con người nơi đây.
Nếu cảnh ra đi đã mang một khí thế, một vẻ đẹp đặc biệt thì khi trở về trong “ngày hôm sau”, đoàn thuyền mang đến một niềm náo nức qua khung cảnh “ồn ào trên bến đỗ”, được dân làng “tấp nập” đón tiếp. Niềm vui như được nhân lên gấp bội khi những người đi biển đã trở về bình an và mang về những chiếc ghe đầy ắp cá mà ai cũng tâm niệm rõ ràng theo cách của dân gian: “Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Những chiếc thuyền đầy ắp “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” thể hiện cách đánh giá bằng cảm giác, bằng sự ngon miệng, rất thực nhưng cũng rất dân dã. Màu trắng của những con cá tương phản với màu “da ngăm rám nắng” của những người dân chài cho thấy nỗi cực nhọc hòa trộn cùng niềm vui lao động. Câu thơ “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” miêu tả chân thực hình ảnh của những người dân chài luôn phải phơi mình dưới nắng, luôn phải ngâm mình trong nước biển, luôn phải đương đầu với mọi gian nan để mang về “những con cá tươi ngon”.
Con thuyền gắn bó chặt chẽ với người đi biển. Nó cũng được nhân hóa bằng các cảm xúc như con người khi “nằm”, “im”, “nghe”: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Cách miêu tả bằng sự cảm nhận các sự vật một cách sống động cho thấy tấm lòng gắn bó và tình yêu sâu nặng với quê hương của tác giả. Cảm xúc trữ tình đó được bộc lộ qua những vần thơ với những cảm xúc chân thành.
Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá cũng được thể hiện theo một góc độ rất riêng, khó lẫn với các hoạt động sản xuất khác. Khi trời yên biển lặng - điều kiện vô cùng quan trọng của nghề đi biển - gắn với trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng thì dân làng lại ra khơi đi đánh cá. Những người đi đánh cá phải là dân trai tráng khỏe mạnh. Điều này cũng nói lên phần nào nỗi cực nhọc của nghề đánh bắt hải sản trên biển. Thuyền của họ không to - được gọi chung là ghe - được điều khiển bằng những tay chèo khỏe nhất: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã - Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”. Chiếc thuyền khi được ra khơi cũng có niềm vui của nó, tựa như “con tuấn mã” được ra khỏi chuồng. Con thuyền trở nên “nhẹ”, mang theo sự hăng hái, năng nổ, phăng phăng lướt tới theo nhịp của những tay chèo. “Cánh buồm giương to” trên mỗi con thuyền mang dáng dấp huyền thoại khi được ví với “mảnh hồn làng”. Nó cũng góp thêm sức lực, cũng hòa chung niềm vui với con người: “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Cách so sánh “Cánh buồm giương to - như - mảnh hồn làng” tạo thành một ẩn dụ độc đáo, đậm chất lãng mạn, thể hiện niềm tự hào của tác giả đối với quê hương. Ấn tượng những con thuyền nối đuôi nhau, hùng dũng ra khơi cho thấy nhịp sống lao động sôi nổi, khẩn trương của nghề cá và niềm vui lao động của những con người nơi đây.
Nếu cảnh ra đi đã mang một khí thế, một vẻ đẹp đặc biệt thì khi trở về trong “ngày hôm sau”, đoàn thuyền mang đến một niềm náo nức qua khung cảnh “ồn ào trên bến đỗ”, được dân làng “tấp nập” đón tiếp. Niềm vui như được nhân lên gấp bội khi những người đi biển đã trở về bình an và mang về những chiếc ghe đầy ắp cá mà ai cũng tâm niệm rõ ràng theo cách của dân gian: “Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Những chiếc thuyền đầy ắp “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” thể hiện cách đánh giá bằng cảm giác, bằng sự ngon miệng, rất thực nhưng cũng rất dân dã. Màu trắng của những con cá tương phản với màu “da ngăm rám nắng” của những người dân chài cho thấy nỗi cực nhọc hòa trộn cùng niềm vui lao động. Câu thơ “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” miêu tả chân thực hình ảnh của những người dân chài luôn phải phơi mình dưới nắng, luôn phải ngâm mình trong nước biển, luôn phải đương đầu với mọi gian nan để mang về “những con cá tươi ngon”.
Con thuyền gắn bó chặt chẽ với người đi biển. Nó cũng được nhân hóa bằng các cảm xúc như con người khi “nằm”, “im”, “nghe”: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Cách miêu tả bằng sự cảm nhận các sự vật một cách sống động cho thấy tấm lòng gắn bó và tình yêu sâu nặng với quê hương của tác giả. Cảm xúc trữ tình đó được bộc lộ qua những vần thơ với những cảm xúc chân thành.