04/06/2017, 23:32
Người thích trăng, yêu hoa, thích nghe tiếng chim hót, suối chảy (Về bài thơ Ngắm trăng).
Hồ Chí Minh là một người rất mực yêu thiên nhiên, khao khát hòa hợp với thiên nhiên, thích nếp sông thanh nhã. Người thích trăng, yêu hoa, thích nghe tiếng chim hót, suối chảy. Ngắm trăng là một bài thơ như thế. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đầy băn khoăn. Câu Trong tù không rượu cũng không hoa ...
Hồ Chí Minh là một người rất mực yêu thiên nhiên, khao khát hòa hợp với thiên nhiên, thích nếp sông thanh nhã. Người thích trăng, yêu hoa, thích nghe tiếng chim hót, suối chảy. Ngắm trăng là một bài thơ như thế.
Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đầy băn khoăn. Câu Trong tù không rượu cũng không hoa không phải nhằm để nói về hoàn cảnh trong tù thiếu thốn, gian khổ mà là nói về cái cảm giác thiếu thốn rượu hoa, của người tù. Bởi đây là người tù đặc biệt, một nhà thơ, một tâm hồn thanh cao, muốn được hưởng thụ xứng đáng một đêm trăng đẹp. Chỉ riêng niềm băn khoăn ấy cũng đã rất thơ mộng. Hoàn cảnh tù ngục không làm người ta mất đi những ý nghĩa thơ mộng cũng như khát vọng được sống một cách cao đẹp.
Người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Và lạ chưa, dường như cũng muốn đến với con người, cảm động vì tình người và nhận ra đó là một nhà thơ.
Trăng cũng chí tình, nhòm từ khe cửa để ngắm nhà thơ. Câu thơ như ý nói: vầng trăng sáng đã nhận ra cốt cách thi nhân của người tù, mà phong tặng danh hiệu nhà thơ cho người.
Bài thơ là sự tự khẳng định cốt cách thi nhân, thanh cao của con người trong hoàn cảnh đen tối.
Người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Và lạ chưa, dường như cũng muốn đến với con người, cảm động vì tình người và nhận ra đó là một nhà thơ.
Trăng cũng chí tình, nhòm từ khe cửa để ngắm nhà thơ. Câu thơ như ý nói: vầng trăng sáng đã nhận ra cốt cách thi nhân của người tù, mà phong tặng danh hiệu nhà thơ cho người.
Bài thơ là sự tự khẳng định cốt cách thi nhân, thanh cao của con người trong hoàn cảnh đen tối.