13/01/2018, 22:28

[THCS Nam Đà] Thi kì 2 môn Văn lớp 8: Tình yêu thiên nhiên trong thơ Bác

[THCS Nam Đà] Thi kì 2 môn Văn lớp 8: Tình yêu thiên nhiên trong thơ Bác Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn – THCS Nam Đà năm học 2016 – 2017. I. Trắc nghiệm: Học sinh chọn đáp án đúng. Thực hiện theo yêu cầu của từng câu hỏi. 1. Cảm xúc trong bài thơ Khi con tu hú được khơi ...

[THCS Nam Đà] Thi kì 2 môn Văn lớp 8: Tình yêu thiên nhiên trong thơ Bác

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn – THCS Nam Đà năm học 2016 – 2017.  

I. Trắc nghiệm: Học sinh chọn đáp án đúng. Thực hiện theo yêu cầu của từng câu hỏi.

1.  Cảm xúc trong bài thơ Khi con tu hú được khơi dậy từ đâu?

A. Tiếng chim tu hú lọt vào xà lim B. Nỗi nhớ mùa hè

B. Niềm khao khát tự do D. Nỗi nhớ những kỉ nệm

2. Thú lâm tuyền của Bác trong bài thơ Tức Cảnh Pác Bó được hiểu như thế nào?

A. Được sống giữa núi rừng bao la

B.Tìm đến với núi rừng,thiên nhiên

C. Hương niềm vui sống giữa núi rừng

D. Niềm vui sống,làm việc cách mạng ở nơi rừng núi

3. Tìm những câu thơ trong khổ 3 của bài Nhớ rừng của Thế Lữ: từ “Nào đâu…còn đâu?” diễn tả vẻ đẹp sau đây của rừng xanh:

Vẻ đẹp

Câu thơ

Kì vĩ, thơ mộng
Rộn rã, tưng bừng
Dữ dội
Huyền bí

4. Nội dung chính của phần trích Nước Đại Việt ta là gì?

A. Nêu tầm vóc của nước Đại Việt sau cuộc kháng chiến chống quân Minh

B. Nêu nguyên nhân tiến hành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của nước Đại Việt

C. Nêu nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về độc lập chủ quyền của nước Đại Việt

D. Nêu bài học lịch sử về việc bảo vệ chủ quyền độc lập của nước Đại Việt

5. Chi tiết nào không có trong nỗi nhớ của Ttế Hanh?

A. Màu nước xanh

B. Bãi cát vàng

C. Con cá bạc

D. Mùi mặn nồng của biển

6. Tên kinh đô cũ của của hai triều Đinh, Lê là gì?

A. Huế      C. Hoa Lư

B. Cổ Loa   D. Thăng Long

7. Đi bộ ngao du dùng phương thức biểu đạt nào là chính?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

 8. Văn bản nước Đại Việt Ta là của tác giả nào?

A. Trần Quốc Tuấn B. Nguyễn Trãi

C. Ngô Tất Tố       D. Nam Cao

II. Tự luận. 

1.  Chép thộc lòng khổ thơ cuối trong bài thơ quê hương của nhà thơ Tế Hanh. Nêu nội dung chính đoạn thơ đó.

2. Tình yêu thiên nhiên trong thơ Bác được thể hiện qua những chi tiết nào, lấy dẫn chứng để chứng minh (qua những bài thơ của Bác mà em đã học) bằng một bài văn ngắn.


ĐÁP ÁN:

I. Trắc nghiệm: 

1A; 2D.

3.

1.Nào đâu những đên vàng bên bờ suối

2.Đâu những bình minh cây xanh nắng gội.

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

1.Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn.

2.Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

4C; 5B; 6C; 7C; 8B

II. Tự luận: 

1. Chép khổ  thơ cuối  bài thơ  Quê hương của Tế Hanh. Nêu nội dung đoạn thơ đó

Nội dung: Nỗi nhớ của nhà thơ về quê hương

2. NGẮM TRĂNG

    Nói về con người và tâm hồn Bác, chúng ta biết Bác là nơi hội tụ những gì tốt đẹp nhất lưu lại từ quá khứ và những mơ ước tương lai, là kết tinh những phẩm chất quí giá của lịch sử và thời đại. Cho nên ở “Nhật kí trong tù” có bài hồn hậu, trong trẻo như thơ dân gian, nhưng cũng có bài trang trọng, bát ngát như thơ Đường, thơ Tống, cốt cách á đông mà vẫn hiện đại : Bài “Ngắm trăng” tiêu biểu về đặc sắc nghệ thuật này của thơ “Nhật kí trong tù” :

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Không biết tự bao giờ, ánh trăng đã toả sáng bàng bạc trong hầu hết những bài thơ phương Đông. Vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, sâu xa của vầng trăng trở thành một “mô típ trữ tình”, bởi sự gần gũi với tâm hồn con người á đông – một sự hoà quện, đồng cảm tự bên trong giữa con người và thiên nhiên. Trong cái bát ngát lung linh của vầng trăng – khoảng trời, phải chăng con người lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu trong chính bản thân mình, trong sự im lặng mênh mang và huyền diệu của ánh trăng ? … Bác Hồ của chúng ta rất yêu thiên nhiên, tâm hồn và thơ của Người tràn đầy ánh trăng, ánh trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp.

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Trăng, hoa, rượu là những thú vui thanh cao của các thi nhân Đường, Tống ngày xưa. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù “không rượu cũng không hoa” mà Bác vẫn đến với trăng, thật là nghệ sĩ ! Câu thơ thứ hai nói lên cái bồn chồn, náo nức của Bác trước ánh trăng, cái tha thiết tình yêu của tâm hồn Người với trăng. Hai câu thơ đầu cũng gợi lên một mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên của Bác và hoàn cảnh trong tù, giữa cảm hứng dạt dào, bay bổng, tràn đầy và thực tại xích xiềng, thiếu thốn.
Nếu đầu tiên, bài thơ mở ra một hình ảnh thi nhân ngày xưa, một không khí thơ Đường, thơ Tống : ánh trăng, rượu, hoa một thi nhân biết bao nồng nàn tha thiết, say sưa với ánh trăng, thì bài thơ khép lại một cách bất ngờ và độc đáo trong tư thế vọng nguyệt của một người chiến sĩ. Chất thép và chất tình hoà quyện làm một. Bài thơ đậm đà chất phương Đông, cốt cách á đông, bỗng chốc rất hiện đại. Hình ảnh chiến sĩ lồng trong hình ảnh một thi sĩ đắm say thiên nhiên.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Trăng và người trong mối giao cảm tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người toả sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và người như hai người bạn cùng yêu nhau, vượt qua các song sắt tàn bạo, cái hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù. Nhất là trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ, ánh trăng và tư thế vọng nguyệt kia biểu hiện chất thép của một người chiến sĩ cách mạng, đứng ở trên mọi gian khổ tù đày. Có thể nói rằng, Bác đã đưa ánh trăng toả sáng vào trong nhà tù hay chính tâm hồn người đã toả sáng trên vầng trăng của bài thơ này.

Cùng một vầng trăng, mà biết bao mặc cảm, buông xuôi, chán chường trong thơ Nguyễn Khuyến “song thưa để mặc bóng trăng vào”, hay cái ngậm ngùi, thoát li của Tản Đà với “trần thế em nay chán nữa rồi”. Trong cái bát ngát của vầng trăng thơ Bác, chúng ta lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu : một tình yêu phóng khoáng, nồng nàn, say đắm thiên nhiên, cuộc sống ; một ý chí, một tinh thần cách mạng kiên cường luôn luôn hướng ra ánh sáng cuộc đời. ánh trăng của Người không chỉ bàng bạc những nỗi niềm, tấc lòng con người như thơ xưa, ánh trăng của Người gắn bó thiết tha với con người và toả ánh sáng ra cuộc đời, trong sự hoà nhập vẻ đẹp của con người và thiên nhiên. Con người yêu thiên nhiên, đón nhận thiên nhiên và mang vẻ đẹp thiên nhiên tô điểm cho cuộc sống của mình, từ tình yêu thiên nhiên thêm nguồn sức sống để chiến đấu cho hạnh phúc, vẻ đẹp của con người.

   Bài thơ ngân lên một chất thơ mới, rất hiện đại, chỉ có thể có được từ tâm hồn, từ nhân sinh quan cộng sản. Bài thơ là một sự vang hưởng giữa tâm hồn con người với thiên nhiên, sự vang hưởng làm tươi thắm và nảy nở những điều cao đẹp hơn, những hạt giống của hạnh phúc trong cuộc sống con người. Nói một cách khác, tình yêu này, sự rung cảm này, chất thơ này trở thành một nguồn năng lượng vô tận cho hành động, sức sống, đi suốt cuộc đời mỗi người.

0