Cùng tham khảo Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn trường THCS Đỉnh Sơn năm 2017
Cùng tham khảo Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn trường THCS Đỉnh Sơn năm 2017 Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn trường THCS Đỉnh Sơn năm 2017 có đáp án. Hãy viết lại câu sau đây bằng ba cách, đặt cụm từ in đậm vào vị trí khác trong câu này và giải thích tại sao tác giả lại đưa cụm từ “Hoảng ...
Cùng tham khảo Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn trường THCS Đỉnh Sơn năm 2017
Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn trường THCS Đỉnh Sơn năm 2017 có đáp án. Hãy viết lại câu sau đây bằng ba cách, đặt cụm từ in đậm vào vị trí khác trong câu này và giải thích tại sao tác giả lại đưa cụm từ “Hoảng quá” lên đầu câu? Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỈNH SƠN
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài 90 phút
I. Trắc nghiệm (3đ)
1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nhận định mà em cho là đúng nhất trong các câu sau:
Câu nghi vấn “Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?” được dùng để làm gì?
A. Phủ định.
B.Cầu khiến.
C.Nghi vấn.
D.Trần thuật.
2. Nhận xét nào đúng về câu: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”.
A. Câu phủ định.
B.Câu khẳng định.
C.Cả A và B đúng.
D.Câu phủ định để khẳng định.
3. Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì?
A. Nét mặt.
B.Điệu bộ.
C.Cử chỉ.
D.Ngôn ngữ.
4. Vai xã hội nào được thiết lập trong cuộc hội thoại giữa cô giáo và học trò trong giờ học.
A. Trên – dưới.
B.Ngang hàng.
C.Xã giao và trên – dưới
D.Trên – dưới và thân mật trong một số trường hợp.
5. Câu “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?” thuộc hành động nói nào?
A. Hành động hỏi.
B.Hành động hứa hẹn.
C.Hành động bộc lộ cảm xúc.
D.Hành động trình bày.
6. Nối các cụm từ ở cột A với cụm từ thích hợp ở cột B để tạo thành câu phủ định?
A | Nối với | B |
1. Nó chật vật mãi cũng không làm sao… | 1 với | a, không muốn ăn nữa. |
2. U không ăn con cũng … | 2 với | b, bà em to lớn và đẹp lão như thế này. |
3. Chưa bao giờ em thấy… | 3 với | c, cho ông đứng hẳn lên được. |
7. Câu cầu khiến dưới đây dùng để làm gì?
“Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc này cũng còn là sớm!”
A. Khuyên bảo.
B.Ra lệnh.
C.Yêu cầu.
D.Đề nghị.
8. Dòng nào sau đây nêu lên chức năng chính của câu nghi vấn?
A. Dùng để yêu cầu.
B.Dùng để hỏi.
C.Dùng để bộc lộ cảm xúc.
D.Dùng để kể sự việc.
9. Trong những câu sau, câu nào không có mục đích hỏi?
A. Mẹ đi chợ chưa ạ?
B.Ai là tác giả của bài thơ này?
C.Trời ơi, sao tôi khổ thế này?
D.Bao giờ bạn đi Hà Nội?
10. Các câu: Anh hứa không? Anh hứa đi. Anh xin hứa! khác nhau ở điểm nào?
A. Cấu trúc câu.
B.Sử dụng tình thái từ.
C.Mục đích nói.
D.Cả A, B, C đều đúng.
11. Câu: “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc”, thuộc kiểu câu gì?
A. Câu cảm thán.
B.Câu nghi vấn.
C.Câu cầu khiến.
D.Câu phủ định.
12. Câu trần thuật là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
A. Đúng.
B.Sai
II. Tự luận (7đ)
1 (2đ): Hãy phát hiện nguyên nhân lỗi sai lô gích của các câu sau và chữa lại cho đúng:
a, Nó lững thững bước như tên bắn.
b, Vì nhà xa trường nên em không bao giờ đi học muộn.
c, Em rất thích vẽ tranh và hội hoạ.
d, Trong vai trò người chủ gia đình nói chung, người cán bộ xã nói riêng, ông đều rất gương mẫu.
2 (2đ):
Hãy viết lại câu sau đây bằng ba cách, đặt cụm từ in đậm vào vị trí khác trong câu này và giải thích tại sao tác giả lại đưa cụm từ “Hoảng quá” lên đầu câu?
Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.
3 (3đ)
Cho đoạn thơ: “ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Viết đoạn văn 7 câu phân tích nỗi nhớ của nhà thơ với quê hương khi xa quê. Trong đoạn văn có một câu trật tự các từ được sắp xếp để thể hiện mức độ tăng dần của cảm xúc. (gạch chân câu có trật tự từ được sắp xếp theo mức độ tăng dần đó)
—— HẾT ——-
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI VĂN 8 – HK2
I. Trắc nghiệm (3đ): Mỗi câu đúng được 0.25đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A | D | D | D | A | 1-c; 2-a; 3-b | A | B | C | C | D | B |
II. Tự luận (7đ):
Câu 1 (2đ)
Học sinh phát hiện nguyên nhân lỗi sai và sửa lại, mỗi câu được 0.5đ
a, Nó chạy nhanh như tên bắn.
b, Tuy nhà xa trường nhưng em không bao giờ đi học muộn.
c, Em rất thích vẽ tranh.
d, Trong vai trò người chủ gia đình hay người cán bộ xã, ông đều rất gương mẫu
Câu 2 (3đ)
– Nội dung (2đ): phân tích nỗi nhớ của tác giả với quê hương khi xa quê.
+ H/ả quê hương hiện lên trong tâm tưởng người xa quê, h/ả gần gũi quen thuộc của cuộc sống lao động ở quê: màu nước xanh, những con cá bạc trắng, cách buồm…
+ Đặc biệt, nhớ cái hương vị của quê nhà “cái mùi nồng mặn của muối, của cá chỉ làng chài mới có”
– Hình thức (1đ): Trong đoạn có một câu văn mà các từ được sắp xếp theo mức độ tăng dần của cảm xúc, đủ số câu theo quy định.