11/05/2018, 14:56

Thành phần hóa học của trái đất

Thành phần hóa học của Trái đất : bao gồm các nguyên tố hóa học có số thứ tự từ 1-92 trong bảng hệ thống tuần hoàn Menđeleep. Bảng 2.7 Các nguyên tố hóa học phổ biến trong vỏ Trái đất TT Nguyên tố % trọng lượng toàn vỏ % thể tích so với toàn vỏ 1 O ...

Thành phần hóa học của Trái đất : bao gồm các nguyên tố hóa học có số thứ tự từ 1-92 trong bảng hệ thống tuần hoàn Menđeleep.

Bảng 2.7 Các nguyên tố hóa học phổ biến trong vỏ Trái đất

TT Nguyên tố % trọng lượng toàn vỏ % thể tích so với toàn vỏ
1 O 46,6 93,77
2 Si 27,72 0,86
3 Al 8,13 0,47
4 Fe 5,0 0,43
5 Mg 2,09 0,29
6 Ca 3,63 1,03
7 Na 2,83 1,32
8 K 2,59 1,83

8 nguyên tố hóa học phổ biến trên chiếm 99% trọng lượng thạch quyển. Đất là lớp ngoài cùng của thạch quyển, bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật. Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt,…

Đất có cấu trúc phân lớp rất đặc trưng, xem xét một phẩu diện đất có thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:

– Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân hủy ở mức độ khác nhau;

– Tầng mùn thường có màu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất;

– Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới;

– Tầng tích tụ chứa các chất hòa tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên;

– Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá;

– Tầng đá gốc chưa bị phong hóa hoặc biến đổi;

Các nguyên tố hóa học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ, có nguồn gốc chủ yếu từ đá mẹ. Hàm lượng các nguyên tố hóa học của đất không cố định, biến đổi phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Theo hàm lượng và nhu cầu dinh dưỡng đối với cây trồng, các nguyên tố hóa học của đất được chia thành 3 nhóm:

– Nguyên tố đa lượng: O, Si, Al, Fe, Ca, Mg, K, P, S, N, C, H.

– Nguyên tố vi lượng: Mn, Zn, Cu, B, Mo, Co,…

– Nguyên tố hiếm và phóng xạ: Br, In, Ra, I, Hf, U, Th,…

Địa hình mặt đất và cảnh quan là kết quả tác động tương hỗ đồng thời, ngược với nhau và liên tục của hai nhóm quá trình nội sinh và ngoại sinh. Địa hình phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau trên các cấu trúc địa chất rất khác nhau, nên rất đa dạng.

0