11/05/2018, 14:56

Đề văn hay lớp 9 dành cho các bạn thi học kì 2 sắp tới (Đề thi tại HN và HCM)

Kết thúc năm học 2017-2018 và để chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới, Dethikiemtra.com chọn lọc và gửi tới các bạn 02 đề thi Văn cuối học kì 2 lớp 9 Quận Tây Hồ (Hà Nội) và đề của quận Tân Bình (Tp.Hồ Chí Minh) dưới đây. Đề số 01: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂY HỒ ĐỀ KIỂM ...

Kết thúc năm học 2017-2018 và để chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới, Dethikiemtra.com chọn lọc và gửi tới các bạn 02 đề thi Văn cuối học kì 2 lớp 9 Quận Tây Hồ (Hà Nội) và đề của quận Tân Bình (Tp.Hồ Chí Minh) dưới đây.

Đề số 01:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂY HỒ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học 2017 – 2018

Môn thi: Ngữ văn 9

Ngày thi: 20 tháng 4 năm 2018

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I. (4,0 điểm)

Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê viết:

“Uống sữa xong, Nho ngủ. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng. Chị thao dựa vào tường, hai tay quàng sau gáy, không nhìn tôi.
– Hát đi, Phương Định, mày thích bài gì nhát, hát đi!
Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan hộ mềm mại, dịu dàng. Thích “ca chiu sa” của Hồng Quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh…”. Đó là dân ca ý trữ tình, giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nói chung, trên cao điểm này, chúng tôi không ưa nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần phải cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ.
Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.”

1. Xét về mặt cấu tạo, các câu “Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô”, “Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn canh xanh …” .”,”Thích nhiều” Thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Nêu hiệu quả diễn đạt của các câu ấy trong đoạn văn.

2. Phương Định thích hát và mặc dù hiểu “những tình cảm gì đang đang quay cuồng” trong chị Thao nhưng cô không hát khi chị yêu cầu, thậm chí còn “đâm cáu với chị”. Hãy đặt mình vào vị trí của Phương Định trong tác phẩm để lí giải những tình cảm của chị Thao và hành động của chính Phương Định.

3. Đọc đoạn văn có thể thấy Phương Định rất hiểu chị Thao. Có lẽ vì thế mà tình cảm giữa họ không chỉ là tình đồng đội giữa những người cùng chung nhiệm vụ mà còn là một tình bạn đẹp. Hãy viết một bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi về đề tài tình bạn đẹp.

Phần II (6,0 điểm)

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có câu: “Ta làm con chim hót”

1. Chép 7 câu tiếp theo để đoạn thơ được hoàn thành

2. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Từ hoàn cảnh ra đời đó em hiểu gì về nhà thơ

3. Trong đoạn thơ em vừa chép có những hình ảnh được lặp lại là từ khổ thơ đầu. Đó là những hình ảnh nào? Ý nghĩa của những hình ảnh ấy trong việc lặp lại ở đoạn thơ em vừa chép?

4. Để phân tích đoạn thơ em vừa chép, có bạn viết câu chủ đề như sau:

Từ xúc cảm trướ mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, Thanh Hải đã bày khát vọng mãnh liệt muốn được dâng hiến cho cuộc đời chung.

Coi đó là câu mở đoạn, hãy hoành chỉnh đoạn văn theo kiểu Tổng – Phân – Hợp khoảng 12 câu, trong đoạn có sử dụng phép lặp và một câu có một thành phần biệt lập (xác định rõ phép lặp và gọi tên thành phần biệt lập).

Đề số 02

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 – 2018

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I: (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Một nhiếp ảnh gia bất ngờ bị kẹt trong một vùng lũ. Đập vào mắt anh là cảnh một bé trai đang vật lộn trong dòng nước chảy xiết với cánh tay chới với cố bám lấy một cành cây để khỏi bị lũ cuốn trôi. Trong tích tắc nhiếp ảnh gia nghĩ tới một tác phẩm độc đáo cho cuộc thi nhiếp ảnh sắp diễn ra nhưng thay vì lấy máy ảnh ra tác nghiệp, ảnh buông ba lô lao xuống dòng nước cứu đứa bé. Đồ nghề của anh bị lũ cuốn trôi và không tác phẩm nào của anh được gửi tới cuộc thi nhiếp ảnh. Bù lại anh có khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc đời mình: khoảnh khắc anh đưa tay kéo được đứa trẻ về phía mình ngay trước một vùng nước xoáy.

(Trích Những ngọn lửa, Nguyễn Bích Lan, NXB Phụ nữ 2015)

1.Em hãy cho biết phương thức biểu đạt của đoạn văn. (0,5đ)

2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? Em hãy đặt một nhan đề phù hợp (1,0đ)

3. Qua nội dung đoạn văn trên, em hãy cho biết  anh nhiếp ảnh gia đã nhận được gì và mất gì? (1,0đ)

4. Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong câu dưới đây. Cho biết cụm C – V đó làm thành phần gì? (1,0đ)

Đập vào mắt anh là cảnh một bé trai đang vật lộn trong dòng nước chảy xiết với cánh tay chới với cố bám lấy một cành cây để khỏi bị lũ cuốn trôi.

5. Hành động sẵn sàng cứu người của nhiếp ảnh gia khiến em liên tưởng đến một tác phẩm (trong chương trình Ngữ văn 7, tập 2) lên án gay gắt lên quan phủ vô trách nhiệm bỏ mặc người dân chống chọi với thiên tai, mưa lũ. Đó là tác phẩm nào, tác giả là ai? Em hãy nêu cảm nghĩ về tên quan phủ ấy từ 3 – 5 câu. (1,5 điểm)

Phần II: (5 điểm)

Em hãy viết bài văn nghị luận giải thích về vấn đề được gợi ra từ hành động cứu người của nhiếp ảnh gia trong đoạn văn trên.

0