Tháng 9 - đặc sản mùa thu 'chạm ngõ' Hà Nội
Hoa sưa cuối mùa phủ trắng góc phố Hà Nội 'Đặc sản' tháng 3 gây thương nhớ ở Hà Nội Những điều 'gây thương nhớ' chỉ riêng Hà Nội mới có Tháng 9 - mùa tựu trường, khi những cơn mưa mùa hạ cuối cùng trút xuống thành phố mang theo sự mát mẻ, trong trẻo, cũng là lúc mùa thu gõ cửa từng ...
Hoa sưa cuối mùa phủ trắng góc phố Hà Nội 'Đặc sản' tháng 3 gây thương nhớ ở Hà Nội Những điều 'gây thương nhớ' chỉ riêng Hà Nội mới có
Tháng 9 - mùa tựu trường, khi những cơn mưa mùa hạ cuối cùng trút xuống thành phố mang theo sự mát mẻ, trong trẻo, cũng là lúc mùa thu gõ cửa từng ngóc ngách ở Hà Nội. Những sản vật mùa thu cũng theo đó ùa về, làm say đắm lòng người.
Nhắc đến Hà Nội là nhắc tới mùa thu, người đi xa lâu ngày hay du khách ghé qua chớp nhoáng cũng sẽ nhớ nhất từng hơi thở mùa thu ở xứ này. Thế nhưng, thu Hà Nội không cố định vào đúng ngày đó, tháng đó mà chỉ khi bất chợt ngửi thấy mùi hương hoa sữa thoang thoảng, một sáng thức dậy bỗng thấy trời đất mát mẻ hanh hao hay khi bắt gặp những gánh cốm rong kĩu kịt trên phố, người ta mới nhận ra, mùa thu đã về.
Sấu gắn liền với mảnh đất thủ đô. Người đi xa nhớ đến sấu không chỉ là ấn tượng về hàng cây cao lớn quen thuộc, trải lá vàng dọc khắp các con phố dài rộng như Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu... mà còn là những trái sấu tròn xinh, vàng ươm mỗi độ thu về. Sấu chín có vị chua nhẹ, ngòn ngọt nơi đầu lưỡi, chấm với muối ớt thì tuyệt hảo.
Sấu dầm, ô mai sấu, sấu non ngâm đường... hay một thức quà khác cũng lưu dấu mùa thu là cóc dầm muối ớt, hẳn sẽ khiến không ít người nhớ về một thời học sinh "dấm dúi" ăn quà vặt nơi cổng trường.
Sẽ thật thiếu sót khi đất trời vào thu mà quên không mua một gói cốm thắp lên bàn thờ gia tiên. Cốm bắt đầu được bán trên hè phố, len lỏi trong các khu chợ từ cuối tháng 8, trứ danh nhất vẫn là cốm làng Vòng (Cầu Giấy, Hà Nội).
Hạt cốm dẻo thơm, vị ngọt thanh thanh, nhẹ nhàng như sữa non, cốm truyền thống được gói trong lá sen nên thoang thoảng một mùi hương dễ chịu. Ngoài cốm nguyên bản, người đầu bếp Hà thành còn chế biến nhiều món ăn như chè cốm, xôi cốm hay cốm xào cũng rất đặc sắc, không thể lẫn với bất cứ đâu.
Cũng từ cốm, người Hà Nội còn có một thức quà khác rất tinh tế, thường xuất hiện trong những mâm lễ dẫn cưới của các đám hỏi - đó là bánh cốm nhân đậu xanh. Chiếc bánh nhỏ trong lòng bàn tay, ngọt thơm, ăn vừa miệng, không quá ngấy hay quá ngọt.
Du khách đến Hà Nội có thể tìm mua bánh cốm cổ truyền ở dãy phố Hàng Than, phía đầu dốc với nhiều cửa hàng lâu đời.
Những món xôi truyền thống được trau chuốt từ khâu chế biến đến trang trí, tưởng như chỉ đất kinh kỳ mới có.
Người Hà Nội ăn cốm với chuối chín, cắn tới đâu thì chấm cốm tới đó. Cái dẻo thơm của cốm, quyện với vị ngọt nồng của chuối, tưởng như không liên quan mà lại rất ăn ý.
Hẳn ai cũng thuộc nằm lòng câu vè từ lúc bé thơ: "Thị thơm thị rụng bị bà. Bà để bà ngửi chứ bà không ăn". Dù không dùng để ăn nhưng quả thị vẫn xuất hiện ở các khu chợ nội thành vào mùa thu luôn mang theo mùi thơm nồng nàn, dễ chịu.
Đầu thu cũng là lúc hoa cúc vàng bắt đầu nở rộ, trên các con đường quanh bờ Hồ, từng chậu cúc nhỏ li ti mang đến diện mạo mới cho thành phố.
Ngồi bên hồ, thưởng thức một ly trà nóng, giữa không khí mát mẻ, nên thơ sẽ khiến cho trải nghiệm mùa thu thật trọn vẹn.