Thần nước
là vị thần được Ngọc Hoàng giao cho quản trị thế giới sông biển, ao, hồ. Cũng như thần Mưa , thần Nước có một hình thù loài rồng rất vĩ đại. Thần làm vua tất cả 3.600 giống thủy tộc: Có một số giống thủy tộc được làm tướng tá bộ hạ của thần. Mỗi tướng tá bộ hạ chia nhau cai quản một khu ...
là vị thần được Ngọc Hoàng giao cho quản trị thế giới sông biển, ao, hồ. Cũng như thần Mưa, thần Nước có một hình thù loài rồng rất vĩ đại. Thần làm vua tất cả 3.600 giống thủy tộc: Có một số giống thủy tộc được làm tướng tá bộ hạ của thần. Mỗi tướng tá bộ hạ chia nhau cai quản một khu vực. Chức vụ của bộ hạ lớn hay bé tùy theo phạm vi địa phương rộng hay hẹp. Hình thù của tướng tá bộ hạ hoặc là cá, là rắn, hoặc cá sấu, thuồng luồng nhiều trạng mạo phức tạp rất khó lòng phân biệt.
(Đọc thêm Thần thoại ông Trời)
Thần cũng như bộ hạ của thần thỉnh thoảng trút lốt của mình hóa thành người đi lên cạn.
Thần Nước có cái sở thích là dùng gỗ chò vào công việc kiến trúc của mình. Mỗi năm vào khoảng tháng 8, thần dâng nước lên để lấy gỗ chò. Bất kỳ gỗ ấy ở đâu: đã làm vào nhà cửa trần gian hoặc còn nguyên cả cây, thần Nước đều lấy tất cả.
Sự tích thần Nước trong thần thoại Việt Nam bây giờ đã ít nhiều pha trộn với sự tích thần Nước trong thần thoại Trung Quốc. Người ta chỉ còn nghe nói một Đông Hải Long Vương hay gọi tắt là Long Vương hoặc có tên là Quảng Lợi Vương oai quyền Vô cùng mà phép lực cũng dị thường. Thần ở ngoài biển Đông. Ở đó thần có một triều đình, có vợ con, lính tráng đủ mặt.
Tuy nhiên sự tích của bộ hạ thần Nước thì người ta còn nhớ nhiều lắm: nào Xích Long, Hắc Long, Kim Long, Viêm Long v.v... mà dưới này chúng ta sẽ kể một ít, tuy rằng sự tích đó còn truyền đến nay đã bị biến tướng đi nhiều.
Cũng nên phân biệt bộ hạ thần Nước ở sông ngòi mà người ta thường gọi chung một tên là Hà Bá. Hà Bá là tên một thủy thần trong thần thoại Trung Quốc mà chúng ta đã dùng quen. Câu tục ngữ "Đất có Thổ công, sông có Hà Bá” chính muốn nói ở trong đất liền, dưới nước cũng như trên cạn, không đâu là không có những người đại điện của hai thần Đất và thần Nước.
Khảo dị:
Thần Nước cai quản tất cả thế giới biển, sông, ao, hồ, làm vua mọi giống thuỷ tộc. Tướng tá của thần Nước là giống thủy tộc có công trạng như thuồng luồng, cá sấu, rắn, cá... được thần cử cho trông nom mỗi vùng thuộc thuỷ giới. Thần Nước cũng như các bộ hạ thỉnh thoảng hóa thành người lên trên cạn giao dịch với người trần, có khi con cháu thần kết duyên với người nữa.
Thần Nước hình rồng rất to lớn, ở một thế giới riêng dưới nước, có quyền phép khác thường. Sự tích thần Nước Việt Nam đã pha lẫn với thần Nước trong thần thoại Trung Quốc nên ta cũng gọi thần là Long Vương.
Theo đây thì Long Vương có tất cả bốn anh em chia nhau cai quản bốn biển bao bọc chung quanh trái đất ở chính giữa. Long Vương ở trong một cung điện dưới nước gọi là Thuỷ Tinh Cung, làm vua 3.600 giống thủ tộc, có riêng một triều đình, một đạo quân gồm đủ các giống dưới nước. Long Vương chịu mệnh lệnh của Ngọc Hoàng, thường làm mưa cho thế gian nhờ.
Vì thế nên mỗi khi gặp hạn hán, người ta cầu đảo với Long Vương mưa xuống. Trái lại, khi mưa quá thành lụt lội, người ta xin Long Vương đừng cho mưa nữa.