Thần Đất

có khi là mình rồng cho nên cũng có tên là Thổ địa Long thần. Thần thường hiện ra với hình dạng một cụ già. Thần sinh hoạt ở dưới mặt đất nhưng cũng biết hết các việc ở trên trần thế. Như trên đã nói, có nhiều người thường lẫn lộn thần Bếp với thần Đất. Việc ấy chắc cũng có duyên cớ mà ngày ...

có khi là mình rồng cho nên cũng có tên là Thổ địa Long thần. Thần thường hiện ra với hình dạng một cụ già. Thần sinh hoạt ở dưới mặt đất nhưng cũng biết hết các việc ở trên trần thế. Như trên đã nói, có nhiều người thường lẫn lộn thần Bếp với thần Đất. Việc ấy chắc cũng có duyên cớ mà ngày nay ta không rõ. Họ nói trong 7 ngày cuối năm, thần Đất vắng mặt ở hạ giới lên chầu Ngọc Hoàng, mặt đất đều ngừng hoạt động, vạn vật cũng ngừng sống trong một tuần đó. Đến 30 thần mới xuống trần, mặt đất và muôn vật ở trên mặt đất như bừng tỉnh dậy sau một giấc ngủ. Trong những ngày đó người ta không dám động đến đất của thần. Chẳng những họ không cày bừa mà còn không dám đào bới gì vào đất. Mãi đến mồng 2, sau khi làm lễ 'động thổ' nghĩa là sau khi được  phép của thần Đất người ta mới lại đụng chạm đến đất. Oai quyền của thần rất lớn. Đối với kẻ nào phạm vào việc thay đổi đất đai thuộc khu vực của mình mà không xin phép, thần nhất định trừng trị. Thần có phép dời cát, thay núi chỉ  trong nháy mắt.

  • Truyện thần đất bị đánh
  • Thần núi

Người ta kể chuyện có lần có một Thiên thần lén Ngọc Hoàng xuống định xây một bức thành trong một đêm. Địa điểm xây thành, Thiên thần đã chọn ở bờ một con sông nhỏ, cứ như bây giờ là sông Kỳ Cùng thuộc về Lạng Sơn. Thiên thần vừa bắt tay vào việc thì gặp thần Đất hỏi làm vì? Thiên thần đáp:

- Ta đắp giúp cho người một bức thành.

- Không được, đất ở đây thuộc nhiệm vụ ta canh quản.

Tại sao ngươi đào bới đất mà không báo trước cho ta biết. Ta bảo cho biết là ta không cho phép ngươi đắp thành.

- Không cho ta cũng cứ đắp.

Thiên thần nhất định không chịu thua thần Đất và quyết xây xong trước gà gáy sáng. cũng nhất định cản trở không cho thần kia xây.

Thoạt đầu, Thiên thần chọn địa điểm ở bên hữu ngạn. Thần làm việc rất  hăng hái định xây xong trước thời gian đã định. Nhưng thần Đất thình lình bốc một hòn núi đá Phia Vệ đến đặt sát một bên thành để ngăn cản. Hai lần Thiên thần nắm núi đá quẳng ra xa thì hai lần thần Đất lại nhặt đặt vào chỗ cũ, Thiên thần tức mình sẵn cung tên lắp bắn một phát vào núi. cố giữ không  cho nó chuyển và nhổ mũi tên vứt đi.

Thiên thần tức mình bèn bỏ dở công việc ở hữu ngạn sang xây dựng bên tả ngạn. Thần xây rất gấp để bù những thì giờ đã mất. Thần đã xây xong cửa Tây  và cửa Nam. Lần này thần không thấy bàn tay của Thổ thần phá hoại. Nhưng đang lúc làm việc tận lực thì bỗng nhiên có tiếng gà gáy sáng. Thôi thế là hỏng vì nếu sáng rõ thì Ngọc Hoàng sẽ biết và sẽ trị về tội ban đêm bỏ đi chơi.

Thiên thần vội vàng bốc một hòn đá lăn từ nơi xa về lấp kín công việc đang dở dang rồi trở về Thiên đình. Nhưng khi về đến Thiên đình thần ngồi chờ mãi vẫn không thấy sáng. Té ra sau mới biết là thần Đất chơi ác giục gà gáy sớm để cản trở công việc xây thành của mình.

Vì thế mà ngày nay người ta còn thấy ở Lạng Sơn bên khu Đông Kinh có  dấu vết một thành cổ có hòn núi đá Phía Vệ bên dưới có hang, trên có một lỗ  thủng xuyên qua rất lớn. Bên khu Chi Lăng có núi đất Thổ Sơn ở góc tây nam  cũng có dấu tích một bức thành. Người ta bảo đó là thành Tiên xây.

0