24/05/2017, 12:17

Tham khảo truyện ngắn chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Bài văn tham khảo truyện ngắn chữ người tử tù của Nguyên Tuân hay và ý nghĩa. ''Lời khuyên dạy cuối cùng của Huấn Cao đối với viên quản ngục càng thể hiện rõ quan điểm thông nhất của ông giữa cái tâm và cái tài..'' 1. Tình huống độc đáo của truyện Tình huống có một vai trò ...

Bài văn tham khảo truyện ngắn chữ người tử tù của Nguyên Tuân hay và ý nghĩa. ''Lời khuyên dạy cuối cùng của Huấn Cao đối với viên quản ngục càng thể hiện rõ quan điểm thông nhất của ông giữa cái tâm và cái tài..''

1. Tình huống độc đáo của truyện

Tình huống có một vai trò hết sức quan trọng trong nghệ thuật truyện ngắn. Truyện Chữ người tử tù đã đặt nhân vật của mình trong một tình huống éo le, trớtrêu.

- Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục đều là những con người có

tâm hồn nghệ sĩ nhưng lại bị ném vào một môi trường tối tăm, dơ bẩn như những thanh âm trong trẻo xen vào một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ, như cái thuần khiết giữa dông cặn bã.

- Hai nhân vật nói trên bị đặt ở hai tuyên đối địch với nhau: một đằng là tù nhân, một đằng là quản ngục, Điều đó ngăn cách họ, khiến họ không dỗ dàng hiểu nhau, nhất là ông Huấn Cao,

Tình huống truyện nói trên đã làm nổi bật tính cách các nhân vật và tạo nên kịch tính của tác phẩm.

2. Nhân vật Huấn Cao

Nhân vật Huấn Cao được dựng lên với vỏ đẹp vừa tài hoa sang trọng vừa uy nghi lầm liệt. Một nhân vật được viết theo cảm hứng lãng mạn. Nhân vật có hai nét dẹp sau đây:

a)Một nghệ sĩ chân chính: Huấn Cao là một tài năng hiếm có trong nghệ thuật thư pháp. Ong viết chữ rất nhanh và rất đẹp, có dược chữ ông Huấn Cao mà treo là một vật báu trên đời. Nhưng Huấn Cao còn coi trọng chữ tâm hơn chữ tài. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quần thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ. Xin chữ ông khó lắm: Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri ki, ông ít chịu cho chữ. Tuy vậy, khi biết viên quản ngục là người tử tế, biết quí trọng cái tài, cái đẹp, ông vui lòng nhận lời cho chữ dù trong hoàn cảnh bị cùm, bị xích: Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiêu chút nữa, ta đã mất một tấm lòng trong thiên hạ.

Lời khuyên dạy cuối cùng của Huấn Cao đối với viên quản ngục càng thể hiện rõ quan điểm thông nhất của ông giữa cái tâm và cái tài, .giữa cái đẹp và cái thiện - mà ông còn gọi là thiên lương: hãy thay chỗ ở đi, hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. ở  dây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi củng đền nhem nhuốc mất cả cái dời lương thiện đi.

b)Một nhân cách anh hùng đầy khí phách hiên ngang bất khuất. Một kẻ thủ xướng phất cờ khởi nghĩa bị bắt và chỉ còn ngày chết chém, nhưng tư thế vẫn ung dung, thậm chí không hề che giấu thái độ khinh bỉ đối với kẻ hoàn toàn C.Ó quyền hành hạ mình. Ông trả lời viên quản ngục khi tướng rằng cũng chẳng khác gì những tên quản ngục khác; Người hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một diều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.

c)Vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao bộc lộ rực rỡ nhất trong cái đêm ông cho chữ viên quản ngục, một cảnh tượng xưa nay chita từng có ở chốn ngục tù.

Dưới ánh đuốc rực sáng, một công việc đầy tính văn hóa và mỹ thuật diễn ra giữa cảnh tôi tàm, hôi hám, bẩn thỉu của nhà tù.

Không phải kẻ coi giữ tù làm chủ mà chính người tù làm chủ: tên tử tù cồ đeo gông, chân vướng xiềng đàng hoàng uy nghi tô dậm những nét chữ vuông vắn lên tấm lụa bạch, trong khi viên quản ngục thì khúm núm, thầy thơ lại thì run run bưng chậu mực ...

Đây là sự chiến thắng vinh quang của ánh sáng, của cái đẹp, cái thiện

ở giữa ngay sào huyệt của bóng tối, của cái ác, cái xấu.

Hình tượng Huấn Cao trong đoạn văn kết thúc thiên truyện này có thế xem là một biẻu trưng chói lọi của cuộc chiến thắng đó.

3. Nhăn vật viên quản ngục

Quản ngục quả là một nhân cách tốt đẹp trong sáng bị ném vào giữa một đông cặn bã. Tuy nhiên, ông vẫn giữ vững được thiện căn của mình.

Đây cũng là một tâm hồn tài hoa nghệ sĩ vì biết yêu quý thật sự cái tài, cái đẹp. Yêu quý đến mức có đủ kiên nhẫn đố chịu đựng những lời khinh bạc đủ điều của một kẻ tử tù ném vào mặt mình. Sự vêu quy ấy còn có thể phải trả giá rất đắt nếu cách ứng xứ biệt nhỡn liên tài đối với Huấn Cao bị phát giác. Nhưng yêu quý Huấn Cao đâu phải chỉ vì yêu quý cái tài, cái đẹp. Đó là một thái độ ngưỡng mộ đối với một bậc anh hùng chọc trời khuấy nước. Cho nên con người này cũng là một nhân cách cao đẹp. Xáy dựng nhân vật này, Nguyễn Tuân cũng chứng tỏ quan niệm thông nhất giữa cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện.

Cần thấy rằng một con người chân chính không chí thể hiện ở chồ không biết sợ những gì phi nghĩa, mà còn ở chỗ biết sợ những cái đáng sợ. ở đây là cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.

Cao Bá Quát, nguyên mẫu của nhân vật Huấn Cao, từng có câu thơ rất dẹp, rất sang:

Nhát sinh dê thử bái mai hoa (Một dời chỉ cúi dầu vái lạy hoa mai)

Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, nhưng cũng có cái cúi đầu khiến con người trở thành đẹp hơn, sang trọng hơn.

Hình ảnh viên quản ngục, sau khi lắng nghe những lời khuyên dạy của Huân Cao, đã cảm động, vái tên tù một vái và nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào; Xin bái lĩnh có thế xem là thái độ Nhất sinh dê thủ bái mai hoa vậy. (N.Đ.M)

ĐỀ: Giá trị tư tướng và nghệ thuật của đoạn văn tá cánh ông Huấn Cao "cho chữ' trong nhà giam (truyện Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân), vì sao tác giả cho đó là "một cảỉứt tượng xưa nay chưa từng có"?.______________________________________________________________

BÀI LÀM

Vang bóng một thời là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Nó đã khẳng định một phong cách nghệ thuật tài hoa. uyên bác và độc đáò của nhà văn lớn này. Truyện Chữ người tử tù là một trong sô 12 truyện ngắn rút từ Vang bóng một thời, nó đã cho ta nhiều dư vị vàn chương.

Huấn Cao là một hình tượng rất đẹp, một nhân vật “vang bóng” đã “tám giặc” chống lại triều đình. Nguyễn Tuân không nói về cuộc đời “chọc trời khuấy nước” của nhà nho hào kiệt này mà chỉ kế’ lại những ngày cuối cùng của ông ta trong trại giam tử tù trước khi bước lên đoạn đầu đài.

Huấn Cao và quản ngục là hai nhân vật chính của truyện. Viên thư lại như một con thoi, cái vạch nôi giữa kẻ “xin chữ”“cho chữ”. Cảnh H uấn Cao “cho chữ” trong nhà giam là cảnh tượng xưa nay chưa từng có được Nguyễn Tuân miêu tả và kể lại một cách vô cùng cảm động.

Huấn Cao đã gặp quân ngục trong một cảnh ngộ kỳ lạ, một tình huống vô cùng oái ăm. Người có tài viết chữ đẹp nổi tiếng tỉnh Sơn lại là một tôn “chọc trời khuấy nước" cầm đầu bọn phản nghịch, nay bị bắt giam, chờ ngày bị xử trảm. Còn con người “liên tài" ấp ủ sở nguyện “một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối” do chính tay tên tử tù kia viết - lại chính là kẻ đại diện trực tiếp cho cái trật tự xã hội ấy. Kẻ đầy uy quyền “phải ăn đời ở kiếp với lũ quắt quay” lại yêu thích hoành phi câu đối, khao khát cái đẹp - chữ của Huấn Cao, một thứ của báu trên đời. Kẻ mang gông, sắp bị chém lại có thể viết nên những chữ đẹp mô hồn, những bức châm trở thành của báu trong thiên hạ. ở “việc quan phép nước”, hai người này ở hai vị thố đối lập, nhưng trên bình diện nghệ thuật, có thể nói, họ là tri âm. Sự “tri ngộ” của quản ngục và Huấn Cao mang một tình huống đầy kịch tính.

Từ tình huống ấy, nhân cách của hai nhân vật này sẽ bộc lộ nổi bật và qua đó, ta thây được cái tâm và cái tài của nhà văn Nguyễn Tuân.

Ngục quan vốn đã “kiên kỳ thanh bất kiến kỳ hình” Huấn Cao. Ông ta đã khâm phục “con người mà vùng tỉnh Sơn vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Ông ta “ngờ ngợ” khi nhận được phiên trát của Sơn - Hưng - Tuyên đôc bộ đường. Và khi viên thư lại xác nhận: “dạ, bấm chính y đó” thì ngục quan sông trong một tâm trạng nhiều băn khoăn. Đêm trước ngày nhận tử tù, ngồi trước ngọn đòn dầu sỞ nổ lép bép, bộ mặt ngục quan là “mặt nước ao xuân bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Cảnh nhận tù cũng khác hẳn với các lần trước. Ông ta đã nhìn bọn phản nghịch với “cặp mắt hiền lành”, lại còn có “biệt nhỡn riêng với Huân Cao”, khiên cho bọn lính lấy làm lạ. Nửa tháng tử tù nằm trong ngục, ngục quan đã dành cho họ một sự “biệt đãi”. Trước mỗi bữa cơm tù, ông ta đều bí mật sai viên thư lại “dàng rượu và đồ nhấm” cho Iíuân Cao. Phải chăng ngục quan đang tìm mọi thủ đoạn tinh vi để xin cho bằng được chữ tử tù? Cho đến lúc ngục quan bị Huấn Cao miệt thị, ông ta “không” lấy làm oán thù thái độ khinh bạc ắỵ, trái lại, ông còn sai người dâng cơm rượu cho tử tù có phần hậu hơn. Ông biết kiên nhẫn chờ đợi, hy vọng một lúc nào đó, Huấn Cao “dịu bớt tính net” thì ông sẽ xin chữ. Nếu được Huấn Cao “cho chữ” thì ông “mãn nguyện” lắm. Vì “chữ”, vì cái đẹp mà ông kiên nhẫn, thậm chí có lúc ta cảm thấy hình như ông “hạ mình”. Ngục quan trải qua những đém ngàv dài dằng dặc đợi chờ, thấp thỏm băn khoăn. Nếu một mai kia Huấn Cao bước ra pháp trường mà chưa xin được chữ thì ngục quan “ân hận suốt đời”. Cái đẹp thật là vô giá! Ngục quan là một con người biẽt trân trọng và say mô cái đẹp. Vì thế mà ông ta thực sự quý trọng tài năng của Huân Cao.

Huấn Cao đâu dỗ gì “cho chữ” tôn tiểu lại trong đám cặn bã? Ong dã

không vì vàng ngọc và quyền thế mà ép mình viết bao giờ. Nhất sinh cũng chí mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân mà thôi. Ngục quan cũng tự biết mình chí là “một kẻ tiểu lại giữ tù”. Vả lại, Huấn Cao “tính vein khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. Nguyễn Tuân đã khai thác triệt đố' cái nghịch lý, cái mâu thuẫn ấy, tạo nên độ “căng” của tình tiết, hấp dẫn, lôi cuôri nguời đọc “sông” với nhân vật “xin chữ”“cho chữ”.

Thế rồi, việc Huấn Cao “cho chữ” đã diễn ra trong ngục tối. Đúng là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Huấn Cao vốn là một nhà nho có chí lớn, mưu đồ đại sự bất thành, nhưng không hề khuất phục bạo lực cường quyền. Trong chốn ngục tù ông vẫn hiên ngang nêu cao khí tiết. Cái “rỗ gông” trước cửa ngục, đã nói lên một phần nào cái ngang tàng của Huấn Cao. Ông còn là một nghệ sỹ tài hoa, có cái tâm rất đẹp. Vì thế khi nghe viên thư lại nói lên tâm sự và ý nguyện của ngục quan thì Huấn Cao vô cùng xúc động. Ong ngạc nhiên rồi thốt lên: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người”. Ông không ngờ rằng, sông trong đám cặn bã, lừa lọc, quắt quay và tàn ác, viên quản ngục “lại có những sở thích cao quý như vậy?”. Ông ân hận, cảm động nói: “Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ!”.

Trước lúc bước ra pháp trường, Huấn Cao đã vui lòng “cho chữ”. Như một tiếng cao sang truyền lệnh: “người về bảo với chủ người, lúc nào lính canh trại về nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và cả một bó đuốc xuống đây rồi ta cho chữ...”. Đây là lần thứ tư Huấn Cao “cho chữ”. Chữ của ông treo trong nhà ngục quan sẽ là một kỷ niệm thiêng liêng: “Phút cuối cùng chói lọi khôi sao băng”. Huấn Cao không phải “cho chữ’ mà là “tặng chữ”. Chữ của ông là một biểu hiện tuyệt đẹp của một tâln lòng đôl với một tấm lòng, là ơn tri ngộ của nhà nghệ sĩ đối với ke liên tài, là sự cảm kích trân trọng của ke sĩ đối với những ai trong thiên hạ biết “yêu chữ” và thích “chơi chữ”, biết nâng niu cái đẹp. Nguyễn Tuân đã tạo nên những tình tiết mang màu sắc cô kính thiêng liêng đê đề cao và biểu dương những giá trị văn hoá cố truyền, với nếp sống thanh cao đầy nghệ thuật của ông cha ta, nhằm ca ngợi bản sắc văn hoá và tâm hồn trong sáng của dân tộc.

Đây là cảnh “cho chữ” diên ra “đêm ấy” Ở trong trại giam tử tù giữa thế ký XIX. Đêm đả về khuya. Không gian vắng lặng, đầy bí mật. Chỉ có ba người: tử tù, ngục quan và viên thơ lại. Tiêng mõ trôn vọng canh vẳng lại. Một ngọn đuốt tẩm dầu sở cháv đỏ rực. Khói toả như đám cháy nhà. Nhà ngục ẩm ướt, tường đầy mạng nhộn, nền nhà đầy những phân gián, phân chuột, tô rệp. Tử tù cố đeo gông, chân vướng xiềng vung bút viết. Thư lại run run bưng chậu mực. Ngọc quan khúm núm cất Những dồng tiền trên ô chữ.

Cảnh “cho chữ” được miêu tả như một đoạn phim cận cảnh. Một không gian nghệ thuật trang nghiêm, lung linh và bi tráng. Sự tương phản cho ta nhiều ám ảnh: tử tù với ngục quan, tấm lụa trắng muốt với nền nhà ẩm ướt, bẩn thỉu, mùi mực thơm với phân chuột, phàn gián, ngọn đuốc cháy đỏ rực với bóng tối ngục tù, chiếc gông xiềng xích với những nét chữ tung hoành... Đó là những nót khắc, nét chạm của một cây bút tài hoa. Đúng là “Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Xưa nay những bậc tài hoa lúc phóng hút tạo nên những bức “thư hoạ” chỉ diễn ra nơi thư phòng, đài các, viện sảnh... chứ đâu lại có thể diễn ra nơi chết chóc, đày ải, tôi tăm. bấn thỉu như thế! Cái đẹp không thể nảy sinh từ nơi ô uế!

Cảnh “cho chữ” là một cảnh tượng rất hiếm và kỳ lạ. Trước lúc bước lên đoạn đầu đài, tử tù đang sống những giây phút xuất thần ung dung và đĩnh đạc. Ngòi bút trong tay Huấn Cao không phải là chiếc bút lông bình thường mà là ngọn bút thần của một nhà danh họa. Trước mắt chúng ta, lỗi lạc đang sáng tác ra cái đẹp vô giá. Trên tâm lụa bạch “những nét chữ vuông vắn rõ ràng”, lấp lánh màu mực thơm nổi lên cái hoài bão tung hoành của một bậc danh sĩ tài cao và giàu khí phách. Với cảnh “cho chữ” này, ta cảm thây cái đẹp là vĩnh hằng, tài năng là bất tử. Giây phút Huấn Cao cho chữ, nhà tù tăm tối chết chóc như bị lấp vùi, chỉ còn lại một không gian nghệ thuật thấm đầm trong ánh sáng thuần khiết của cái đọp, cái thiện và khí phách. Mùi mực thơm đã thanh sạch hoá chôn lao tù. Cái cử chỉ của Huấn Cao thở dài rồi đỡ ngục quan đứng thẳng dậy và đĩnh đạc khuyên vị tiểu lại bỏ cái nghề coi tù “nhem nhuốc”, mau mau tìm về quê, đố giữ lấy thiên lương cho “lành vững” rồi hãy “chơi chữ” - như một nét chấm phá thân tình làm cho bức hoạ “cho chữ” thêm lung linh. Lời nói của Huấn Cao trầm tĩnh, trang trọng như một di huấn về đạo lý làm người, về quan niệm sống đẹp của ke sĩ chân chính. Người đọc thấm thìa cảm nhận: từ xưa tới nay, cái đẹp chỉ Có thể tồn tại và hoà đồng với thiện tám và thiên lương mà thôi.

Đúng là “một cảnh tượng xưa này chưa từng có” đã xảy ra: nhìn bức châm, ngục quan, cảm động nghe tử tù dặn dò, rồi ứa nước mắt. Câu đáp của ngục quan: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” cho thây cái đẹp và nhân cách cao cả của ke sĩ đã cảm hoá nhân tâm. Nghệ thuật quả có một sức mạnh ghê gớm. Nó đã nhân đạo hoá con người, làm thanh sạch tâm hồn của con người. Hình ảnh Huấn Cao tuy mang gông, chân vướng xiềng mà vẩn uy nghi, lộng lẫy nổi lên trên ánh đuốc đỏ rực và nền lụa trắng tinh. “Ngói sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ” ấy mãi mãi toả sáng như một anh hào quang chói lọi. Đọc Chữ người tử tù khôg ai là không nhận ra nguyên mẫu của người “cho chữ” là Cao Bá Quát — vị Quốc sư cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương của nông dân trong thế ký XIX. Nguyễn Tuân đã cảm phục và đề cao một nhà nho giàu khí tiết, rát tài hoa. Ông đã dựng lén một tượng đài tráng liệt về Cao Bá Quát. Nêu để Chữ người tử tù bên cạnh truyện Bữa rượu máu trong Vang bóng một thời, ta mới cảm nhận được cái ẩn ý sâu xa của Nguyễn Tuân.

Giữa khung cảnh đen tối của ngục tù, hình ảnh người tử tù bỗng trở nên lẫm liệt, cao cả và phi thường, vượt lên trôn những cái tháp hèn, đen tôi. Nguyễn Tuân đã viết rất hay về các thú ăn chơi tao nhã của ông

cha ta ngày trước như thả thơ, chơi đèn trung thu, dựng non bộ, thưởng hoa, uống trà, chơi chữ và câu đối tết., với bao thú vị, biểu lộ niềm tự hào về bản sắc nền vân hoá Việt Nam.

Trong truyện Chữ người tử tù, văn Nguyễn Tuân mang một phong vị tài hoa. Ngòi bút khéo dựng cánh, tạo không khí, cuốn hút lúc kể chuyện, như dẫn người đọc bằng một mê lực nào đó. Cảnh “cho chữ” là cảnh hay nhất. Một không khí cố kính trang nghiêm, đầy xúc động và bi tráng. Bút pháp tương phản được sử dụng triệt để lúc dựng cảnh tả người, và khi khắc hoạ nội tâm nhân vật với bao chi tiết sông động, ám ánh. Nguyễn Tuân là bậc thầy về mặt ngôn ngữ. Ông đã sử dụng vốn giàu có về chữ nghĩa đô’ làm nổi bật cái cao cả trôn cái tầm thường, ánh sáng bừng lên từ cõi chết, những từ Hán Việt xen kẽ những tiếng bình dị tạo nên những câu văn sắc màu, góc cạnh, kỳ ảo và gợi cảm vô cùng.

Đọc truyện ngắn Chữ người tử tù, chúng ta như được chứng kiến một cảnh tượng kỳ lạ, mang vẻ đẹp lớn lao, hiếm có trong những thế kỷ trước đã được Nguyễn Tuân làm sông lại một cách xúc động, trang nghiêm. Chữ người tử tù một lần nữa giúp ta cảm nhận phong cách nghệ thuật tài hoa, độc đáo, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.

Nguồn:
0