Phân tích nhân vật huần cao trong tác phẩm chuyện người tử tù
Đề: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Bài làm Vang bóng một thời gồm ii truyện viết về một thời đã xa, nay chỉ còn vang b óng. Qua tập truyện nguyễn tuân đã bày tỏ sự bất hòa sâu sắc đôi với xã hội buổi giao thời cuối thế ...
Đề: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
Bài làm
Vang bóng một thời gồm ii truyện viết về một thời đã xa, nay chỉ còn vang bóng. Qua tập truyện nguyễn tuân đã bày tỏ sự bất hòa sâu sắc đôi với xã hội buổi giao thời cuối thế kỉ xix, đầu thế kí xx ở nước ta, và ca ngợi những nhà nho tài hoa không chịu vứt bỏ lương tầm, chạy theo danh lợi, vẫn giữ thiên lương cao đẹp. Một trong những nhân vật tiêu biểu là huấn cao trong truyện ngắn chữ người tử tù. Ta hãy phân tích tính cách nhân vật huấn cao, một hình tượng nhân vật có tính cuốn hút mãnh liệt về khí phách, tâm hồn và tài hoa.
Bằng một thứ văn xuôi điêu luyện gợi được không khí cổ kính của một thời đã qua, nguyễn tuân đã khắc họa thành công những nét tính cách nhân vật. Trong tác phẩm, trước tiên ta thấy huấn cao là hình ảnh một con người tự trọng, sống hiên ngang bất khuất. Huấn cao tự trọng, không ham quyền và ham lợi: “ta nhất sinh không vi vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu dối bao giờ”. Hơn nữa, ông rất hiên ngang bất khuất: "... Những người chọc trời quấy nước, đến trên dầu người ta, người ta củng chẳng biết có ai nữa...”. Hơn nữa chí lớn không thành, ông vẫn coi thường gian khổ, kể cả cái chết kề bên. Chống lại triều đình, bị bắt giam tử ngục, huấn cao vẫn coi thường: “đến cái cánh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa...”.
Ong cũng có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng: ông huấn cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục, coi như đó là một việc cần làm trong cái hứng sinh bình dù đang bị giam cầm. Chính vì là người tự trọng sống hiên ngang, bất khuất, không sợ điều gì ngay cả cái chết nên huấn cao rất khinh bỉ những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị. Dưới mắt ông, chúng chỉ là lũ tiểu nhân thị oai, nên ông luôn tỏ ra khinh bỉ chúng, dù ở giữa cảnh tàn nhẫn, lừa lọc, giữa một đống cặn bã. Thái độ và ngôn ngữ nhân vật cực kì khinh bạc. Chẳng hạn, sau khi viên quản ngục khép nép hỏi huấn cao có cần gì nữa không, ông đã trả lời như tát nước vào mặt đôi phương: “ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chi cần có một diều, là nhà ngươi dừng dặt chân vào dây”. Khí phách đó, tư thê đó luôn luôn hiên ngang lồng lộng giữa cái nền xám xịt của ngục tù.
Ngoài khí tiết như đã trình bày ta còn thấy ở nhân vật huấn cao hình ảnh một con người mang sắc đẹp của tâm hồn cao quý, rất mực tài hoa. Huấn cao ca ngợi thiên lương chính là cái bản chất tốt đẹp của con người: “tôi bảo thật dấy, thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở dã... Ở dáy, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi củng nhem nhuốc mất cả dời lương thiện đi”. Lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện “cái tâm” của nhân vật huấn cao vậy.
Bằng một số chi tiết rất tiêu biểu, nguyễn tuân cho ta thấy huân
Cao vốn là người rất mực tài hoa. Thư pháp (phép viết chữ, nghệ thuật viết chữ hán) vốn là một thú cao nhã của người xưa, bên cạnh cầm, kì, thi, họa. Ông huấn có tài viết chữ đẹp, “vùng tỉnh sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh rất dẹp chữ ông huấn cao dẹp lấm, vuông lắm”. Cái tài hoa ấy ông chỉ dành riêng cho người tri kỉ: “dời ta củng mới viết có hai hộ tứ bình và một bức trung dường cho ba người bạn của ta thôi”. Và lần này như một lần ngoại lệ, ông cho chữ viên quản ngục, vì “ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi”. Con người ấy đã thực hiện lời hứa với viên quản ngục, thể hiện cái tài hoa tuyệt thế của mình trong một khung cảnh đầy xúc động.
Bằng biện pháp đôi lập, nguyễn tuân đã làm toát lên chủ đề của truyện trong đoạn cuối. Cái cao đẹp (viết chữ vốn là một việc thanh cao, long trọng, với lụa trắng, mực thơm, nét chữ vuông tươi tắn) đôi lập với cái dơ bân (cảnh buồng nhà ngục tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, tường dầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián). Hình ảnh kì vĩ của người tù cổ deo gông, chân vướng xiềng dang dậm tô nét chữ đôi lập với hình ảnh co ro của thầy thơ lại run run bưng chậu mực và của viên quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm dánh dấu ô chữ (...), chắp tay vái người tù một vái. Tất cả thể hiện một ý nghĩa sâu sắc: cái đẹp có thể sản sinh từ nơi tội ác ngự trị, giữa mảnh đất chết (nhà ngục), bởi một con người tử tội sắp chết (tử tội huấn cao). Và lời khuycn viên quản ngục cũng mang ý nghĩa bô sung: cái đẹp không thể cùng sông chung với tội ác.
Qua những đoạn phân tích trên, ta thây rõ hình tượng cao đọp của nhàn vật. Hình ảnh nhân vật huấn cao trong chữ người tử tù tượng trưng cho cái đẹp tài hoa hòa hợp cùng cái đẹp của khí phách, tâm hồn. Nhân vật huấn cao cũng như nhiều nhân vật khác trong vang bóng một thời, nhất thiết là một con người tài hoa. Song ở huân cao, bên cạnh cái tài hoa, còn có vẻ đẹp khí phách của một con người có trách nhiệm đối với thời cuộc. Đó cũng là nét độc đáo của hình tượng nhân vật huấn cao so với các nhân vật khác trong vang bóng một thời.
Chữ người tử tù thật sự biểu lộ phong cách nghệ thuật độc dáo của nguyễn tuân. Đó là phong cách nghệ thuật mang tính cố kính qua hệ thống ngôn ngữ, lối suy nghĩ, cung cách đôi xử.., toát lên không khí của một thời nay đã thành vang bóng. Nghệ thuật ấy cũng mang tính hiện đại với những đoạn phân tích những ý sáu kín, diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế. Tác phẩm chứng tỏ cây bút nguyễn tuân già dặn, tầm hiểu biết sâu rộng, sắc sảo. Nhân vật huấn cao hiện lên trong truyện với một tôn sùng của nguyỗn tuân trong hoàn cảnh đất nước bị nô lộ. Đáy sự giải bày kín đáo niềm "... Khát khao theo đuổi một lí tưởng cao cả củaa người thanh niên nguyễn tuân khi mới bước chân vào đời” (trường chinh).