13/01/2018, 20:03

Tham khảo Đề kiểm tra học kì 1 môn Văn 9 – Bình Giang 2017 vừa cập nhật

Tham khảo Đề kiểm tra học kì 1 môn Văn 9 – Bình Giang 2017 vừa cập nhật Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Ngữ Văn – trường THCS Bình Giang năm học 2017 – 2018 là tài liệu ôn tập và luyện tập hữu ích dành cho các em học sinh lớp 8 muốn củng cố kiến thức môn Ngữ Văn. TRƯỜNG THCS BÌNH GIANG ĐỀ ...

Tham khảo Đề kiểm tra học kì 1 môn Văn 9 – Bình Giang 2017 vừa cập nhật

Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Ngữ Văn – trường THCS Bình Giang năm học 2017 – 2018 là tài liệu ôn tập và luyện tập hữu ích dành cho các em học sinh lớp 8 muốn củng cố kiến thức môn Ngữ Văn.

TRƯỜNG THCS BÌNH GIANG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM 2017 – 2018

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9

Thời gian làm bài 90 phút

Câu 1: (2 điểm) Giải nghĩa các câu tục  ngữ sau và cho biết chúng liên quan đến những phương châm hội thoại nào?

a.            “Rượu nhạt uống mãi cũng say

Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”

b.        “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”

Câu 2: (3 điểm) Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), tác giả viết:

   “Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

(Ngữ văn 9, tập một, trang 132)

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày cảm nhận của mình về khổ thơ trên.

Câu 3: (5 điểm) Viết bài văn kể về  kỉ niệm sâu sắc của em với một thầy (cô) giáo cũ, trong khi kể có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.

_______ HẾT ________

Đáp án và biểu điểm

Câu

Nội dung cần đạt

1Giải nghĩa các câu tục  ngữ và nêu phương châm hội thoại có liên quan:

a.-  Giải thích:Câu tục ngữ khuyên chúng  ta nên nói ngắn gọn,

không nên nói nhiều khiến người nghe nhàm chán.

– Câu tục ngữ liên quan đến phương châm về cách thức.

b.- Giải thích: Câu tục ngữ khuyên chúng  ta nên biết lắng

nghe người khác nói và cần nói cho đúng.

– Câu tục ngữ liên quan đến phương châm về chất.

2– Tạo lập được đoạn văn nghị luận về nội dung khổ thơ

– Trình bày cảm nhận về khổ thơ:

+ Từ hình ảnh tả thực về những chiếc xe không kính trong

hoàn cảnh ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

+ Nhà thơ đã làm nỗi bật hình ảnh người lính lái xe

với tư thế hiên ngang, ý chí quyết chiến quyết thắng

vì miền Nam ruột thịt.                                                                                            + Những câu thơ tả thực hình ảnh chiếc xe không có kính với:

­ Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, trẻ trung,

­ Nhất là sử dụng hình ảnh hoán dụ.

3Yêu cầu:

1. Về hình thức:

– Bài viết có bố cục rõ ràng.

– Kết hợp giữa tự sự và nghị luận, miêu tả nội tâm nhân vật, giàu cảm xúc, văn viết mạch lạc.

– Trình bày bài sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả.

2. Về nội dung:

a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc.

b. Thân bài:

– Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (Thời  gian, không gian)

– Diễn biến câu chuyện: Mở đầu (miêu tả tâm trạng của em), diễn biến và kết thúc (Suy nghĩ của em về việc làm của thầy cô)

c. Kết thúc: Cảm nghĩ của em về câu chuyện.

Tham khảo

Hồi ấy, cô Tâm là chủ nhiệm của lớp 1 E chúng tôi, ngày từ ngày khai giảng đầu tiên, trong ánh mắt ngây thơ, hồn nhiên của đứa trẻ thơ, tôi đã thấy cô thật hiền hậu trong tà áo dài rực rỡ màu xanh có những bông hoa lốm đốm nhiều màu sắc, cô có dáng người dong dỏng, khuôn mặt có trái xoan với đôi mắt nâu ấm áp luôn nhìn chúng tôi với vẻ thân thương, trìu mến, mái tóc dài mượt đen óng ánh làm nổi bật nước da trắng hồng của cô, sống mũi cô cao với đôi môi trái tim lúc nào cũng đỏ hồng như được xoa lên một lớp son mỏng. Ấn tượng nhất với tôi là nụ cười duyên dáng với hàm răng trắng ngà đều tăm tắp cùng má lúm đồng tiền hiện rõ trên má trái, cô ăn mặc giản dị không diện như các cô giáo khác trong trường  nhưng trong ánh mắt của học trò chúng tôi, cô lúc nào cũng xinh đẹp nhất, tươi trẻ nhất.

Tôi quên thế nào được bàn tay búp măng thon nhỏ của cô Tâm, bàn tay ấy đã mềm mại đưa những nét phấn trên bảng đen, đã thoăn thoắt xòe que tính cho chúng tôi tập làm toán, bàn tay cô đã nắm lấy những bàn tay bé nhỏ của chúng tôi diễu hành qua lễ đài trong buổi tựu trường đầu tiên, đã nắn nót đưa từng nét bút trên những trang giấy trắng thơm tho, đã rèn luyện cho tôi chữ viết và cách trình bày một bài văn hay một đoạn văn, thơ. Ngày ấy, tôi là một học sinh cá biệt của lớp 1 E, vốn là con gái nhưng chữ tôi rất cẩu thả, chữ viết thì xấu nhất lớp. Bởi vậy, một số bạn trong lớp chê cười tôi, tôi buồn lắm, cứ mỗi lần đến giờ chính tả tôi đều rất sợ hãi, lo lắng, tim tôi cứ đập thình thịch, nhưng mỗi lúc ấy, bên cạnh tôi luôn có cô Tâm- người cô tôi yêu quý nắm lấy tay tôi đưa từng nét chữ nắn nót trên giấy. Chao ôi! cái ấm áp của bàn tay cô khiến con người ta phải xao xuyến nhớ mãi không quên, lúc đầu khi được cô nắm tay, tay tôi run run nên nét chữ hơi nghệch ngoạc, nhưng cô đã nhìn tôi cười với ánh mắt của tình yêu thương đã sưởi ấm trái tim của một tâm hồn nhỏ bé. Cô vẫn cố gắng rèn chữ cho tôi, chỉ sau một vài lần, chữ tôi đã tiến bộ hơn. Cô luôn quan tâm tới tôi, luôn để ý đến chữ viết của tôi khiến cho mấy đứa trong lớp cũng phải phát ghen. Khi tôi viết sai chính tả cô không mắng mà chỉ dịu dàng nhắc nhở, bàn tay búp măng ấy đã uyển chuyển đưa những nét chữ đẹp đẽ đậm nhạt làm mẫu cho tôi về nhà tập viết, cô luôn dặn dò khuyên nhủ tôi phải tích cực luyện chữ viết để chữ viết tiến bộ hơn, mỗi lần nhìn lên bàn tay trắng nõn nà nhỏ nhắn đang đưa nét phấn lên bảng đen của cô tôi lại thầm cảm ơn cô – cảm ơn bàn tay ấm áp của cô. Cứ thế, tôi khôn lớn dần trong vòng tay tràn đầy tình yêu thương mãnh liệt của cô. Tôi không còn sợ hãi khi mỗi lần viết chính tả nữa, tôi không còn run rẩy mỗi khi cô nắm tay nữa, cuối cùng tôi cũng đạt được điểm chín môn chính tả. Khi nhìn thấy cô nở nụ cười rạng rỡ khen tôi có sự cố gắng trong học tập, tôi thấy lòng mình vô cùng sung sướng và hạnh phúc, từ một học sinh có chữ xấu nhất lớp tôi đã vươn lên đứng thứ mười một trên hai mươi tư bạn trong lớp. Tôi cảm thấy tự hào và hãnh diện khi được học dưới sự chỉ dẫn ân cần, tận tụy của cô Tâm.

Giờ đây, sóng gió cuộc đời xô đẩy tôi tới nhiều nơi, đưa tôi vượt qua bao gian nan, thử thách trong cuộc sống khiến tôi đôi lúc lãng quên đi những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, nhưng hình ảnh cô Tâm luôn hiện lên trong tâm trí tôi với một nụ cười thân thiện cùng đôi bàn tay nhỏ nhắn ấm áp ấy. Cô chính là nguồn động lực luôn tiếp sức cho tôi trên con đường học tập. Tôi tự hứa với lòng mình sẽ ghi nhớ mãi lời cô Tâm dạy bảo, mỗi lần nhìn những dòng chữ nắn nót trên trang giấy trắng, tôi xúc động thầm nghĩ đến cô và thầm nhắc ” giờ cô đang ở đâu”

0