Thái độ của anh chị như thế nào trước hiện tượng một số cô gái trẻ Việt Nam tự khoe thân thể mình trên các trang blog?
Từ ngàn đời nay, con người Việt Nam vốn thuần phác, thân thiện nhưng cũng rất đỗi kín đáo. ở phụ nữ Việt Nam, những phẩm chất, chịu thương chịụ khó, phúc hậu, thuỷ chung, duyên dáng và kín đáo đã làm nên bản sắc. vẻ đẹp không lẫn vào đâu được ...
Từ ngàn đời nay, con người Việt Nam vốn thuần phác, thân thiện nhưng cũng rất đỗi kín đáo. ở phụ nữ Việt Nam, những phẩm chất, chịu thương chịụ khó, phúc hậu, thuỷ chung, duyên dáng và kín đáo đã làm nên bản sắc. vẻ đẹp không lẫn vào đâu được của người con gái Việt Nam. Ở người phụ nữ Việt Nam, ta từng biết khi hai vợ chồng gặp lại nhau sau bao nhiêu năm xa cách, người vợ vẫn thường cúi đầu lí nhí với chồng bởi vì trước mặt họ là một đám đông. Đó không phải là dè dặt, mà là kín đáo. Thế mà, ngày nay có một số cô gái trẻ, thậm chí quá trẻ đã “phơi" mình trên những trang Blog cá nhân của mình với lí lẽ “quyền tự do cá nhân” là một sai lầm, nguỵ biện, đảo lộn nhân cách. Hiện tượng đó là sự chà đạp lên các giá trị truyền thống những chuẩn mực cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Theo nhà thơ Đỗ Trung Quân: Thật sự không có vẻ đẹp nào giống vẻ đẹp nào. Cái đẹp của một nữ doanh nhân khác cái đẹp của hoa hậu. Cái đẹp của một hoa hậu khác cái đẹp của diễn viên điện ảnh. Cái đẹp của một diễn viên điện ảnh khác cái đẹp của ca sĩ. Cái đẹp của một ca sĩ khác cái đẹp của một nữ thạc sĩ. Cái đẹp của một thạc sĩ khác cái đẹp của một nữ thi sĩ. Cái đẹp của một nữ thi sĩ khác cái đẹp của một nữ họa sĩ.
Tuy nhiên, có một vẻ đẹp nữa là hình thể ai cũng ngầm hiểu, nhưng với người Việt Nam vẫn thích vẻ đẹp hình thể lẩn khuất trong y phục dù giản dị nhưng phải kín đáo, trang nghiêm. Việt Nam có chiếc áo tứ thân truyền thống dành cho người phụ nữ. ngày xưa. Nhìn nó thật giản dị nhưng nghiêm trang. Người mặc nó, cũng khiến người khác phải nhìn bằng thái độ nghiêm, túc. Ngày nay, chiếc áo dài Việt Nam là một điển hình cho sự phô diễn vẻ đẹp hình thể, nhưng thật trang nhã, thanh khiết và trang trọng. Nó phó diễn hình thể, nhưng vẫn kín đáo đến lạ thường; nó tôn vẻ đẹp người phụ nữ, lên đỉnh cao của sự quý phái. Chiếc áo sơ mi; chiếc quần kaki, những mốt thời trang công sở thanh lịch, gọn gàng, cơ động đã đưa người phụ nữ Việt Nam và thế giới hiện đại một cách tự tin và mạnh mẽ.
Thê' rồi, không biết từ đâu và lúc nào, người ta thấy những hình thể phô bày giữa công chúng mạng. Xã hội phát triển là một điều may mắn cho con người; quyền tự do cá nhân được tôn trọng là biểu hiện của sự văn minh; sa giao thoa các nền văn hoá nhanh chóng là một may mắn của nhân loại; sức bùng nổ của công nghệ thông tin là một vinh quang của khoa học, mà chúng ta là người được thừa hưởng những thành quả sáng chói ấy. Tất cả nhứng điều ấy, lẽ ra càng giúp chúng ta tiếp thu cái mới để củng cố những giá trị truyền thông, mà người ta thường gọi là bản sắc dân tộc.
Dân tộc ta vốn ảnh hưởng Nho giáo và Phật giáo sâu sắc, nên vấn đề người phụ nữ khoe “hình thể” là khó chấp nhận được. Những tấm gương liệt sĩ trong lịch sử chúng ta đều là những con người có nhân cách cao cả. Phụ nũ Việt Nam, vốn dĩ thuỷ chung và kín đáo. Vì vậy, việc một số thiếu nữ, thậm chí những em vị thành niên khoả thân trên Blog là biểu hiện sự băng hoại đạo đức, cần nhanh chóng dập tắt và giáo dục kịp thời. Ranh giới giữa cái đẹp và sự suy đồi quả là mong manh, nên đừng nhân danh tự do cái đẹp, để rơi vào nguỵ biện, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam nằm ở tự e lệ, kín đáo và hồn hậu. Thử đi khắp các thành phố lớn trên đất nước ta, có cặp vợ chồng nào dám ôm hôn nhau giữa đám đông không? Không phải họ không dám mà thuần phong mỹ tục đã đi vào đời sống tâm hồn của họ và trở thành tính cách bền vững. Vì thế, việc phơi bày thân thể một cách dung tục bên blog cá nhân là biểu hiện của sự tha hoá nhân cách, một sự lăng mạ văn hoá của con người Việt Nam.
Là thanh niên trong thời đại có nhiều cơ hội và thử thách, chúng ta cần hiểu đúng nghĩa của cái đẹp là nó thuộc phạm trù cao cả, không cho chỗ cho những dung tục tầm thường. Phải hiểu đúng nghĩa tự do. Tự do phải đặt trong những quy ước, những chuẩn mực nhằm phát triển xã hội, chứ không phải tự c: làm băng hoại đạo đức xã hội. Là học sinh, con đường duy nhất, là trau dồi vẻ đẹp của trí tuệ và chiều sâu tâm hồn nhìn nhận những đúng – sai, góp nần lành mạnh xã hội, gìn giữ những giá trị thuộc về thuần phong mĩ tục của dân tộc.