25/05/2018, 13:17

Tê giác môi vuông

Tê giác trắng Tình trạng bảo tồn Chúng có nguồn gốc ở đông bắc và miền nam châu Phi. Tê giác có xu hướng sống thành bầy đàn từ 1 đến 7 con, mặc dù chúng là những động vật to lớn. Trên mõm ...

Tê giác trắng Tình trạng bảo tồn

Chúng có nguồn gốc ở đông bắc và miền nam châu Phi. Tê giác có xu hướng sống thành bầy đàn từ 1 đến 7 con, mặc dù chúng là những động vật to lớn. Trên mõm của chúng có hai sừng với cấu tạo từ các sợi keratin (không phải xương như ở gạc hươu, nai).

Tê giác trắng khác với tê giác đen ở hình dạng miệng của chúng – ở tê giác trắng thì miệng của chúng rộng hơn để gặm được nhiều cỏ; theo một giả thuyết thì thuật ngữ "White" (trắng) trong tiếng Anh thực sự có nguồn gốc từ tiếng Afrikaan "weit", có nghĩa là 'rộng'. Da của tê giác trắng có màu hoàn toàn tương tự như của tê giác đen.

Tê giác trắng cũng có một bướu rõ nét ở phía sau cổ của nó để giữ được cái đầu to lớn. Mỗi chân của tê giác trắng có ba ngón. Chúng đôi khi được gọi là tê giác môi vuông do môi lỗi ra của chúng để hỗ trợ việc gặm các loại cỏ ngắn ở các vùng xavan. Chúng có khả năng đi 4 đến 5 ngày mà không cần nước uống.

Có hai phân loài tê giác trắng; vào thời điểm năm 2005, Cộng hòa Nam Phi có tê giác trắng miền nam (Ceratotherium simum simum) với quần thể khoảng 11.000 con, làm cho chúng là phân loài tê giác phổ biến nhất trên thế giới.

Phân bố của tế giác trắng (cam: miền bắc (C. s. cottoni), xanh lá: miền nam (C. s. simum)).

Tê giác trắng miền bắc (Ceratotherium simum cottoni), trước đây tìm thấy ở một số quốc gia Đông Phi và Trung Phi, hiện nay được coi là chỉ còn tồn tại ở ba khu vực:

* Công viên quốc gia Garamba ở Cộng hòa dân chủ Congo;

* Vườn thú Dvur Králové ở Cộng hòa Czech, tại đây có 6 con tê giác trắng; và

* Công viên động vật hoang dã San Diego, có 3 con.

Tê giác trắng rất ít sinh sản khi bị giam cầm; kể từ năm 1995, chỉ có một con tê giác cái được sinh ra ở Dvur Králové.

Một con tê giác trắng cùng con của nó.

Giống như tê giác đen, tê giác trắng cũng đang ở dưới các đe dọa do mất khu vực sinh sống và săn bắn trộm, chủ yếu gần đây là do việc bắn hạ của các janjaweed. Điều này làm cho các nhà bảo tồn phải đưa đề nghị di chuyển bằng máy bay các con tê giác trắng còn lại ở Garamba tới Kenya vào tháng 1 năm 2005. Sự can thiệp của các lực lượng ngoại quốc vào công việc của Congo đã ngăn không cho công việc này được thực thi vào tháng 6 năm 2005.

Ngược với các thông báo trên, công viên động vật hoang dã Whipsnade tại Vương quốc Anh đã thu được thành công đáng kể trong nhiều năm qua trong việc nhân giống tê giác trắng trong tình trạng giam cầm. Trên thực tế, vào năm 2005, ba con tê giác trắng đã được sinh ra trong bầy đàn ở Whipsnade.

0