Tập tính của động vật (tiếp theo): Bài 1,2,3,4 Sinh lớp 11 trang 132
Tập tính của động vật (tiếp theo): Bài 1,2,3,4 Sinh lớp 11 trang 132 Bài 32 Chương 2 sinh 11 – Giải bài 1,2,3,4 trang 132 : Tập tính của động vật (tiếp theo) Các hình thức học tập chủ yếu của động vật là quen nhờn, in vết, điều kiện hóa đáp ứng, điều kiện hóa hành động, học ngầm và học khôn. ...
Tập tính của động vật (tiếp theo): Bài 1,2,3,4 Sinh lớp 11 trang 132
Bài 32 Chương 2 sinh 11 – Giải bài 1,2,3,4 trang 132 : Tập tính của động vật (tiếp theo)
Các hình thức học tập chủ yếu của động vật là quen nhờn, in vết, điều kiện hóa đáp ứng, điều kiện hóa hành động, học ngầm và học khôn. Các dạng tập tính phổ biến ở động vật là tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư và tập tính xã hội. Một số ứng dụng về tập tính như dạy chim, thú biểu diễn trong rạp xiếc, dạy chim ưng và chó đi săn, dạy chó bắt kẻ gian. Một số tập tính chỉ có ở người như giữ gìn vệ sinh môi trường, tập thể dục buổi sáng.
Bài 1: Sưu tập một số tài liệu, tranh ảnh về tập tính của động vật.
Các bạn tự sưu tập.
Bài 2: Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng?
Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản. Giúp chúng phát triển và duy trì nòi giống.
Bài 3: Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư chúng định hướng bàng cách nào?
– Chim di cư do thời liết thay đổi (lạnh giá), khan hiếm thức ăn. Cá di cư chủ yếu liên quan đến sinh sản.
– Khi di cư động vật trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình. Cá định hướng nhờ vào thành phần hóa học của nước và hướng dòng nước chảy.
Bài 4: Đặc tính nào là quan trọnq nhất để nhận biết con đầu đàn?
a. Tính hung dữ. c. Tính lãnh thổ.
b. Tính thân thiện. d. Tính quen nhờn.
Đáp án đúng : A.Tính hung dữ