25/05/2018, 08:08

Tập lệnh PLC họ Melsec Fx Series của Mitsubishi

X: ngõ vào gắn trực tiếp vào PLC Y: ngõ ra nối trực tiếp từ PLC T: thiết bị định thì C: thiết bị đếm M: relay phụ trợ, cờ chuyên dụng (M8000-M8255) S: relay trạng thái, cờ hiệu (S900-S999) ...

  • X: ngõ vào gắn trực tiếp vào PLC
  • Y: ngõ ra nối trực tiếp từ PLC
  • T: thiết bị định thì
  • C: thiết bị đếm
  • M: relay phụ trợ, cờ chuyên dụng (M8000-M8255)
  • S: relay trạng thái, cờ hiệu (S900-S999)
  • D: thanh ghi
  • P: con trỏ
  • K: hằng số thập phân
  • H: hằng số thập lục phân

Lệnh Load và Load Inverse

  • Load(LD): có nhiệm vụ khởi tạo lại công tắc NO.
  • Load inverse (LDI) : có nhiệm vụ khởi tạo lại công tắc NC.

Lệnh OUT

  • Điều khiển cuộn dây.
  • Nhiều lệnh OUT có thể được nối song song.

Lệnh AND và AND INVERSE

  • AND: Nối tiếp nhiều công tắc NO, có thể nối tiếp nhiều công tắc cùng một lúc.
  • ANI (AND INVERSE): Nối tiếp nhiều công tắc NC, có thể nối tiếp nhiều công tắc cùng một lúc.

Lệnh OR, OR INVERSE

  • OR: Nối song song các công tắc NO, tối đa là 10 nhánh nối song song cho một cuộn dây.
  • ORI (OR INVERSE): OR : Nối song song các công tắc NC, tối đa là 10 nhánh nối song song cho một cuộn dây.

Lệnh Load Pulse and Load Trailing pulse

  • LDP (Load Pulse): hoạt động khi có xung chuyển từ OFF sang ON
  • LDF ( Load Falling Pulse): hoạt động khi có xung chuyển từ ON sang OFF

Lệnh And Pulse, And Trailing Pulse

  • Lệnh ANDP (And Pulse) hoạt dộng khi có xung chuyển từ trạng thái OFF sang ON.
  • Lệnh ANDF (And Falling Pulse) hoạt động khi có xung chuyển từ trạng thái ON sang OFF.
  • Lệnh ANDP và ANDF sử dùng tương tự lệnh AND và ADNI.

Lệnh OR Pulse ,OR Trailling Pulse

  • Lệnh ORP( OR Pulse) hoạt dộng khi có xung chuyển từ trạng thái OFF sang ON.
  • Lệnh ORF (OR Falling Pulse) hoạt độnh khi có xung chuyển từ trạng thái ON sang OFF.
  • Lệnh ORP và ORF sử dùng tương tự lệnh AND và ADNI.

Lệnh Set và Reset

Đặc điểm: SET và RESET có thể dùng cho cùng một thiết bị bao nhiêu lần tùy ý. Tuy nhiên trạng thái cuối cùng mới là trạng thái tác động.

Nhận xét:

●Khi X0 đã bật ON thì Y0 hoạt động và duy trì trạng thái ON ngay cả khi X0 đã tắt OFF.

●Khi X1 bật ON thì Y0 sẽ OFF và duy trì trạng thái OFF ngay cả sau khi X1 tự nó chuyển thành OFF.

●Quá trình xảy ra tương tự cho các M0, D0, S0.

Lệnh Timer, Counter (Out and Reset)

Dạng chung OUT và RESET của timer và Counter :

  • OUT: Điều khiển cuộn dây bộ định thời hoặc bộ đếm
  • RST(Reset): Đặt lại giá trí tác động cho bộ định thời hoặc bộ đếm.

Hoạt động của bộ định thì và bộ đếm :

Bộ định thì (Timer)

  • Các bộ định thì hoạt động bằng cách đếm các xung clock. Ngõ ra của Timer được kích hoạt khi giá trị đếm được đạt đến giá trị hằng số K. Khoảng thời gian trôi qua được tính bằng cách lấy giá trị đếm được nhân với độ phân giải của Timer.

Timer 10 ms đếm giá trị 100 khi đó khoảng thời gian trôi qua được tính như sau:

100*10ms= 100*0.01s= 1s

  • Khoảng thời gian định thì được đặt trực tiếp thông qua hằng số K, hoặc gián tiếp qua thanh ghi dữ liệu D. Thường dùng thanh ghi dữ liệu được chốt để đảm bảo không bị mất dữ liệu khi mất điện. Tuy nhiên nếu điện áp của nguồn Pin giảm quá mức thì thời gian định thì có thể bị sai.

Bộ đếm (Counter)

●Khi dùng Counter hằng số K xác định số cần đếm.

Counter với hằng số K10 sẽ phải được kích 10 lần trước khi cuộn dây Counter có điện.

Lệnh END

  • Khi đặt tên END trong chương trình có tác dụng buộc kết thúc quá trình quét chương trình hiện hành và tiến hành cập nhật các ngõ vào/ra, các bộ định thời. Thực hiện cập nhật các ngõ vào ở đầu chu kỳ quét và cập nhật các ngõ ra ở cuối chu kỳ quét.
  • Việc quét chương trình là quá trình xử lý từng lệnh trong chương trình từ đầu đến cuối. Khoảng thời gian này gọi là thời gian quét, phụ thuộc vào độ dài và sự phức tạp của chương trình. Ngay khi dòng quét hiện hành được hoàn tất thì dòng quét tiếp theo sẽ bắt đầu ngay. Toàn bộ quá trình là một chu kỳ liên tục.

Nhóm lệnh điều khiển lưu trình

Lệnh CJ :

Cấu trúc lệnh:

  • Chức năng: nhảy tới một vị trí con trỏ đích đã định trước.
  • Hoạt động : khi lệnh CJ được thực thi thì nó buộc chương trình nhảy đến vị trí đã xác định bởi con trỏ đích, có nghĩa là chương trình sẽ bỏ qua các lệnh từ sau lệnh CJ đến vị trí con trỏ đích.
  • Nhiều lệnh CJ có thể dùng cùng một con trỏ đích.
  • Bất kỳ đoạn chương trình nào bị bỏ qua thì trạng thái ngõ ra sẽ không được cập nhật ngay cả khi ngõ vào thay đổi trạng thái.
  • Các bộ định thì và bộ đếm sẽ được cố định giá trị hiện hành nếu chúng bị bỏ qua bởi lệnh CJ.
  • Các bộ đếm tốc độ cao là ngoại lệ vì chúng hoạt động độc lập với chương trình chính.
  • Lệnh CJ có thể nhảy đến bất kỳ vị trí nào trong chương trình chính hoặc sau lệnh FEND.
  • Lệnh FEND dùng để chỉ ra điểm kết thúc đầu tiên của chương trình chính để sử dụng cho chương trình con.

Lệnh CALL:

Cấu trúc lệnh :

  • Chức năng: gọi chương trình con hoạt động.
  • Hoạt động: khi lệnh CALL được thực thi nó sẽ buộc chương trình chạy chương trình con được xác định bởi con trỏ đích.
  • Lệnh CALL phải được dùng với lệnh FEND và SRET.
  • Lệnh SRET có chức năng kết thúc chương trình con hiện hành, trở về bước ngay sau lệnh CALL vừa được thực thi .
  • Nhiều lệnh CALL có thể cùng truy xuất đến một chương trình con.
  • Các chương trình con có thể có 5 mức lồng nhau (kể cả mức đầu tiên).

Nhóm lệnh So sánh

Lệnh compare :

Hoạt động: dữ liệu của S1 được so sánh với dữ liệu của S2, kết quả được trả về trong 3 bit có địa chỉ đầu là D.

  • Nếu S2 nhỏ hơn S1 thì D = On
  • Nếu S2 bằng S1 thì D+1 = On
  • Nếu S2 lớn hơn S1 thì D+2 = On

Lệnh zone compare :

Hoạt động: dữ liệu của S3 được so sánh với dãy dữ liệu (S1, S2).

  • Nếu S3 nhỏ hơn (S1, S2) thì D = On
  • Nếu S3 thuộc (S1, S2) thì D+1 = On
  • Nếu S3 lớn hơn (S1, S2) thì D+2 = On

Lệnh MOV

Hoạt động: dữ liệu của thiết bị nguồn S được sao chép đến thiết bị đích D.

Lệnh XCH

Hoạt động: dữ liệu của hai thiết bị đích D1 và D2 được hoán đổi cho nhau.

Lệnh BCD

Hoạt động: dữ liệu nhị phân trong thiết bị nguồn S được chuyển đổi sang số BCD tương ứng và lưu trong thiết bị đích D.

Lệnh BIN

Hoạt động: dữ liệu nhị phân trong thiết bị nguồn S được chuyển đổi sang số BCD tương ứng và lưu trong thiết bị đích D.

0