04/06/2018, 10:07

Tam thấp: Công dụng của cây tâm thất đối với sức khỏe

Tam thất là một trong những cây thuốc quý với rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về cây thuốc này dưới đây chúng tôi sẽ có những chia sẻ về công dụng của cây tam thất cũng như cách dùng và giải đáp một số thắc mắc thường gặp của các bạn về cây thuốc này. Nào chúng ta hãy cùng tìm ...

Tam thất là một trong những cây thuốc quý với rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về cây thuốc này dưới đây chúng tôi sẽ có những chia sẻ về công dụng của cây tam thất cũng như cách dùng và giải đáp một số thắc mắc thường gặp của các bạn về cây thuốc này. Nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tổng quan về cây tam thất

Cây tam thất có tên khoa học là: Panax pseudoginseng Wall (Panax repens Maxim), thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).

Cây tam thất còn có tên là: sâm tam thất, kim bất hoán, nhân sâm tam thất, điền thất.

Cây tam thấtCây tam thất

Bộ phận dùng:

Tam thất trồng từ 3 đến 7 năm mới thu hoạch rễ củ để làm thuốc.

Đào rễ củ về, rửa sạch đất cát, cắt tỉa rễ con, phơi hay sấy đến gần khô, lăn xoa nhiều lần cho khô.

Rễ củ hình trụ hoặc khối, hình thù thay đổi, dài khoảng 1,5 – 4 cm, đường kính 1 – 2 cm. Mặt ngoài củ màu vàng xám nhạt, trên mặt có những nét nhăn nhỏ theo chiều dọc. Khi chưa chế biến có lớp vỏ cứng bên ngoài, khó bẻ và khó cắt. Có thể tách riêng khỏi phần lõi. Củ có mùi thơm nhẹ đặc trưng của tam thất. Rễ củ trồng lâu năm, củ càng to, nặng giá trị càng cao.

Thành phần hóa học có trong rễ tam thất

Rễ củ tam thất có các chất như Acid amin, hợp chất có nhân Sterol, đường, các nguyên tố Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất Saponin: Arasaponin A, Arasaponin B. Saponin trong tam thất ít độc.

Tam thất chia làm hai loại và tam thất bắc và tam thất nam và mỗi loại lại có những công dụng khác nhau cho sức khỏe khi sử dụng.

Công dụng của tam thất bắc với sức khỏe

Tam thất bắc  thuộc họ sâm, khi ngửi bạn sẽ thấy nó có mùi giống với sâm hữu thọ hơn hẳn. Tuy nhiên, tam thất bắc lại có tính nóng hơn sâm bình thường. Thành phần của tam thất bắc bao gồm sterol, hợp chất acid amin, sắt… có các công dụng như:

– Giảm căng thẳng thần kinh, ức chế, giảm stress và giúp hồi phục lại hoạt động cho hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ và khả năng sáng tạo của mỗi người.

– Giảm các triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu do mạch não lưu thông kém.

– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp cho hệ miễn dịch của con người trở nên tốt hơn, chống lại các triệu chứng như cảm củm, sổ mũi hay sốt.

– Có khả năng kích thích thần kinh, từ đó giúp giảm tình trạng trầm uất.

– Bảo vệ tim mạch cực hiệu quả trong việc giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy.
Có tác dụng cầm máu, tiêu máu và tiêu sưng hiệu quả, nhất là khi bạn sử dụng bột tam thất.

– Giảm sự phát triển của các khối u, hạn chế sự di căn của các tế bào ung thư cũng như kéo dài hơn cuộc sống cho bệnh nhân đang mắc bệnh ung thư.

Công dụng của cây tam thấtCông dụng của cây tam thất

Công dụng của tam thất nam với sức khỏe

Tam thất nam là loại tam thất thuộc họ nhà gừng nên sẽ có vị cay nhưng không giống như gừng, nó cay nhẹ hơn. Tam thất nam bao gồm những chất như ginsenoside, tetracyclic triterpenoid saponins… với những tác dụng chính như sau:

– Kích thích tiêu hóa, điều trị các triệu chứng bệnh như đầy hơi hay khó tiêu

– Điều hòa tốt kinh nguyệt ở nữ giới.

– Bồi bổ khí huyết, giúp tăng cường lưu thông khí huyết và giảm ứ máu.

– Có tác dụng tốt trong việc điều trị viêm xoang hay là hạ sốt và giải cảm.

– Ngoài ra còn có tác dụng trị phong thấp đau nhức phần xương khớp, nhất là với người già, người cao tuổi…

Cách dùng tam thất

Ngoài những công dụng của cây tam thất thì các bạn cũng cần hiểu về cách dùng tam thất sao cho đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe.

Có rất nhiều cách dùng tam thất khác nhau như:

– Dùng dưới dạng bột sống, lát  cắt ngâm  hay dùng của tam thất mài dùng với nước. Để chữa thổ huyết, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, kiết lỵ.

– Dùng tam thấy nấu chín như hầm gà trong trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe.

– Dùng tam thất ngâm rượu để giúp tăng cường sức khỏe. Dùng củ tam thất tươi hoặc khô ngâm vào bình rượu trong vòng từ 3 – 6 tháng là có thể dùng được.

Liều lượng:

Dùng cầm máu, giảm đau nhanh, mỗi ngày uống 10 – 20 g, chia làm 4 – 5 lần. Để bổ dưỡng, mỗi ngày người lớn 5 – 6 g, chia hai lần. Trẻ em tuỳ tuổi dùng bằng 1/3 – 1/2 liều người lớn. Phụ nữ có thai không được dùng tam thất.

Câu hỏi thường gặp khi dùng tam thất

Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc mà nhiều bạn gặp phải khi dùng tam thất:

Uống tam thất có béo không? Việc dùng tam thất không làm bạn béo lên vì trong tam thất không chứa chất béo gây tích lũy mỡ thừa. Việc dùng tam thất chỉ giúp kích thích ăn uống để bạn cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn mà thôi.

Tác dụng của tam thất mật ong là gì? Tam thất mật ong giúp tăng cường và hỗ trợ hệ tiêu hóa cực hiệu quả. Đặc biệt tam thất mật ong có thể giúp trị được một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa của con người như táo bón, không đại tiện được hay đau loét dạ dày, viêm dạ dày…

Phụ nữ có thai có nên dùng tam thất không? Phụ nữ mang thai không nên dùng tam thất, chỉ nên dùng sau khi sinh để phục hồi sức khỏe tốt hơn.

Dùng tam thất như thế nào cho đúng? Tam thất là một vị thuốc bổ vì thế chỉ nên dùng một lượng vừa phải và điều độ mỗi ngày dưới 10g để giúp phát huy công dụng tốt nhất cho sức khỏe.

Cách sử dụng tam thấtCách sử dụng tam thất

Bài thuốc hay từ tam thất

Một số bài thuốc hay cho sức khỏe từ tam thất mà các bạn có thể tham khảo thêm:

– Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.

– Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.

– Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.

– Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.

– Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.

– Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây về công dụng của cây tam thất sẽ cho các thêm những thông tin hữu ích.

Xem thêm: 

Áp dụng bài thuốc từ cây xương sông chữa bệnh thấp khớp ngay tại nhà

Sử dụng cây xương cá chữa bệnh viêm xoang như thế nào cho hiệu quả?

0