Tìm hiểu về công dụng của cây lưỡi hổ trong việc chữa bệnh
Cây lưỡi hổ thường được trồng để trang trí nhà cửa cũng như là một cây phong thủy rất tốt. Tuy nhiên, đây cũng là một cây thuốc tốt cho sức khỏe mà không nhiều người biết tới. Để giúp các bạn biết thêm về công dụng của cây lưỡi hổ chúng sẽ một vài chia sẻ dưới đây. Tìm hiểu về cây lưỡi hổ ...
Cây lưỡi hổ thường được trồng để trang trí nhà cửa cũng như là một cây phong thủy rất tốt. Tuy nhiên, đây cũng là một cây thuốc tốt cho sức khỏe mà không nhiều người biết tới. Để giúp các bạn biết thêm về công dụng của cây lưỡi hổ chúng sẽ một vài chia sẻ dưới đây.
Tìm hiểu về cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ hay gọi là Lưỡi Cọp – Hổ Vĩ – Hổ Thiệt. Cây lưỡi hổ có tên khoa học là: Sansevieria hyacinthoides. Đây là loài cây mọng nước, có sức sống bền bỉ. Cây được ưa chuộng trồng nội thất vì dễ chăm sóc và bộ lá của nó rất bền, và quan trọng hơn hết là vẻ đẹp của nó.
Cây lưỡi hổĐặc điểm cây lưỡi hổ
Cây Lưỡi Hổ phát triển như loài cây lâu năm, không có thân, cây mọng nước dày từ 1,3 – 2,5 cm, lá mọc từ rễ đứng thẳng hướng lên trời. Các phiến lá đơn giản, phẳng, dài từ 30-160 cm và rộng từ 2,5-8 cm.
Lá thon nhỏ ở hai đầu, có màu xanh, viền vàng, sọc ngang màu trắng. Bề mặt lá trơn tru, không có gân lá. Lưỡi hổ có hoa nhỏ, mọc thành chum màu trắng ngà.
Đặc tính của cây lưỡi hổ
Tốc độ sinh trưởng nhanh, phù hợp với cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần. Thích hợp làm cây để bàn và cây trang trí trong nhà. Nhân giống bằng tách cây. Đặc biệt, đây là loài cây dễ trồng và dễ chăm sóc.
Cây lưỡi hổ ưa thích khí hậu ấm áp và ánh nắng, chịu bóng, chịu hạn, không chịu rét. Yêu cầu đất trồng pha cát và thoát nước tốt. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 20°C – 30°C.
Công dụng của cây lưỡi hổ trong việc chữa bệnh
Cây lưỡi hổ chữa bệnh về da
Giúp làm lành các vết bỏng, vết cháy nắng.
Gel của cây lưỡi hổ dùng để bảo vệ da, kem dưỡng da, kem chống nắng…
Chữa bệnh về răng miệng
Sử dụng để tạo ra dung dịch súng miệng vì đặc tính kháng khuẩn cao, tăng cường sức khỏe răng miệng, giảm bớt sâu răng và hôi miệng.
Làm dịu cơn suyễn
Đối với những người bị suyễn, có thể dùng gel lưỡi hổ với nước nóng sau đó hít lấy hơi nước bốc lên. Chúng tạo ra hợp chất chống viêm làm ngăn chặn cơn suyễn kéo dài giúp hô hấp dễ dàng hơn.
Trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa
Trong cây lưỡi hổ có thành phần aloin, aloe – emodin và barbaloin sẽ giúp dạ dạy được co bóp kích thích tiêu hóa tốt hơn. Bạn có thể dùng nước ép lưỡi hổ để trị chứng trào ngược dạ dày, đầy hơi, khó tiêu, nhuận tràng, lợi gan, giảm nóng trong người.
Ngoài cách công dụng lưỡi hổ trong việc chữa bệnh thì đây là cây phong thủy rất tốt trong gia đình mà các bạn không nên bỏ qua.
Ở các nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, cây lưỡi hổ tượng trung cho sức mạnh của chúa sơn lâm. Còn tại Thổ Nhĩ Kì, lưỡi hổ được ví như những con dao sắc để bảo vệ gia đình bạn khỏi những điều xấu xa.
Cây lưỡi hổ còn có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ, chống lại những điều xui xẻo và bùa chú. Lá lưỡi hổ có hình nhọn dài còn thể hiện cho sự quyết đoán, dũng mãnh, uy nghiêm và ý chí tiến lên.
Màu sắc của lưỡi hổ giúp bạn thư giãn cải thiện tâm trạng rất tốt, giảm stress sau những ngày làm việc vất vả.
Lưỡi hổ còn là món quà ý nghĩa với mong muốn cầu chúc may mắn đến vưới bạn bè, người thân. Chúc thành công với đối tác. Mừng năm mới tài lộc dồi dào. Mừng tân gia an cư lạc nghiệp.
Công dụng cuả cây lưỡi hổCách trồng và chăm sóc lưỡi hổ trong nhà
Cây lưỡi hổ trồng trong nhà rất bền liên tục trong nhiều tháng, không tốn nhiều thời gian, công sức chăm bón:
Ánh sáng: Lưỡi hổ có thể trưng bất kỳ đâu trong nhà từ chỗ tối đến nơi sáng, cây sống được cả dưới ánh đèn huỳnh quang.
Nhiệt độ: Lưỡi hổ là cây ưa khí hậu ấm, nhưng vẫn chịu được lạnh, nhiệt độ tối ưu để cây phát triển là 22-30oC, sống tốt trong môi trường điều hòa. Cây chậm phát triển khi nhiệt độ xuống dưới 10oC, kéo dài quá lâu cây dễ bị chết.
Độ ẩm: Lưỡi hổ ưa độ ẩm trung bình, nếu cao quá dễ làm thối rễ, chết cây.
Đất trồng: Lưỡi hổ sống được ở mọi loại đất, tuy nhiên trồng chậu để trong nhà nên trộn đất phù sa + xơ dừa +mùn cưa+ xỉ than+ phân hữu cơ để đỡ công chăm sóc , cây phát triển khỏe mạnh lâu dài. Đất trồng ưa thích nhất của lưỡi hổ là loại đất kiềm.
Tưới nước: Lưỡi hổ chịu hạn tốt, chịu úng kém hơn nên khi trồng trong nhà chúng ta chỉ cần tưới 1 lần/tuần vào mùa đông và 2 lần/tuần vào mùa hè. Với lượng nước khoảng 300-800ml nước tùy kích thước chậu, làm sao để xung quanh chậu ngấm đủ nước .Tốt nhất nên tưới khi thấy mặt chậu đã se khô.
Trồng lưỡi hổ khoảng 5-6 tháng mới cần cho cây ra ngoài trời quang hợp khoảng 1-2 ngày. Nên lau lá hàng tuần cho cây bằng khăn ẩm để phát huy khả năng trao đổi chất của lá.
Bón phân: để lá mượt, nên bón phân khoảng 1 tháng/ lần bằng các loại phân luân phiên,loại phân giàu potasse – thường dành cho cây xương rồng là tốt nhất.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về công dụng của cây lưỡi hổ thì sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích về những cây thuốc quý cho gia đình.
Xem thêm:
Chia sẻ về công dụng của cây ráng đối với sức khỏe con người
Công của cây me đất trong chữa bệnh khiến bạn bất ngờ