Công của cây me đất trong chữa bệnh khiến bạn bất ngờ
Cây me đất thường biết đến như một loại cỏ mọc dại, thường được người dân sử dụng như một món ăn trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, nếu biết rõ về công dụng của cây me đất chắc chắn các bạn sẽ khá bất ngờ và không nỡ bỏ qua một cây thuốc quý cho gia đình mình đâu nhé! Thử tìm hiểu xem cây me đất ...
Cây me đất thường biết đến như một loại cỏ mọc dại, thường được người dân sử dụng như một món ăn trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, nếu biết rõ về công dụng của cây me đất chắc chắn các bạn sẽ khá bất ngờ và không nỡ bỏ qua một cây thuốc quý cho gia đình mình đâu nhé! Thử tìm hiểu xem cây me đất có tác dụng gì nhé!
Tổng quan về cây me đất
Cây me đất hay có tên gọi khác là chua me còn có tên gọi khác là tạc tương thảo, rau bợ….
Cây me đấtTên khoa học
Oxalis regnellii atropurpurea. Thuộc họ chua me đất
Khu vực phân bốcủa cây me chua đất
Là một loại cây cỏ mọc hoang dại khắp nơi, loài cây này thường mọc ở những luống rau hoặc ven nhà những nơi đất cao, không bị ngập nước.
Cây phân bố ở khắp các tỉnh thành từ Bắc chí Nam.
Bộ phận dùng
Toàn bộ cây bao gồm lá, thân, rễ đều được sử dụng để làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Cây được thu hái quanh năm, người dân thường nhổ cả cây và rễ sau đó về rửa sạch phơi khô để làm thuốc (Có thể dùng cây tươi).
Có rất nhiều loại me đất, tuy nhiên loại me đất hoa vàng thường thấy ở Việt Nam nhất, và loại này cũng thường được làm thuốc trong những bài thuốc đông y chữa bệnh rất hiệu quả. Ở một số nơi, người ta còn dùng cây me đất để làm rau trong các bữa ăn.
Công dụng của cây me đất
Chua me đất hoa vàng thường được dùng để chữa một số bệnh như sổ mũi, viêm họng, viêm gan, bệnh đường niệu, suy nhược thần kinh, tăng huyết áp và một số bệnh khác như:
– Điều trị bệnh kiết lỵ
– Tác dụng lợi tiểu, điều trị chứng tiểu rắt, bí tiểu.
– Điều trị chứng viêm niệu đạo.
– Tác dụng điều hoà kinh nguyệt.
Những công dụng khác của cây me đất cho sức khỏe:
Thanh nhiệt cơ thể
Theo Đông y, rau chua me đất có vị chua, tính lạnh nên rất hiệu nghiệm trong việc thanh nhiệt cơ thể, rất phù hợp cho những người hay bị nóng trong. Bạn chỉ cần dùng rau này nấu canh ăn hoặc giã nát lấy nước uống.
Trị rôm sảy, ngứa ngáy
Khi có rôm sảy trên da hoặc da bị dị ứng ngứa ngáy, khó chịu, bạn hãy lấy lá chua me đất rửa sạch, giã nát rồi đắp trực tiếp lên da. Bạn sẽ thấy da không còn ngứa ngáy và khó chịu nữa.
Trị mụn trứng cá
Nhờ đặc tính thanh nhiệt, giải độc mà rau chua me đất hoa vàng giúp hỗ trợ đào thải độc tố trong cơ thể, giúp làn da hết mụn và sáng mịn hơn. Cách thực hiện rất đơn giản. Chị em chỉ cần lấy phần lá của cây chua me đất, rửa sạch, giã nhỏ rồi mang đi hơ nóng sau đó chườm lên vùng da bị mụn.
Công dụng của cây me đấtBài thuốc từ cây me đất
Chấn thương đau nhức do đụng dập
Chua me đất hoa đỏ 100-200 g sắc uống ngày một thang. Có thể dùng giã nát đắp tại chỗ sưng đau.
Viêm họng
Chua me đất hoa đỏ 20 g, lá xạ cạn 10 g, bồ công anh 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Viêm thận
Chua me đất hoa đỏ 100 g. Sắc uống ngày một thang.
Viêm đường tiết niệu (đái buốt, đái rắt)
Chua me đất hoa đỏ 60 g, cây mã đề 20 g, râu ngô 20 g. Sắc uống ngày một thang.
Đái đục
Chua me đất hoa đỏ tươi, thổ phục linh, mã đề mỗi thứ 20 g. Sắc uống ngày một thang.
Trĩ
Chua me đất hoa đỏ tươi, hầm với ruột già lợn ăn ngày 1 lần.
Bỏng
Chua me đất hoa đỏ tươi 20 g, lá sống đời 20 g, giã nát, đắp lên vết bỏng.
Khí hư bạch đới
Chua me đất hoa đỏ tươi, rễ cỏ xước, rễ củ gai bánh (sao) mỗi thứ 20 g, rễ bấn 16 g sao. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Lỵ
Chua me đất hoa đỏ tươi, rau sam, lá non cây cơm nguội mỗi thứ 20 g thái nhỏ. Nấu canh ăn ngày 1-2 lần. (Nếu chỉ có chua me đất hoa đỏ tươi thì phải dùng đến 100 g, nấu canh ăn hoặc giã nát vắt lấy nước uống).
Mong rằng với những chia sẻ về công dụng của cây me đất trên đây sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích.
Xem thêm:
Chia sẻ về công dụng của cây ráng đối với sức khỏe con người
Bật mí những công dụng của cây rau tần khiến bạn phải bất ngờ