25/05/2017, 00:19

Tấm lòng người chiến sĩ được thể hiện như nào trong bài cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

Đề bài: Em hãy viết bài văn để nói lên Tấm lòng người chiến sĩ được thể hiện như nào trong bài cảnh khuya của Hồ Chí Minh.  Viết về ánh trăng để bày tỏ, để dãi bày nỗi niềm, tâm sự vốn không phải một đề tài quá mới mẻ, xa lạ đối với thi ca Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhưng dùng ánh trăng để ...

Đề bài: Em hãy viết bài văn để nói lên Tấm lòng người chiến sĩ được thể hiện như nào trong bài cảnh khuya của Hồ Chí Minh.  Viết về ánh trăng để bày tỏ, để dãi bày nỗi niềm, tâm sự vốn không phải một đề tài quá mới mẻ, xa lạ đối với thi ca Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhưng dùng ánh trăng để bày tỏ tấm lòng của người chiến sĩ cách mạng thì không phải nhiều. Bởi  viết về cách mạng thì các nhà văn, nhà thơ thường viết với những ngôn từ trang trọng, nghiêm túc nếu không nói ...

Đề bài: Em hãy viết bài văn để nói lên

 Viết về ánh trăng để bày tỏ, để dãi bày nỗi niềm, tâm sự vốn không phải một đề tài quá mới mẻ, xa lạ đối với thi ca Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhưng dùng ánh trăng để bày tỏ tấm lòng của người chiến sĩ cách mạng thì không phải nhiều. Bởi  viết về cách mạng thì các nhà văn, nhà thơ thường viết với những ngôn từ trang trọng, nghiêm túc nếu không nói là có phần hơi khô khan, khuôn mẫu. Nhưng trong thơ văn của Hồ Chí Minh lại mang sắc thái khác hẳn. Viết về cách mạng nhưng Bác lại viết bằng một tình cảm chân thành, xúc động nhất, do đó mà dễ lay động đến với người đọc hơn. Và bài thơ “Cảnh khuya” là một bài thơ như vậy.

Cảnh khuya là bài thơ Bác viết khi đang làm nhiệm vụ Cách mạng ở Pác Bó. Trong hoàn cảnh dữ dội của tình cảnh Cách mạng, người chiến sĩ mà hơn hết là người lãnh đạo của cuộc Cách mạng ấy như Hồ Chí Minh càng phải cẩn trọng trong từng đường đi nước bước, cũng như phải trăn trở suy tư một cách nghiêm túc về vận nước, về con đường tiếp theo mà chúng ta sẽ đi. Dù luôn trong trạng thái căng thẳng, nghiêm túc của việc nước như vậy,nhưng với tâm hồn đầy nhạy cảm của thi sĩ, Hồ Chí Minh vẫn phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất, điều đó thể hiện được bản lĩnh của một người chiến sĩ:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Thông thường, không gian đêm khuya thường vô cùng tĩnh lặng, trầm và buồn. Nhưng trong không gian Hồ Chí Minh đang ngồi, đang quan sát thì không hoàn toàn như vậy. Trong đêm khuya vẫn vang vọng tiếng suối róc rách trong đêm, nhưng điều đặc biệt là tiếng suối không chảy một cách mạnh mẽ, rõ nét mà nó như có như không, mà trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì nó như “tiếng hát xa”. Đây là một liên tưởng đầy độc đáo, bởi nếu cảm nhận như vậy thì tiếng suối không chảy với một nhịp điệu đều đều, quán tính mà lúc bổng lúc trầm, lúc nhanh lúc chậm, tựa như tiếng hát xa vang lại. Trong âm thanh du dương của bản nhạc tự nhiên nơi rừng già ấy, hình ảnh của thiên nhiên, vạn vật cũng được Hồ Chí Minh gợi ra đầy rõ nét.

Đó chính là hình ảnh của ánh trăng soi chiếu. Nhưng sự soi chiếu này cũng không phải như bình thường mà nó có sự kết hợp, hòa quyện đến mức hài hòa với cảnh vật dưới mặt đất, cụ thể ở đây ba yếu tố là trăng, cây và hoa đã có một sự hòa quyện làm một, trở thành một chỉnh thể không thể tách rời. Ánh trăng soi chiếu vào cây cổ thụ, rồi bóng của cây cổ thụ lại phản chiếu xuống mặt đất, ôm trọn lấy hoa. Sự kết hợp đến là hài hòa, đến là tự nhiên, sự phát hiện này cũng đòi hỏi khả năng quan sát, phát hiện cũng như tình yêu của người thi sĩ đối với thiên nhiên, đất trời. Trong không gian thơ mộng với đầy đủ âm thanh và màu sắc ấy, hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên đầy rõ nét, chân thực:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Không gian cảnh khuya với những âm thanh du dương, như có như không như xa lại như dần; hình ảnh thì tuy có sự đan lồng đấy nhưng nó cũng biểu tượng cho nỗi lòng đầy rối rắm, suy tư của người chiến sĩ Cách mạng. Hình ảnh của cảnh vật đêm khuya như tấm gương phản chiếu nỗi lòng của người chiến sĩ “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”. Từ câu thơ, người đọc hình dung ra một bóng dáng con người đang đắm mình vào cảnh vật, bâng khuâng trăn trở những suy tư. Và những vấn đề cần suy nghĩ ấy có lẽ đủ lớn để khiến cho nhân vật này thao thức, mất ngủ “chưa ngủ”. Không cần phải suy đoán nhiều, vì ngay câu thơ sau thì Hồ Chí Minh đã dãi bày nỗi niềm của chính mình, về nguyên do mà đêm đã về khuya mà “chưa ngủ”, đó là bởi vì lo nỗi nước nhà.

Nếu ta đặt mình vào hoàn cảnh của Bác, vai trò lãnh đạo của Bác trong cuộc Cách mạng thì phần nào ta hiểu được nỗi lo lắng, trăn trở này. Việc nước bộn bề, chỉ cần một nước đi sai thì cách mạng có thể sẽ chìm sâu trong bế tắc, trong khủng hoảng. Vì vậy, mọi đường lối, mọi cách thức đều phải suy tính hết sức thận trọng. Là một con người giàu trí tuệ , vạch ra được những đường đi đúng đắn của cách mạng Việt Nam nhưng Hồ Chí Minh không hề chủ quan, hời hợt trong việc nước. Ngược lại, Bác rất nghiêm túc với những công việc có liên quan đến vận mệnh của dân tộc, đó chính là ý thức của một người chiến sĩ cộng sản thực thụ: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Sự suy tư, trăn trở của Bác thật đáng trân trọng, vì dân vì nước mà Bác sẵn sàng hi sinh, dâng hiến tất cả tài năng cũng như tâm hồn của mình, một lòng hướng về cách mạng.

“Cảnh khuya” là một bày thơ tràn đầy cảm xúc trữ tình, Hồ Chí Minh đã khắc họa trong đó bức tranh thiên nhiên thật đẹp, đặc biệt hơn nữa là nó được đặt trong mối quan hệ đối với con người, làm phản chiếu bức chân dung tâm hồn thật đẹp của người chiến sĩ cộng sản. Qua bài thơ ta cũng thêm hiểu hơn về con người cũng như tâm hồn thanh bạch cao đẹp của Bác.

0