Tại sao cảm giác đói lại biến mất khi bạn... "bơ" nó đi?
Bạn đang cảm thấy đói bụng nhưng không có gì để ăn? Hãy đọc một cuốn sách, cơn đói sẽ tạm qua đi. Tại sao khi bạn cực kì đói, bạn lại có thể quên nó đi nếu như bạn đang làm dở một việc gì đó với sự tập trung cao độ, ví dụ như đang đọc một quyển sách hay? Nó gần giống như việc bạn có khả năng ...
Bạn đang cảm thấy đói bụng nhưng không có gì để ăn? Hãy đọc một cuốn sách, cơn đói sẽ tạm qua đi.
Tại sao khi bạn cực kì đói, bạn lại có thể quên nó đi nếu như bạn đang làm dở một việc gì đó với sự tập trung cao độ, ví dụ như đang đọc một quyển sách hay? Nó gần giống như việc bạn có khả năng "phớt lờ" những cơn đói cho đến khi công việc ấy hoàn thành, đó là khi cảm giác đói lên đến mức đỉnh điểm.
Theo LiveScience, đây là một câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản, nhưng câu trả lợi thực ra lại khá phức tạp và khó hiểu, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết.
Khi một người trong trạng thái đói, một loạt các chuỗi sự kiện sẽ được kích hoạt và thông báo cho não biết rằng cơ thể cần đồ ăn. Một trong những sự kiện đó là một hormone có tên gọi là ghrelin - "chất vôi duy nhất có thể làm tăng sự thèm ăn và lượng thức ăn có thể đưa vào cơ thể người", theo như một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Physiology and Behavior năm 2006.
Ghrelin phần lớn được sản sinh ra trong dạ dày và tá tràng (phần đầu tiên của ruột non). Một khi đã sản sinh, ghrelin có thể vượt qua ranh giới giữa máu và não để nhắm vào một số phần nhất định của não và gây kích thích cơn đói, theo như bản nghiên cứu. Hơn nữa, ghrelin ở bên chúng ta 24/7: mức độ của nó giảm khi ta ăn, tăng cao trước bữa ăn, đạt đến nồng độ đủ để kích thích cơn đói.
Nếu bạn thực sự phân tâm, đôi khi bạn sẽ có thể quên đi cảm giác đói.
Tuy nghiên, một phát hiện lạ lùng đã cho ta thấy rằng ghrelin không phải là tác nhân cho sự hiện diện và kết thúc của cơn đói.
Trong một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Clinical Nutrition năm 2016, 59 người lớn thừa cân đã tham gia một chương trình kéo dài 8 tuần, trong thời gian đó họ ăn chay cách ngày (họ xen kẽ lần lượt giữa những ngày phải ăn chay và ngày được ăn thoải mái) Nhưng sau khi đánh giá mức độ ghrelin của những người tham dự, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng "cơn đói không liên quan đến nồng độ ghrelin... ở bất kỳ thời điểm nào", nghiên cứu viết.
Nói cách khác, khi chúng ta ăn chay, mức ghrelin tăng lên. Nhưng vì một số lí do nào đó, những người này lại báo cáo rằng họ không cảm thấy đói hơn bình thường.
Colleen Tewksbury, người quản lý chương trình giảm cân của Penn Medicine chia sẻ với LiveScience: "Thật thú vị khi câu hỏi mang tính chủ quan "Bạn đói đến cỡ nào?" không thực sự khớp với những đánh giá lâm sàng của chúng tôi".
Vậy tại sao về cơ bản con người có thể lờ đi những cơn đói? Một ý kiến dựa trên những quan sát "dân gian" cho rằng những hoạt động căng thẳng có thể làm con người không để ý đến cơn đói, Leah Groppo, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Stanford Health Care ở Palo Alto, California cho biết.
Bà nói với LiveScience: "Nếu bạn thực sự phân tâm, đôi khi bạn sẽ có thể quên đi cảm giác đói, và rồi theo thời gian cơn đói sẽ giảm đi bởi vì bạn đang cực kì tập trung vào một việc gì đó khác".
Tuy nhiên nếu như xung quanh bạn xuất hiện đủ những tín hiệu nhắc bạn nhớ về cơn đói - ví dụ như bạn đang đọc tiểu thuyết nhưng bạn lại ở cạnh bếp, và mùi thơm của bữa tối đang lan tỏa trong không khí, thì bạn nhiều khả năng sẽ nhớ ra bạn đang đói như thế nào.