28/02/2018, 16:02

Ma thuật nào đã giúp con chim này trôi lơ lửng mà chẳng cần vỗ cánh?

Con chim không hề đập cánh, nhưng vẫn trôi lơ lửng trong không trung. Hiện tượng gì đã xảy ra? Câu trả lời hóa ra đơn giản đến không ngờ. Gần đây, một đoạn video đang thực sự "phá đảo thế giới ảo", khi thu hút rất nhiều lượt xem và chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Đoạn video này được ...

Con chim không hề đập cánh, nhưng vẫn trôi lơ lửng trong không trung. Hiện tượng gì đã xảy ra? Câu trả lời hóa ra đơn giản đến không ngờ.

Gần đây, một đoạn video đang thực sự "phá đảo thế giới ảo", khi thu hút rất nhiều lượt xem và chia sẻ trên các trang mạng xã hội.

Đoạn video này được cắt từ một CCTV (camera an ninh) trước cửa một căn hộ, ghi lại cảnh một chú chim lướt qua ống kính. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, chú chim bay mà không hề vỗ cánh, chỉ giống như đang trôi lững lờ trong không trung mà thôi.

Với cảnh tượng... huyền bí như thế này, đoạn video đã nhận được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Phần lớn đều cho rằng đoạn video đã qua chỉnh sửa. Tuy nhiên, câu trả lời thực ra chính là do bản thân khả năng thu hình của chiếc camera đó.

Chú chim bay mà không hề vỗ cánh, chỉ giống như đang trôi lững lờ trong không trung mà thôi.
Chú chim bay mà không hề vỗ cánh, chỉ giống như đang trôi lững lờ trong không trung mà thôi.

Mỗi chiếc camera sẽ thu hình với 2 tiêu chí: với tốc độ cửa chập (shutter speed - thời gian thu sáng mỗi khi hoạt động) và tỉ lệ hình/giây (FPS). Shutter speed càng nhanh, các hình ảnh chuyển động nhanh trong thực tế sẽ trở nên càng chậm lại khi lên hình (và ngược lại). Còn tỉ lệ FPS cho biết số hình ảnh thu được trong mỗi giây.

Trong trường hợp này, tỉ lệ FPS gần như trùng một cách hoàn hảo với chu kỳ đập cánh của con chim. Cùng với tốc độ cửa chập quá nhanh, con chim trong video sẽ không còn đập cánh nữa, mà lơ lửng trôi như chúng ta đã thấy.

Ảo giác xuất hiện cả trong thực tế

Bản thân mắt của con người cũng có thể gây ra hiện tượng này - được gọi là "ảo giác bánh xe ngựa". Bằng chứng là khi nhìn vào các bánh xe chạy quá nhanh, ta sẽ cảm thấy bánh như ngừng lại, không quay nữa dù xe vẫn chạy.

Về cơ bản, hiện tượng này bắt nguồn từ việc não bộ không thể nhận ra những hình ảnh liên tiếp nhau, vì con người không thể quan sát tất cả mọi thời điểm của một chuyển động. Mặc dù với ảnh tĩnh, mắt có thể thu được số hình lên tới 200 FPS, nhưng khi chuyển động, con số giảm xuống chỉ còn 13 hình.

Vậy số ảnh còn lại thì làm thế nào? Não bộ đơn giản chỉ "điền vào chỗ trống". Với trường hợp của bánh xe, não sẽ lấy ngẫu nhiên một vài hình ảnh trong chuyển động, và đó là lý do vì sao bạn nhìn thấy bánh xe đứng yên, hoặc quay chậm, hoặc thậm chí là quay ngược lại so với chiều di chuyển.

0