Tại sao các vệ tinh nhân tạo lại chụp ảnh được trái đất từ rất xa?
Ảnh minh họa Với tia hồng ngoại, vì nó có bước sóng dài nên rất ít bị không khí hoặc những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí (như hơi nước chẳng hạn) tán xạ. Nếu dùng phim bắt nhạy tia hồng ngoại, ta có thể chụp được những bức ảnh của những vật ở rất xa một cách rõ nét và có ...
Ảnh minh họa
Với tia hồng ngoại, vì nó có bước sóng dài nên rất ít bị không khí hoặc những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí (như hơi nước chẳng hạn) tán xạ. Nếu dùng phim bắt nhạy tia hồng ngoại, ta có thể chụp được những bức ảnh của những vật ở rất xa một cách rõ nét và có thể chụp được về ban đêm.
Nếu chụp ảnh bằng phim hồng ngoại về ban ngày, ta phải dùng kính lọc sắc chặn tất cả những ánh sáng nhìn thấy. Chính vì những lý do này mà từ độ cao hàng trăm kilômét những vệ tinh nhân tạo vẫn chụp được ảnh rất rõ bằng tia hồng ngoại. Đối với phim ảnh thông thường, độ nét giảm đi theo khoảng cách vì không khí tán xạ ánh sáng các màu lam, tím... do đó làm mờ cảnh vật ở xa và làm cho tấm ảnh cũng bị mờ.