Vì sao con người lại chớp mắt?
Các nhà nghiên cứu phát hiện, bộ não tranh thủ nghỉ ngơi khi chúng ta chớp mắt. Theo trang Daily Mail , một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Nhật hé lộ, bộ não người luôn tận dụng những giây phút ngắn ngủi khi mắt khép hờ để giảm hoạt động. Nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại ...
Các nhà nghiên cứu phát hiện, bộ não tranh thủ nghỉ ngơi khi chúng ta chớp mắt.
Theo trang Daily Mail, một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Nhật hé lộ, bộ não người luôn tận dụng những giây phút ngắn ngủi khi mắt khép hờ để giảm hoạt động.
Nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Osaka phát hiện, sự nghỉ ngơi của trí óc kiểu này có thể kéo dài từ 1 giây cho tới vài giây trước khi bộ não khôi phục hoàn toàn sự chú ý.
Kết quả chụp quét hình ảnh, theo dõi sự lên xuống và dòng chảy của máu bên trong não người cho thấy, các khu vực liên quan đến sự tập trung chú ý đã tạm ngưng hoạt động giây lát trong khi chủ thể chớp mắt.
Bộ não sau đó chuyển sang “chế độ mặc định” hay trạng thái nhàn rỗi.
Trạng thái tương tự chỉ xuất hiện khi sự chú ý của chúng ta không xuất phát từ yêu cầu của một nhiệm vụ nhận thức như đọc hay nói, và khi chúng ta thả hồn bay bổng.
Trong trạng thái nhàn rỗi này, con người có xu hướng chiêm nghiệm cảm xúc, chẳng hạn như, chúng ta tự hỏi câu bình luận vừa rồi của một người bạn có nghĩa là gì, suy xét việc gì đó đã làm tuần trước hay tưởng tượng những gì chúng ta sẽ làm vào ngày mai.
Trong khi lắng nghe người khác hoặc đọc sách báo, trạng thái trên thường xuất hiện ở cuối một câu hoặc trong thời gian xem một bộ phim, và chúng ta nhiều khả năng nhất sẽ chớp mắt khi nhân vật chính rời cảnh hoặc khi camera chuyển hướng.
Hầu hết chúng ta mất khoảng 15 – 20 giây nghỉ ngơi trí óc như vậy mỗi phút.