09/06/2018, 23:46

Tại sao các đài thiên văn đều dùng mái vòm hình cầu? - Câu hỏi hay

Các đài thiên văn trên mặt đất đều có mái vòm hình cầu. Xin hỏi tại sao lại chọn hình này mà không phải hình khác? (Duy Nghĩa) Cụm đài thiên văn Kech tại quần đảo Hawaii. Ảnh: Space.com. ...

Các đài thiên văn trên mặt đất đều có mái vòm hình cầu. Xin hỏi tại sao lại chọn hình này mà không phải hình khác? (Duy Nghĩa)

tai-sao-cac-dai-thien-van-deu-dung-mai-vom-hinh-cau

Cụm đài thiên văn Kech tại quần đảo Hawaii. Ảnh: Space.com.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Thông thường mái vòm chỉ có một khe hở để quan sát ở ngay phía trước kính thiên văn, trong khi đó đặc điểm của kính thiên văn là nó phải xoay khắp mọi phía để quan sát chính vì vậy mái vòm phải được thiết kế để xoay theo kính thiên văn, do đó cấu trúc tổng thể của đài thiên văn sẽ có dạng hình trụ với mái vòm hình cầu, tuy nhiên không bắt buộc tất cả các đài thiên văn đều phải thiết kế mái vòm hình cầu, chẳng hạn như đài thiên văn MMT (MMT Observatory) ở Arizona có dạng hình hộp do nó được thiết kế bằng cách cho cả tòa nhà (bao gồm kính thiên văn, mái vòm và tường) đều nằm trên một khung xoay duy nhất do đó lúc này cấu trúc tòa nhà không nhất thiết phải là hình tròn. - (H.An)

Chắc tại vì mái vòm hình cầu trông giống đài thiên văn nhất. - (Sao Chổi)

Tôi không am hiểu về lĩnh vực thiên văn cho lắm nhưng theo tôi nghĩ thì có 2 vấn đề sau :1 - các đài thiên văn thường được đặt trên núi cao nên chịu tác động của gió là rất lớn nên người ta tk hình vòm (khí động học) để giảm tối đa sức ảnh hưởng của gió bão
2 - kính thiên văn quay 360° nên hình vòm dễ quay hơn
Tôi chỉ nghĩ được như vậy thôi ,.có gì chưa đúng xin bỏ qua và chỉ bảo thêm để tôi mở mang được kiến thức. Xin cảm ơn - (Mạnh Hùng Trần)

Để góc nhìn của kính viên vọng bên dưới mái nhà đc rộng hơn ( thích quay về hướng nào trên bầu trời cũng đc. - (Thai Thanh)

Câu hỏi hài hước! Để nó xoay được ạ - (Thanh Nguyen)

Trái đất không đứng yên mà tự quay xung quanh mình. Đài quan sát muốn quan sát các ngôi sao hay các sự kiện trên bầu trời phải di chuyển tương ứng theo trên 1 cái đế và di chuyển này theo một vòng cung nên các đài thiên văn phải xây hình cầu theo sự di chuyển này là tối ưu nhất. - (Lee Nguyễn)

Câu này e hổng biết?! - (Nhất Lê)

Vì nó được thiết kế để xoay quanh theo trục hoành (// với mặt đất) Giống như bạn quay đầu đó. - (Thục Nữ)

Thông thường mái nhà nếu không bằng thì cũng nghiêng, chỉ riêng mái các phòng quan trắc của đài thiên văn thì hình tròn, trông xa giống như một bánh bao lớn. Phải chăng họ làm dáng cho nó hay chỉ để trông cho lạ mắt?

Đài thiên văn khi đóng cửa sổ.
Không phải vậy, bởi mái tròn có tác dụng riêng của nó. Nhìn từ xa, nóc đài thiên văn là một nửa hình cầu, nhưng đến gần sẽ thấy trên nóc mái có một rãnh hở chạy dài từ đỉnh xuống đến mép mái. Bước vào bên trong phòng, rãnh hở đó là một cửa sổ lớn nhìn lên trời, ống kính thiên văn khổng lồ chĩa lên trời qua cửa sổ lớn này.
Kính thiên văn khổng lồ Kech ở Hawaii (khi mở cửa sổ).
Mái hình tròn của đài thiên văn được thiết kế để chuyên dụng cho kính thiên văn viễn vọng. Mục tiêu quan trắc của loại kính này nằm rải rác khắp bầu trời. Vì thế, nếu thiết kế như những mái nhà bình thường thì rất khó điều chỉnh ống kính về các mục tiêu. Trên trần nhà và xung quanh tường, người ta lắp một số bánh xe và đường ray chạy bằng điện để điều khiển nóc nhà di chuyển mọi góc độ, rất thuận tiện cho người sử dụng. Bố trí như vậy, dù ống kính thiên văn hướng về phía nào, chỉ cần điều khiển nóc nhà chuyển động đưa cửa sổ đến trước ống kính, ánh sáng sẽ chiếu tới và người quan sát có thể nhìn thấy bất cứ mục tiêu nào trên bầu trời.

Khi không sử dụng, người ta đóng cửa sổ trên nóc nhà để bảo vệ kính thiên văn không bị mưa gió. Đương nhiên, không phải tất cả các phòng quan trắc của đài thiên văn đều thiết kế mái tròn. Một số phòng quan trắc chỉ quan sát bầu trời hướng Bắc - Nam nên chỉ cần thiết kế mái nhà hình chữ nhật hoặc hình vuông. - (nguyen cong kien)

Ống kính được thiết kê để có thể xoay 360 độ theo mặt phẳng song song mặt đất & 180 độ theo mặt phẳng vuông góc với mặt đất, nhằm có thể hướng đến bất kỳ điểm nào trên bầu trời. Từ đó, chỉ có thiết kế chỏm cầu xoay và mái trượt cùng hướng với ống kính mới đáp ứng yêu cầu đặt biệt này! - (Quang Huynh)

Vì các kính thiên văn luôn phải chuyển động xoay tứ phía trên một cái đế nên cấu trúc nhà chứa phải có hình cầu để tiện xoay đóng mở cửa nhà kính và chuyển tương ứng với chuyển động xoay đó, giống như chuyển động của một khẩu pháo cao xạ.
Tại sao phải chuyển động xoay thì có 2 lý do:
1. Các vật thể cần quan sát nằm ở 4 phía, với các góc nhìn khác nhau (so với mặt đất).
2. Trái đất liên tục chuyển động xoay và chuyển động trong 1 quỹ đạo quanh mặt trời, các vật thể khác cũng có các chuyển động riêng của chúng... nên vị trí tương đối của các vật thể quan sát cũng liên tục dịch chuyển, do đó các kính thiên văn phải chuyển động ngược theo chiều di chuyển của các vật thể quan sát để bù lại sự di chuyển đó. Ví dụ: lúc 20h ta thiết lập 1 tư thế tốt để quan sát mặt trăng, thì tới 24h mặt trăng đã thay đổi vị trí nên tư thế ban đầu không còn phù hợp nữa. - (Tuanisation)

tôi đoán chắc để dễ dàng xoay trở kính thiên văn sang một góc khác, và góc nhìn bầu trời cũng rộng hơn. - (Taylor Vũ)

Hãy nhìn cách thức nó vận hành đóng mở và hướng tầm nhìn vào không gian, bạn sẻ thấy hình vòm cầu là thuận tiện hơn cả - (luong tam)

Có nhiều lý do kỹ thuật để giải thích, nhưng lý do dễ hiểu nhất là vì, hình cầu sẽ giúp tối đa được góc quan sát và hình cầu cũng giúp tránh tình trạng tồn đọng nước mưa hoặc tuyết. - (bui duc)

Làm hình cầu để tiết kiệm hơn ấy mà. - (Thông thái)

Tối ưu sự tương tác với mặt trời nhé bạn! - (Bo Nguyễn)

vì các cục này đặt ở trên cao nhiều gió, mà nó phải xoay để nhìn 360 độ. và cần phải tránh được rung động làm hình bị nhòe. hình cầu chịu được lực đẩy của gió tốt nhất. hơn nữa nó vững nhất và đẹp nhất. mình đoán vậy. - (Ho No)

Tại vì ban đầu người ta làm vậy nên bây giờ nó như vậy thôi,chứ làm hình dáng khác cũng vẫn được . - (Hải Nam Nguyễn)

1 cái camera khổng lồ - (Bình Trần Vũ Thanh)

Theo tôi hình cầu sẽ giúp cho sự quan sát và thu tín hiệu từ mọi phía đều thuận lợi và Như nhau - (Duong Le)

theo mình nghĩ là vì kính thiên văn trong đài thiên văn phải quay liên tục khi theo dõi một đối tượng. cái nhà vòm này nó có thể quay vòng vòng, và cái kính cũng đưa lên đưa xuống để có thể ở mọi vị trí, cái kính di chuyển như cái compa vậy đó, nên quỹ đão nó là hình vòng cầu. và khoảng giữa nhà vòm đó là không gian để ống kính di chuyển, còn 2 bên là những nơi để ng ta điều khiển hoặc lắp thiết bị hỗ trợ liên quan đến kính. bạn lên youtube mở các chương trình khám phá bằng kính thiên văn của nc ngoài sẽ có thấy bên trong và sẽ hiểu. thân. - (Hoa Vô Thường)

vì vậy sẽ dễ trược mái đậy kính thiên văn. - (phucthanh745)

Tại nhìn nó dễ thương :)) - (Thanh Tai Nguyen)

Hình như để dễ điều khiển khính thiên văn theo chiều lên xuống,và cũng hình như cả mái vòm hình cầu này xoay tròn được. Chắc để dễ quan sát bạn ạ! - (Đoàn Tiến)

Tại vì nó thích - (Trantrieuduc23)

Cấu trúc hình cầu là cấu trúc cung nhất, với lại kinh thiên vẫn có thể quay lên xuống 180 độ và quay trong 360 độ nên nó sẽ có cấu trúc hình tròn thời.mái vòm thi để vận hành khi mở ra. - (nguyengiathinh)

Hình nào có dạng cầu đều có thể tích lớn hơn và có khã năng tiếp nhận sóng tín hiệu tốt hơn - (Ufo)

dùng để đo vòng quả đất tầm 180 độ. - (hongvienvien)

hình cầu dễ xoay, không gian bên trong rộng thoải mái, vì đặt trên cao nên rất dễ dính sét đánh làm hình cầu giảm thiểu sét. (đỉnh nhọn hút sét, đỉnh hình cầu giảm bị sét đánh) - (Tên Thật)

Bởi vì nếu không thiết kế như thế, Ng ta nhìn vào sẽ ko biết đấy là đài thiên văn. Một lý do nhỏ nữa là để ống kính quay đuợc tự do mà ko ảnh huởng tới kết cấu toà nhà. - (mr bt)

Người ngồi trong sẽ quan sát được khoảng không, thiết kế này có thì trường rộng nhất và đều cho bất kỳ hướng nào.
Nó là lý tưởng cho việc quan sát... - (chucdx)

Khi đài xoay không thay đổi trọng tâm (đài luôn trạng thái cân bằng). - (hSaigon)

Mái vòm hình cầu che mưa tốt nhất. - (Mèo mun)

Đơn giản hình cầu giúp quan sát rộng hơn - (nhã trần)

0