Tại sao bão sẽ tan khi gặp không khí lạnh? - Câu hỏi hay
Tôi để ý thấy các cơn bão đều bị tan nếu có không khí lạnh, như Hagupit vừa rồi chẳng hạn. Vì sao? (Dau Xuan Tam) Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây ...
Tôi để ý thấy các cơn bão đều bị tan nếu có không khí lạnh, như Hagupit vừa rồi chẳng hạn. Vì sao? (Dau Xuan Tam)
Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây
Nguyên nhân chính hình thành cơn bão chính là do nhiệt độ nước biển cao, bốc hơi tại các vùng biển mà Mặt trời đi qua gần nhất. Càng nóng thì lượng hơi nước bốc hơi càng nhiều dẫn đến năng lượng cơn bão càng mạnh. Nên không khó để hiểu khi cơn bão gặp không khí lạnh tràn về, "giải nhiệt" cho nó lập tức cường độ sẽ phải giảm xuống khiến cho nó phải "giải giáp" vũ khí. - (Trương Mỹ An)
Do lạnh quá nên bão tạm nghỉ để về mặc áo ấm! - (hoang nam)
Bão sinh ra từ vùng áp thấp, áp thấp sinh ra từ vùng không khí nóng và độ ẩm cao. Không khí tại vùng đó bốc lên cao gây lên áp suât khí tại vùng đó thấp, do vậy sẽ hút không khí tại các vùng xung quanh hướng vào vùng tâm áp thấp và lớn dần tạo thành bão, khi bão đi vào vùng có khí lạnh, khí lạnh bị hút vào tâm bão làm nguội vùng trung tâm, không khí bị hạn chế bốc lên cao do vậy áp thấp bị suy yếu dần do mất năng lượng...bão tan. - (Hoang Anh)
Một cơn bão lớn hình thành phải có đủ các điều kiện: nhiệt độ cao tại đại dương, độ ẩm cao trong tầng đối lưu (troposphere, lớp khí quyển giữa mặt đất và độ cao từ 8-15 km)
Bão chỉ hình thành trên vùng đại dương nhiệt đới, nơi có vùng nước ấm, tối thiểu là 26 độ C, không khí ẩm ướt và gió hội tụ.Trên mặt biển, nếu có hai cơn mưa dông gặp nhau, những luồng gió khi gặp nhau sẽ bốc lên cao theo luồng hơi nước bốc lên mặt biển ẩm. Và ở tầng trên của lớp đối lưu, luồng khí ẩm ướt này toả ra và bắt đầu xoay theo quán tính hình thành từ chiều quay của trái đất. Nếu hiện tượng này tiếp tục thì vận tốc quay sẽ ngày càng tăng dần, những đám mây đầy hơi nước cũng lớn dần, chúng cần phải tăng tốc xoay tròn do sự tản ra khi gặp tầng bình lưu ở độ cao 16km. Và một cơn bão hình thành.
Vì vậy, chúng ta có thể liên hệ đời sống, nếu thấy chồng, hoặc xếp ở cơ quan hay đối tác “sinh nhiệt” thì đối với chồng tìm nước cam, đối với xếp và đối tác hãy chăm chú lắng nghe…sẽ có tác dụng tốt để hóa giải “cơn bão” sắp hình thành! - (Trần Tử Thiện)
Bão được hình thành do nhiệt độ nước biển cao (tính từ mặt nước đến độ sâu hơn 50 mét ít nhất là trên 26.5 °C) và vùng hình thành bão phải có áp suất khí quyển thấp để thu hút năng lượng từ những khu vực áp cao xung quanh. Khi bão di chuyển đến vùng không khí lạnh ( không khí lạnh có áp suất khí quyển rất cao ) nhiệt độ nước biển vùng đó không đủ nhiệt độ để cung cấp năng lượng cho bão, kèm theo vùng áp cao sẽ trung hòa vào vùng áp thấp của bão. Chính vì vậy bão sẽ tan. - (duongmesi)
Bản chất hình thành cơn bão là do chênh lệch lớn về áp suất không khí tại vị trí đó với khu vực xung quanh, tạo ra dòng không khí (gió) từ nơi áp suất cao về nơi áp suất thấp. Khi bão gặp không khí lạnh, thì không khí lạnh sẽ được đưa vào tâm cơn bão, dẫn đến áp suất không khí trong tâm bão tăng lên => chênh lệch áp suất không còn => gió sẽ yếu dần đi. - (Tuấn Cường Nguyễn)
Không biết. - (Nam Nguyen)
"Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy." - Google. Vậy khi có không khí lạnh thì sẽ làm giảm nhiệt độ -> bão yếu đi và tan. - (Quốc Trưởng)
Vậy ở Canada ít bão là đúng, nhưng bảo tuyết ở xứ lạnh thì sao? - (Tan Duc Nguyen)
Bão hình thành do 2 luồng ko khí nóng và lạnh gặp nhau, lúc đó nó sẽ sinh ra 1 khối áp thấp có tâm là 1 xoáy tròn như ta thường thấy nếu khối áp thấp đó dưới cấp 8 như ta thường gọi ,thì nó là áp thấp và trên 8 với sức gió trên 87km/h ta gọi là bão. Như đã nói ở trên bão là sự đối lưu giữa gió nóng và lạnh nên khi bão đi vào vùng biển nóng nó sẽ dc tiếp nhận thêm năng lượng từ không khí nóng và tiếp tục mạnh lên và nó sẽ yếu dần khi vào gần đất liền. Còn nếu nó gặp ko khí lạnh thì nó sẽ suy yếu . - (nguyenphuc hoan)
Bão hình thành bởi một vùng áp thấp ngoài biển, khi gặp áp cao lục địa nó sẽ tan. - (Tin SG)
Cháu không biết nhiều lắm nhưng mà muốn hình thành một cơn bão chắc chắn phải cần nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là lượng ẩm, tức là hơi nước bốc hơi từ mặt biển lên để tạo thành mây. Ở những vùng biển ấm ( nhiệt độ trên 26*C) thì sẽ sẽ cung cấp đủ hơi nước cho bão. Ngược lại khi bão gặp không khí lạnh tức là bão đã đi vào vùng biển lạnh nên sẽ không đủ lượng hơi nước cho bão "duy trì sức mạnh" nên bão sẽ yếu đi và tan dần.
Cũng giống như khi đi vào đất liền, bão sẽ tan nhanh vì 1 phần do ma sát với mặt đất (đồi núi, nhà cửa, cây cối...), một phần là do mặt đất cũng không cung cấp đủ hơi nước, lượng ẩm để tạo mây như trên biển :D - (Mạnh Việt Nam)
tại vì bão hình thành từ vùng biển ấm có nhiệt độ > 60 độ C. Cứ đi qua vùng biển nào có nhiệt độ ấm hơn thì bão sẽ tích năng lượng và mạnh dần nên khi bão gặp không khí lạnh thì sẽ suy yếu dần và tan đi. - (thoike.song)
Năng lượng cung cấp cho bão chính là hơi nước. Khi gặp không khí lạnh hoặc đi vào đất liền, nguồn năng lượng này mất đi vì vậy mà bão suy yếu. - (HuuanH)
thong tin huu ich! - (bacar.proo9)
Vậy tại sao bão lại quay ngược chiều kim đồng hồ nhể ? - (sytd)
Không khí lạnh không cung cấp năng lượng cho cơn bão, và còn hút đi nhiệt lượng của của các dòng khí nóng lạnh đối lưu trong cơn bão, càng làm bão giảm sức mạnh, đại loại thế... - (Hoàng Caro)
Bão nhiệt đới hình thành do luồng khí nóng trên biển gặp khí lạnh thì hạ nhiệt . Còn bão tuyết gặp lạnh thì càng mạnh. Bão hagupit là bão nhiệt đới - (Tiến Sỹ Giấy)
Một trong những điều kiện để bão được tạo thành là không khí ở tầng dưới gần các dòng nước ấm bốc lên. Vì vậy khi gặp dòng nước lạnh, không có không khí bốc lên nữa thì bão yếu dần và tan đi. - (VA)
Không khí lạnh là một vùng áp cao, bão thực chất là vùng áp thấp. Áp thấp không thể xâm nhập vào vùng áp cao được do vậy bão tan thôi... - (easy4seo)
cơn mưa ngang qua - (Mạnh Việt Nam)
Bão hình thành là do vùng không khí nóng trên biển (ban đầu hình thành vùng áp thấp, nếu tiếp tục gặp không khí nóng thì mạnh lên thành bão) nên nếu gặp vùng khí lạnh thì áp suất cân bằng lại và bão tan dần. - (LBL)
Theo tôi hiểu thì: nước biển "nóng" hay ấm và không khí "nóng" hay ấm thì đây chính là nguồn năng lượng tiếp thêm sức mạnh của cơn bão. Nguyên nhân hình thành cơn bão thì đến nay (thế kỷ 21) khoa học chưa biết tại sao? Còn khi đã hình thành thì lại dự báo được nó sẽ di chuyển như thế nào! Do đó, thường về mùa lạnh (Đông - Xuân) thì hầu như không có bão và nếu có thì cũng sẽ tan nhanh và thường là những cơn bão có cường độ yếu. - (hqleht)
bởi vì bão bản chất là các luồng khí nóng ẩm luân chuyển nên khi gặp luồng khí lạnh khô xẽ mất năng lượng, mặt khác bão đi vào vùng biển lạnh nên năng lượng giảm đi nhanh chóng và tan dần, một số trường hợp bão có thể mạnh trở lại khi gặp vùng áp cao, có luồng ko khí ẩm, và vùng biển nóng - (Nguyen Dong)
Nguyên nhân là do bão không thể hòa hợp cùng với không khí lạnh vì không lạnh mang hơi ẩm từ hai cực dày đặc va bão thì do vùng áp thâp nhiệt hình thành bão nên no không thể vào đúng vị trí mổi khi có không khí lạnh tăng cường đang nằm ở đó,nói chung la lửa va nước không thể hòa hợp - (0166)
Vậy thì bão tuyết giải thích thế nào ? - (thảo)
Bão là sự hình thành do chênh lệch áp suất, không khí nóng thì dãn nở, không khí lạnh thì co lại, nên bão là nóng mà gặp lạnh thì hết bão thôi - (Nghiep Dang Dinh)
Bản chất của bão là các luồng không khí nóng ẩm và nước biển ấm, khi gặp không khí lạnh với bản chất khô làm cho bão mất năng lượng và tan dần, do đã có không khí lạnh từ mấy ngày trước nên vùng biển mà không khí lạnh đi qua lạnh đi bão đi vào vùng biển lạnh và không khí khô xẽ nhanh chóng tan đi. trong một số trường hợp bão có thể mạnh lên khi gặp vùng áp cao có luồng không khí lạnh ẩm và vùng biển nóng - (Nguyễn đình Đông)
Câu trả lời: hỏi Mr Google! - (Phongmai0810)
Bởi vì một cơn bão hình thành là do sự chênh lệch áp suất trong khí quyển. Khi nhiệt độ tăng cao ở khu vực nào thì tại đó sẽ hình thành một khối khí có áp suất thấp, không khí ở những vùng áp suất cao lân cận đó sẽ tràn về và hình thành cơn bão. Khi cơn bão gặp một khối không khí lạnh tức là khối khí có áp suất cao, thì không khí trong khối khí lạnh sẽ nhanh chóng tràn vào cơn bão tạo cho cơn bão có trạng thái bão hòa áp suất, vì vậy sự chênh lệch áp suất là không còn và cơn bão sẽ tan. - (Lê Minh Trung)
có thể tạo bão nhân tạo ko? - (MINH LÀI)
Bão & KKL bản chất có xu hướng trần đến vùng nóng hơn, như vậy hai cậu này gặp nhau ít nhiều ma sát làm yếu đi cả hai. - (cuanhit)
có lẽ tụi nó gặp nhau rồi hẹn đi chơi ý mà ! - (literatuire)
Thức ăn của con quái vật Bão là không khí nóng,ẩm.vậy nên khi gặp không khí khô và lạnh nó không dám ăn(chắc sợ viêm họng)nên nó sẽ chết. - (Manh Quynh)
bão nhiệt đới hình thành ở khu vực có khí hậu nóng ẩm, vai trò của nhiệt độ và độ ẩm quyết định đến việc hình thành bão. khi bão di chuyển đến khu vực có không khí lạnh, ở đó nhiệt độ giảm xuống làm cho năng lượng cung cấp cho bão hoạt động yếu đi làm suy yếu hoạt động của bão, tùy thuộc vào khối không khí lạnh đó mạnh hay yếu mà bão có thể yếu đi (giảm cấp) hoặc tiêu tan (thành áp thấp nhiệt đới). - (Tuong Nguyen)