Tài liệu tập huấn kiểm tra đánh giá môn Lịch sử theo Thông tư 22
Tài liệu tập huấn kiểm tra đánh giá môn Lịch sử theo Thông tư 22 Đánh giá năng lực môn Lịch sử của học sinh Tiểu học theo TT 22 bao gồm toàn bộ nội dung trong chương trình học lớp 4 đến lớp 5 môn Lịch ...
Tài liệu tập huấn kiểm tra đánh giá môn Lịch sử theo Thông tư 22
bao gồm toàn bộ nội dung trong chương trình học lớp 4 đến lớp 5 môn Lịch sử có kèm theo bảng ma trận đề thi giúp các em học sinh có thêm tài liệu để ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi. Đồng thời đây là tài liệu chuẩn giúp các thầy cô đánh giá môn học và ra đề thi học kì cho các em học sinh. Sau đây mời các bạn học sinh cùng các thầy cô tham khảo chi tiết và tải về.
Tài liệu tập huấn kiểm tra đánh giá môn Khoa học theo Thông tư 22
Tài liệu tập huấn kiểm tra đánh giá môn Toán theo Thông tư 22
Đề cương bài giảng tập huấn về Thông tư 22
LỚP 4, GIỮA HỌC KÌ I, MÔN LỊCH SỬ
Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì I (Lớp 4)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng Lịch sử, đến giữa học kì I, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
Lượng hoá kết quả đánh giá thường xuyên dựa trên tiêu chí thể hiện qua các chỉ báo cho tất cả các Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì và cuối học kì theo quy ước sau:
– HTT: ≥ 3/4 số chỉ báo đạt mức 3, không có chỉ báo nào ở mức 1.
– HT: > 3/4 chỉ báo đạt mức 2 hoặc 3.
– CHT: ≥ 1/4 số chỉ báo chỉ đạt mức 1.
LỚP 4, CUỐI HỌC KÌ I, MÔN LỊCH SỬ
A. Nội dung chương trình
Chương trình Lịch sử lớp 4 đến hết học kì I, những nội dung đã hoàn thành:
1. Nước Đại Việt thời Lý
– Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
– Chùa nhà Lý.
– Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1072 – 1077).
2. Nước Đại Việt thời Trần
– Nhà Trần thành lập.
– Nhà Trần và việc đắp đê.
– Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
– Nước ta cuối thời Trần.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
– Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.
– Kể được vài nét về công lao của Lý Công Uẩn.
– Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý.
– Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
– Kể được vài nét về công lao Lý Thường Kiệt.
– Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
– Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp.
– Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì I (Lớp 4)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng Lịch sử, đến cuối học kì I, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
LỚP 4, GIỮA HỌC KÌ II, MÔN LỊCH SỬ
Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì II (Lớp 4)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng Lịch sử, đến giữa học kì II, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
LỚP 4, CUỐI HỌC KÌ II, MÔN LỊCH SỬ
A. Nội dung chương trình
Những nội dung đã hoàn thành:
1. Nước Đại Việt ở thế kỉ XVIII
– Nghĩa quân Tây Sơn ra Thăng Long năm 1786.
– Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789.
– Những nét chính về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung.
2. Buổi đầu thời Nguyễn
– Nhà Nguyễn thành lập.
– Kinh thành Huế.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
– Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh và công lao của vua Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
– Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
– Nêu được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước.
– Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn và nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị.
– Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì II (Lớp 4)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng Lịch sử, đến cuối học kì II, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).