14/01/2018, 20:24

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Hữu Bằng, Hải Phòng năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Hữu Bằng, Hải Phòng năm học 2016 - 2017 Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn GDCD lớp 9 có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp ...

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Hữu Bằng, Hải Phòng năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9

Để đạt được thành tích cao trong kì thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân các bạn học sinh lớp 9 ngoài việc nắm chắc kiến thức trong SGK cũng cần tham khảo và làm thêm các đề thi khác. Chính vì vậy chúng tôi đã sưu tầm và xin được gửi tới bạn: .

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 9 Phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm học 2016 - 2017

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa lần 1 năm học 2016 - 2017

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa lần 2 năm học 2016 - 2017

PHÒNG GD&ĐT KIẾN THỦY
TRƯỜNG THCS HỮU BẰNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: GDCD – LỚP 9
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: 1,5 điểm

Hội nghị cấp cao Á Âu lần thứ 5 (ASEM 5) khai mạc vào thời gian nào? Ở đâu?

Qua hội nghị trên, em hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại? Chính sách đối ngoại của Nhà nước ta hiện nay?

Câu 2: 2,0 điểm

Giải thích câu ca dao sau:

Trống chùa ai vỗ thì thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng.

Câu ca dao trên phê phán điều gì? Khuyên chúng ta điều gì? Em đã làm gì để rèn luyện phẩm chất đạo đức đó?

Câu 3: 2,0 điểm

a) Môi trường là gì? Nêu chủ đề môi trường thế giới năm 2016?

b) Hiện tượng xâm nhập mặn vào đầu mùa khô năm 2016 vừa qua gây tổn thất lớn đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, theo em nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến việc xâm nhập măn nêu trên?

Câu 4: 2,5 điểm

Hiện nay cả nước ta đang tích cực học tập và làm theo tấm cương đạo đức Hồ Chí Minh. Em hiểu như thế nào về phẩm chất đạo đức "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư"?

Câu 5: 2,0 điểm

a) Theo em, cần phải làm gì để có tình bạn trong sáng lành mạnh?

b) Trước tình trạng bạo lực học đường hiện nay, em hãy đề xuất một vài biện pháp để ngăn chặn hiện tượng này?

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9

Câu 1

  • Hội nghị cấp cao Á Âu lần thứ 5 khai mạc ngày 8/10/2004 tại hội trường Ba Đình – thủ đô Hà Nội. (0,25 điểm)
  • Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là mối quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. (0,25 điểm)
  • Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật...tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. (0,5 điểm)
  • Chính sách của Đảng và Nhà nước luôn thự hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Chính quan hệ hữu nghị đó đã làm cho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam. Từ đó ta tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với Việt Nam. (0,5 điểm)

Câu 2

  • Câu ca dao phê phán những ai có tính tham lam, tư hữu, vụ lợi. Thấy của chung tập thể thì muốn biến nó thành của riêng mình bằng mọi cách (0,25 điểm)
  • Câu ca dao khuyên chúng ta phải sống chí công vô tư. (0,25 điểm)
  • Nêu cách rèn luyện: (1,5 điểm)
    • Phải điều chỉnh hành vi, thái độ của mình theo yêu cầu của nếp sống văn hoá, bình tĩnh, ôn hoà, lễ độ.
    • Hạn chế những đòi hỏi, mong muốn, hưởng thụ cá nhân và xa lánh những cám dỗ để tránh những việc làm xấu.
    • Suy nghĩ trước và sau hành động, xem lại việc làm đó là đúng hay sai, rút kinh nghiệm và sửa chữa.

Câu 3

a. Khái niệm, chủ đề

* Khái niệm: Môi trường là toàn bộ điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó đã có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra (0,5 điểm)

* Chủ đề: Chủ đề môi trường thế giới năm 2016 là "Tiếng gọi thiên nhiên và hành động của chúng ta" (0,5 điểm)

b. Các nguyên nhân cơ bản sau: (1,0 điểm)

  • Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, mực nước biển ngày càng dâng cao nên mực nước triều trung bình vùng ven biển có xu thế tăng, dòng chảy kiệt từ thượng nguồn sông Mekong
  • Khả năng trữ nước cuối mùa mưa lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng giảm (đặc biệt là vùng Đồng Tháp Mười và vùng Tứ giác Long Xuyên)
  • Việc sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đầu mùa mưa nhiều làm giảm lượng nước trên các sông làm cho nước mặn có điều kiện xâm nhập vào đất liền
  • Các cửa sông không được bồi đắp (do lũ thấp nên lượng phù sa bồi đắp ít, lại bị xói mòn) đã tạo điều kiện cho nước mặn lên cao
  • Hệ thống rừng ngập mặn bị tàn phá nặng nề, không ngăn được tốc độ dòng chảy + gió mùa làm cho nước mặn theo dòng chảy đi sâu vào đất liền. 

Câu 4

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng về đạo đức, trong đó Bác rất chú trọng phẩm chất đạo đức của người cách mạng về "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư".

  • Cần: Là lao động cần cù, siêng năng, làm việc có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao, tự lực cánh sinh, không lười biếng ỷ lại, không dựa dẫm.
  • Kiệm: Là tiết kiệm sức lao động, thời giờ, tiết kiệm tiền của nhân dân, của nhà nước, của bản thân mình; tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi; không phô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bù.
  • Liêm: Tức là luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; phải trong sạch, không tham lam, không hám danh hám lợi, phải quang minh chính đại; không hủ hóa, không nhỏ nhen ít kỉ
  • Chính: Nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn; không tự cao tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của mình.
  • Chí công vô tư: Là công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân.
  • Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại.

Câu 5

* Để xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh, học sinh cần phải:

  • Đối với bạn bè ở lớp, ở trường và ở trong cộng đồng luôn thể hiện tình cảm, thái độ, lời nói, cách cư xử việc làm phù hợp với tình bạn trong sáng, không vì mục đích khác
  • Tôn trọng, tự hào và có ý thức giữ gìn tình bạn trong sáng lành mạnh đã có
  • Không phân biệt giới tính, dân tộc; không phân biệt giàu nghèo
  • Thể hiện lòng mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh; biết quý trọng những người có ý muốn như mình.

* Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường cần phải:

  • Mỗi học sinh cần phải xây dựng cho mình một ý thức lập trường vững chắc, tự làm chủ suy nghĩ và hành động; không để bạn bè, người xấu lôi kéo vào những hoạt động, những mối quan hệ thiếu lành mạnh.
  • Đối với gia đình: Các bậc cha mẹ thường xuyên quan tâm gần gũi con cái, theo dõi các mối quan hệ, diễn biến tâm trạng và phân tích phải trái, đúng sai giúp con mình có nhận thức đúng đắn và điều chỉnh hành vi kịp thời
  • Đối với nhà trường: Thường xuyên theo dõi, GD tính cách, hành động, hướng các em biết ứng xử tốt, biết cảm ơn, biết xin lỗi; có các biện pháp ngăn ngừa và hóa giải các mâu thuẩn nhằm tránh xảy ra bạo lực
  • Đối với xã hội: Củng cố nâng cao chất lượng môi trường xã hội văn minh tiến bộ; có các biện pháp ngăn chặn, lên án những hoạt động tác hại đến môi trường xã hội lành mạnh.
0