24/05/2018, 22:55

Tài liệu phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kết toán là báo cáo tổng hợp, cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán Biểu 1.1 Tài sản và nguồn ...

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kết toán là báo cáo tổng hợp, cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định.

Bảng cân đối kế toán

Biểu 1.1

Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
Tài sản Nguồn vốn
Tài sản lưu động Nợ phải trả
  • Vốn bằng tiền
  • Khoản phải thu
  • Tồn kho
  • Nợ ngắn hạn
  • Nợ dài hạn
Tài sản cố định Vốn chủ sở hữu
- Hữu hình- Vô hình- Hao mòn tài sản cố định- Đầu tư dài hạn -Vốn kinh doanh- quĩ và dự trữ- Lãi chưa phân phối

Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời kỳ nhất định

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Biểu 1.2

Tổng doanh thu- VAT đầu ra, thuế TTĐB đầu ra
= Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
= Lãi gộp - Chi phí bán hàng và quản lý
= Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh - Lãi (lỗ) từ hoạt động tài chính và bất thường
= Tổng lãi các hoạt động – thuế TNDN
= Thực lãi thuần của doanh nghiệp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( BCLCTT)

BCLCTT phản ánh các luồng tiền ra, vào trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

Biểu 1.3

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
Phương pháp gián tiếpLợi nhuận ròng sau thuế+ Khoản điều chỉnh: khấu hao, dự phòng...
  • Tài sản lưu động:
Các khoản phải thuHàng tồn kho± Các khoản phải trả+ Các khoản bất thường (bồi thường, phạt...)
Phương pháp trực tiếpDoanh thu bằng tiền+ Các nợ thương mại đã thu
  • Tiền đã trả công nhân, nhà cung cấp
  • Tiền lãi và thuế đã trả
± Các khoản thu chi bất thường
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
- Mua tài sản, nhà xưởng thiết bị+ Thu do bán tài sản cố định + Lãi thu được
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
+ Tiền vay, tăng vốn
  • Các khoản đi vay đã trả
  • Lãi cổ phần đã trả

1.2.2. Thuyết minh các báo cáo tài chính

Thuyết minh các báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính, đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày, giải thích một cách rõ ràng, cụ thể.

Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Kết quả phân tích này sẽ cho phép các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay có chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có những biện pháp hữu hiệu cho công tác tăng cường quản lý doanh nghiệp. Nội dung phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

  • Phân tích khái quát tình hình vốn và nguồn vốn, tình hình thu, chi trong doanh nghiệp

+ Diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn, luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp

+ Tình hình vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động

+ Các chỉ tiêu trung gian tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh

- Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính doanh nghiệp

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh hay những vướng mắc phát sinh mà doanh nghiệp gặp phải.

Thông qua xem xét tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp.

Để thấy rõ tỷ trọng của tăng loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn ta lập bảng phân tích có dạng sau:

Bảng 1.1: Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Chỉ tiêu
Số đầu năm Số cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu năm
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
A: nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
III. Nợ khác
B. Nguồn vốn CSH
I. Nguồn vốn, quỹ
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
Tổng cộng

Phân tích tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Phân tích tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét và đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên bảng cân đối kế toán về nguồn vốn và cách sử dụng vốn của doanh nghiệp

Để tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trước tiên, người ta trình bày BCĐKT dưới dạng bảng cân đối báo cáo( trình bày một phía) từ tài sản đến nguồn vốn. Sau đó so sánh số liệu cuối kỳ so với đầu kỳ trong từng chỉ tiêu của bảng cân đối để xác định tình hình tăng giảm vốn trong doanh nghiệp theo nguyên tắc:

+ Sử dụng vốn là tăng tài sản, giảm nguồn vốn

+ Nguồn vốn là giảm tài sản, tăng nguồn vốn

+ Nguồn vốn và sử dụng vốn phải cân đối với nhau

Cuối cùng tiến hành sắp xếp các chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn theo những trình tự nhất định tuỳ theo mục tiêu phân tích và phản ánh vào bảng biểu thưo mẫu sau:

Bảng 1.2: tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Biểu 1.4

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng
1. Sử dụng vốn..........Cộng sử dụng vốn2. Nguồn vốn..........
Cộng nguồn vốn

Nội dung phân tích này cho ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng( giảm) bao nhiêu? tình hình sử dụng vốn như thế nào?...

Vốn luân chuyển ( VLC ) và nhu cầu vốn luân chuyển

Vốn luân chuyển:

Vốn luân chuyển (VLC) là một phần của vốn dài hạn (VTX) dùng để tài trợ cho một phần tài sản lưu động (TSLĐ).

Kết cấu VLC phụ thuộc vào thời kỳ phân tích . Theo thông lệ, việc phân tích tài chính thường được thực hiện theo thời kỳ tính bằng năm thì kết cấu VLC là tương ứng với định nghĩa đã nêu.

Như vậy, tính từ thời điểm đánh giá, nếu thời kỳ phân tích là khoảng thời gian T thì VLC chính là phần nguồn vốn có thời hạn TV > T nhưng không dùng để tài trợ cho TSCĐ.

Cách xác định vốn luân chuyển:

VLC cũng có thể định nghĩa theo hai cách khác cho phép xác định giá trị của nó như sau:

* Tiếp cận từ phần dài hạn của bảng cân đối kế toán thì VLC là phần vốn dài hạn không dùng để tài trợ cho TSCĐ. Tiếp cận này cho thấy nguồn gốc của VLC.

VLC = Nguồn vốn dài hạn (VTX) – Tài sản cố định

= Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn

* Tiếp cận từ phần ngắn hạn của bảng cân đối kế toán thì VLC là giá trị của phần TSLĐ không được tài trợ bằng các nguồn ngắn hạn, qua đó thể hiện cách thức sử dụng VLC.

VLC = TSLĐ - Nợ ngắn hạn

VLC là một chỉ tiêu rất quan trọng cho việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết hai điều cốt yếu là: tài sản cố định của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc hay không? Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không . Thực tế VLC có thể nhận giá trị sau:

VLC > 0: trong trường hợp này thể hiện việc tài trợ các nguồn vốn là tốt. Toàn bộ tài sản cố định được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn nghĩa là một cách rất ổn định. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh.

VLC < 0: trong trường hợp này thể hiện tài sản cố định lớn hơn nguồn vốn dài hạn. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho đầu tư dài hạn. Điều này là khá nguy hiểm bởi khi hết hạn vay thì phải tìm ra nguồn vốn khác để thay thế.

VLC là một chỉ tiêu cốt yếu trong phân tích và quản lý tài chính. Theo nguyên tắc VLC phải dương, ít nhất bằng 0. Như vậy là tài sản cố định được hình thành một cách ổn định từ các nguồn vốn dài hạn và tài sản lưu động lớn hơn hoặc ít nhất bằng nợ ngắn hạn, bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Nhu cầu vốn luân chuyển (NCVLC)

Nhu cầu vốn luân chuyển là lượng vốn mà doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần của tài sản lưu động gồm hàng hoá tồn kho và các khoản phải thu.

Công thức tính như sau:

NCVLC = (Tồn kho + Phải thu ) – Phải trả

Trong thực tế có thể xảy ra những trường hợp sau:

NCVLC < 0 : tức là khoản tồn kho và các khoản phải thu nhỏ hơn khoản phải trả. Chính vì vậy, các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài dư thừa và bù đắp đủ cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần vốn để tài trợ cho chu kỳ sản xuất kinh doanh. NCVLC âm là một tình trạng rất tốt với doanh nghiệp, với ý nghĩa là doanh nghiệp được các chủ nợ ngắn hạn cung cấp vốn cần thiết cho chu kỳ sản xuất kinh doanh

NCVLC > 0: tức là tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Trong trường hợp này, các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có từ bên ngoài. Vì vậy, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho phần chênh lệch. Để giảm NCVLC biện pháp tích cực nhất là giải phóng tồn kho và giảm các khoản phải thu. Tuy nhiên khi xem xét để giảm NCVLC cần lưu ý đến các tác động ngược chiều của nó. Ví dụ nếu giảm thời gian trả chậm của khách mua hàng có thể làm giảm doanh số bán và không đạt được mục tiêu phát triển bán hàng của doanh nghiệp.

Phân tích tốc độ luân chuyển của TSLĐ (tài sản lưu động)

TSLĐ lưu thông để đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp, được tiến hành bình thường. Qua mỗi chu kỳ sản xuất, TSLĐ trải qua nhiều hình thái khác nhau.

Tốc độ luân chuyển của TSLĐ là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ. Nếu hiệu quả sử dụng TSLĐ cao thì tốc độ luân chuyển tăng, nếu hiệu quả sử dụng TSLĐ thấp thì tốc độ luân chuyển của TSLĐ giảm.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, TSLĐ vận động không ngừng. Để giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cần đẩy nhanh tộc độ luân chuyển của TSLĐ.

Số vòng quay
của TSLĐ
Tổng số doanh thu tuần
TSLĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết, trong chu kỳ kinh doanh TSLĐ quay được mấy vòng. Hiệu quả sử dụng TSLĐ tăng khi số vòng quay của TSLĐ tăng và ngược lại, khi hệ số vòng quay của TSLĐ giảm, hiệu quả sử dụng TSLĐ giảm.

Thời gian một vòng
luân chuyển
Thời gian của kỳ phân tích
số vòng quay của TSLĐ trong kỳ

Thời gian một vòng luân chuyển thể hiện số thời gian cần thiết để cho TSLĐ quay được một vòng. Thời gian càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của TSLĐ càng lớn.

Hệ số đảm nhiệm
TSLĐ
TSLĐ bình quân
Tổng doanh thu thuần

Hệ số đảm nhiệm TSLĐ càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Chỉ tiêu này cũng cho biết để có một đồng luân chuyển thì cần mấy đồng TSLĐ.

Trong đó ta có:

Tổng
doanh thu thuần
Tổng doanh
thu thuần từ hoạt động SXKD
Tổng thu nhập
thuần từ hoạt động tài chính
Tổng thu
nhập khác

Các chỉ tiêu tài chính cơ bản và ý nghĩa của chúng

Các hệ số tài chính được chia làm 4 nhóm chính, đó là:

  • Các hệ số về cấu trúc.
  • Các hệ số về khả năng thanh toán.
  • Các hệ số về hoạt động.
  • Các hệ số về khả năng sinh lợi.

Các hệ số về cấu trúc

Các hệ số cấu trúc bên tài sản:

Để đánh giá cấu trúc tài sản của doanh nghiệp ta có các hệ số sau:

  • Tỷ trọng của TSCĐ hữu hình T1

Hệ số này phụ thuộc ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, nó cho ta biết khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp nhanh hay chậm nên được xem là chỉ số đánh giá “độ ỳ” của doanh nghiệp.

  • Tỷ trọng của các khoản đầu tư tài chính dài hạn T2

Hệ số này thường chỉ đáng kể ở các doanh nghiệp tương đối lớn, nó thể hiện mối liên hệ của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác thông qua góp vốn liên doanh hay đầu tư trên thị trường chứng khoán.

  • Tỷ trọng hàng tồn kho T3

Hệ số này kém ổn định và phụ thuộc vào biến động của thị trường cũng như quyết định của chính doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp sản xuất hệ số này phụ thuộc vào đồng thời thời gian công nghệ toàn bộ và thời gian lưu kho hàng hoá.

  • Tỷ trọng các khoản phải thu T4:

Hệ số này thể hiện chính sách chính sách thương mại của doanh nghiệp và phần nào phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Tỷ trọng của tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn T5:

Hệ số này cũng có đặc điểm không ổn định. Nếu ta có hệ số này cao thì doanh nghiệp có độ an toàn cao trong thanh toán, có tính linh hoạt cao nhưng lại gây ứ đọng lãng phí vốn vì không đưa được nguồn lực tài chính này vào các hoạt động có khả năng sinh lợi cao hơn so với lãi suất của thị trường tài chính.

Các hệ số cấu trúc bên nguồn vốn:

Để đánh giá cấu trúc bên nguồn vốn ta có các hệ số sau.

  • Độ ổn định của nguồn tài trợ V1 và V2:

Trong đó vốn sử dụng thường xuyên (VTX) gồm vốn chủ sở hữu (VC) và nợ dài hạn. Như vậy ta có hệ số V2 = 1- V1 vì tổng vốn gồm vốn thường xuyên và nợ ngắn hạn. Nếu ta có hệ số V1 cao thì tình hình tài chính của doanh nghiệp là an toàn do các tài sản được tài trợ bằng các nguồn dài hạn và ngược lại nếu có hệ số V2 cao thì tình hình tài chính của doanh nghiệp là không an toàn do các tài sản được tài trợ bằng các nguồn ngắn hạn .

  • Độ tự chủ tài chính tổng quát V3 và V4:

Như vậy ta cũng có hệ số V4 = 1- V3 và V3 còn được gọi là hệ số tự chủ về vốn. Hệ số V4 cho ta thấy tỷ lệ tài sản được đầu tư bởi nguồn vốn đi chiếm dụng.

  • Độ tự chủ tài chính dài hạn V5 , V6 và V7:

Ta cũng có V6 = 1- V5 .

Ta có hệ số V7 chính là hệ số đòn bẩy dùng để xác định hiệu ứng đòn bẩy tài chính và cũng để đánh giá năng lực sinh nợ của doanh nghiệp.

Các chỉ số về khả năng thanh toán:

Đây là nhóm các chỉ số quan trọng nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua một số hệ số sau:

  • Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp so với tổng số nợ phải trả. Hệ số này càng thấp thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng kém, còn khi hệ số này lớn hơn một thì mới đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

  • Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là thương số giữa tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện mức độ đảm bảo TSLĐ với nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này xấp xỉ một thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

  • Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là khả năng thanh toán nợ ngay của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 0,5 thì có khả năng thanh toán các khoản nợ tới và quá hạn tương đối tốt còn các doanh nghiệp có hệ số này dưới 0,5 thì có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ tới và quá hạn. Trường hợp lý tưởng là doanh nghiệp có hệ số này bằng một.

Đây là nhóm các hệ số quan trọng, nó phản ánh rõ nhất tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm xem xét. Các nhà quản lý doanh nghiệp căn cứ vào nhóm các hệ số này để đưa ra các đối sách về việc có cần huy động thêm hay không các nguồn tài chính một cách thích hợp, kịp thời để đảm bảo an toàn khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

  • Hệ số nợ phải thu và nợ phải trả:

Hệ số này đối với một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh thường xấp xỉ bằng 1.Nếu hệ số này > 1 thể hiện rằng doanh nghiệp chiếm dụng được vốn của người khác còn ngược lại hệ số này <1 thể hiện doanh nghiệp bị người khác chiếm dụng vốn.

Các hệ số về hoạt động:

Các hệ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sản khác nhau.

  • Số vòng quay hàng tồn kho:

Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng tồn kho bình quân lưu chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc sản xuất kinh doanh càng được đánh giá tốt do doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn thu được doanh số cao.

  • Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:

Hệ số này phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày trong kỳ đối với một niên kim là 360 ngày.

  • Hệ số vòng quay tài sản lưu động:

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ TSLĐ quay được bao nhiêu vòng và cho ta biết ứng với một đồng TSLĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

  • Hệ số số ngày một vòng quay tài sản lưu động:

Chỉ tiêu này cho ta biết một vòng quay TSLĐ hết bao nhiêu ngày.

  • Hệ số vòng quay toàn bộ vốn (còn được gọi là vòng quay tổng tài sản):

Hệ số này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua hệ số này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, doanh thu thuần sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư.

Các hệ số về khả năng sinh lợi.

Các hệ số về khả năng sinh lợi sinh lợi luôn luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, chúng phản ánh hiệu quả kinh doanh và cũng là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai.

  • Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các nhà quản trị tài chính rất quan tâm đến lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế và có thể xem xét, đánh giá chúng thông qua hai chỉ tiêu sau:

  • Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh.

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đã bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được mấy đồng lợi nhuận. Cũng như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ta cũng tính riêng rẽ lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế với vốn kinh doanh.

  • Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE).

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu này.

Công thức xác định là:

Hệ số này cho ta biết với một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì chủ doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính DN

- Mục đích phân tích: có nhiều người quan tâm đến những khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp, do đó họ cũng chỉ quan tâm đến những thông tin khác nhau về doanh nghiệp, vì vậy, phân tích cũng có thể cho những kết quả khác nhau do yêu cầu thông tin khác nhau.

- Phương pháp phân tích: có nhiều phương pháp khác nhau để sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp, mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau, tuỳ theo yêu cầu, mục đích, thời gian...khác nhau của việc phân tích mà người ta sử dụng phương pháp phân tích phù hợp.

- Con người ( trình độ, đạo đức...): Mức độ chính xác, chất lượng của những thông tin, kết quả của quá trình phân tích quyết định phần lớn ở trình độ của người phân tích. Người có trình độ càng cao thì mức độ chính xác và đầy đủ càng cao. Bên cạnh trình độ thì cũng cần phải nhấn mạnh đến nhân tố đạo đức người phân tích: người có lương tâm, đạo đức thì kết quả phân tích chắc chắn hơn hẳn ngưòi không có lương tâm, đạo đức...

- Thời gian phân tích: có những khoản không được phản ánh kịp thời tại thời điểm phân tích và ở mỗi thời điểm khác nhau thì mức độ tác động đó là khác nhau. Do đó phân tích ở những thời điểm khác nhau thì sẽ cho kết quả khác nhau. Độ dài thời gian phân tích khác nhau cũng có thể cho kết quả khác nhau: thường thời gian càng dài thì thông tin tổng hợp càng đầy đủ, kết quả chính xác cao.

- Các thông tin

0