24/05/2018, 14:31

Tài khoản sử dụng

Để phản ánh các khoản liên quan giá bán, doanh thu và các hoá đơn khoản ghi giảm doanh thu về bán hàng cùng với doanh thu thuần về bán hàng, kế toán sử dung các khoản sau đây: TK 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch ...

Để phản ánh các khoản liên quan giá bán, doanh thu và các hoá đơn khoản ghi giảm doanh thu về bán hàng cùng với doanh thu thuần về bán hàng, kế toán sử dung các khoản sau đây:

TK 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

TK này dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng thực tế cùng các khoản giảm trừ doanh thu. Từ đó xác định DTT trong kỳ của doanh nghiệp. Nội dung ghi chép của tài khoản như sau:

Bên nợ

+ Khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại khi bán hàng và doanh thu bán hàng bị trả lại.

+ Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tính theo DTBH thực tế.

+ Kết chuyển DTT về tiêu thụ trong kỳ.

Bên có: Phản ánh tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ.

Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và chi tiết là 4 tài khoản cấp hai dưới dây:

+ TK 5111 “doanh thu bán hàng hoá”: tài khoản này được sư dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp thương mại.

+ TK 5112 “doanh thu bán các thành phẩm”: tài khoản này được sủ dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp…

+ TK 5113 “ doanh thu cung cấp dịch vụ”: tài khoản này được sử dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp dịch vụ, du lịch, vận tải, bưu điện hàng hoá, dịch vụ khoa học kĩ thuật, dịch vụ may đo, dịch vụ sửu chữa đồng hồ…

+ TK 5114 “doanh thu trợ cấp, trợ giá”: tài khoản này được sử dụng để phản ánh khoản mà nhà nước trợ cấp, trợ giá cho doanh nghiệp, trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước.

Khi phản ánh doanh nghiệp bán hàng, bên có TK 511 cần phân biệt theo từng trường hợp:

. Hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, doanh thu bán hàng ghi theo giá bán chưa thuế GTGT.

. Hàng hoá, dịch vụ thuôc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp và hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp xuất khẩu, doanh thu bán hàng ghi theo giá tính toán với người mua gồm cả thuế phải chịu .

TK 512 “doanh thu nội bộ”.

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu do bán hàng hoá, dịch vụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty hoặc tổng công ty. Nội dung phản ánh của TK 512 như sau:

Bên nợ:

+ Khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại khi bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại.

+ Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp theo DTBH nội bộ .

+Kết chuyển DTT về tiêu thụ trong kỳ.

Bên có: Phản ánh tổng doanh thu tiêu thị nội bộ trong kỳ

Tài khoản 512 cuối kỳ không có số dư và gồm 3 tài khoản cấp hai:

+ TK 5121 “doanh thu bán hàng hoá”

+ TK 5122 “doanh thu bán các thành phẩm”

+ TK 5123 “doanh thu cung cấp dịch vụ”

TK 531 " hàng bán bị trả lại”

TK này dùng để phản ánh doanh thu của số hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ, bị khách hàng trả lại do không đúng quy cách, phẩm chất hoặc do vi phạm hợp đồng kinh tế . Nội dung ghi chép của tài khoản 531 như sau:

Bên nợ: Tập hợp doanh thu của hàng hoá bị trả lại chấp nhận cho người mua trong kỳ (đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu).

Bên có: Kết chuyển số doanh thu hàng bán bị trả lại

Tài khoản 531 cuối kỳ không có số dư .

TK 532 “ giảm giá hàng bán”

Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá cho khách hàng tính trên giá bán thoả thuận. Nội dung ghi chép của tài khoản 532 như sau:

Bên nợ: Khoản giảm giá đã chấp nhận với người mua.

Bên có: Kết chuyển khoản giảm giá sang tài khoản liên quan để xác định doanh thu thuần.

Tài khoản 532 không có số dư.

TK 521 “chiết khấu thương thương mại”

Sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại chấp nhận cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận về lượng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ. Kết cấu tài khoản này như sau:

Bên nợ: Tập hợp tất cả các khoản chiết khấu thương mại chấp thuận cho người mua trong kỳ.

Bên có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại vào bên nợ tài khoản 511,512

Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và chi tiết thành 3 tiểu khoản:

+ TK 5211 “chiết khấu bán hàng”

+ TK 5212 “chiết khấu thành phẩm”

+ K 5213 “chiết khấu dịch vụ”

Bên cạnh các tài khoản phản ánh doanh thu và các khoản giảm doanh thu, để hạch toán nghiệp vụ bán hàng, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan đến việc xác định giá vốn hàng bán.

TK157 “hàng gửi bán”

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá mua của hàng hoá chuyển bán, gửi bán đại lý, ký gửi, dich vụ đã hoàn thành nhưng chưa xác định là tiêu thụ. TK 157 được mở chi tiết theo từng loại hàng hoá, từng lần gửi hàng từ khi gửi cho dến khi chấp nhận thanh toán cho doanh nghiệp. Nội dung ghi chép của TK 157 như sau:

* Với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho phương pháp kê khai thường xuyên.

Bên nợ:

+Tập hợp trị giá mua thực tế của hàng hoá đã chuyển bán hoăc giao cho bên nhận đại lý, ký gửi.

+ Giá thành thực tế dịch vụ đã hoàn thành nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.

Bên có:

+ Kết chuyển trị giá mua thực tế hàng hoáchuyển bán, gửi đại lý,

ký gửi và giá thành dịch vụ được xác định là đã tiêu thụ.

+Trị giá mua thực tế hàng hoá không bán được đã thu hồi( bi người mua, người nhận trả lại).

Số dư bên nợ: Trị giá mua hàng hoá đã gửi đi chưa được xác định là tiêu thụ.

* Với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Bên nợ: Phản ánh mua thực tế của hàng gửi đi chưa tiêu thụ cuối kỳ

Bên có: Kết chuyển trị giá mua thực tế của hàng gửi đi chưa tiêu thụ đâu kỳ

Số dư bên nợ: Trị giá mua của hàng gửi bán chưa tiêu thụ

TK 632 “ giá vốn hàng bán”

Dùng để xác định giá trị của vốn hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ tài khoản 632 có số dư và có thể mở chi tiết theo từng mặt hàng, từng dịch vụ, từng thương vụ… tuỳ theo yêu cầu cung cấp thông tin và trình độ cán bộ kế toán cũng như phương thức tính toán của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp ghi chép TK 623 như sau:

* Với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Bên nợ:

+ Tập hợp giá trị mua của hàng hoá, giá trị thực tế của dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ

+ Thiếu thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ.

Bên có:

+ Trị giá mua của hàng hoá bị người mua trả lại

+ Kết chuyển trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ trong kỳ

Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hạch toán kế toán bán hàng còn sử dụng một số các tài khoản có liên quan như TK 132, 111, 112, 156, 138, ..

0